DANH MỤC SẢN PHẨM

Tìm Hiểu Về Các Chỉ Số Chặn Tia Cực Tím (UPF) Của Sản Phẩm Chống Nắng

Nhiều người thường vẫn thường lầm tưởng rẳng quần áo càng dày thì có chỉ số chống tia cực tím càng cao. Đây là một suy nghĩ sai lầm bởi các sản phẩm có phủ chất liệu chống tia UV thì mới có tính năng chống tia UV. Để đo lường khả năng chống tia cực tím thì các giới chuyên gia thường dùng chỉ số UPF.

Chỉ số UPF

Chỉ số UPF

Khái Niệm Về Chỉ Số UPF

Chỉ số UPF là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Ultraviolet Protective Factor hay còn được biết đến như một loại chỉ số được dùng để đo lường, đánh giá các khả năng ngăn ngừa các loại tia cực tím đến từ ánh sáng mặt trời của các loại sản phẩm quần áo. Chỉ số này có nét tương đồng với loại chỉ số SPF (Sun Protection Factor), đây là một loại chỉ số dùng để đo lường, đánh giá các khả năng ngăn ngừa các loại tia cực tím đến từ ánh sáng mặt trời của các loại sản phẩm kem chống nắng.

Điểm khác biệt giữa hai loại chỉ số UPF và SPF đó chính là chỉ số SPF chỉ bao gồm về mức độ hiệu quả của quá trình chống lại loại tia UVB của kem chống nắng. Nếu các bạn chưa biết thì tia UVA được các giới chuyên gia đánh giá là loại ánh sáng có hại hơn so với tia UVB và chỉ số UPF là loại chỉ số biểu thị cho khả năng ngăn ngừa cả hai loại tia UVA và UVB của các loại sản phẩm vải.

Ngoài ra, chỉ số UPF còn cung cấp cho người sử dụng biết rằng mức độ bức xạ mà các loại tia cực tía UVA và UVB có thể tiếp cận với làn da con người của các loại sản phảm vải.

Nếu một sản phẩm vải có chỉ số UPF 50 thì có nghĩa là loại sản phẩm vải đó có khả năng ngăn chặn đến 98% bức xạ đến từ ánh nắng mặt trời và chỉ cho phép 2% trong số đó đi xuyên qua, giúp giảm thiểu đến mức gần như tối đa các nguy cơ dẫn đến vấn đề cháy nắng của người sử dụng các sản phẩm vải.

Khái niệm về chỉ số UPF

Khái niệm về chỉ số UPF

Có thể bạn chưa biết thì một sản phẩm vải phải có chỉ số UPF từ 30 trở lên mới có thể đủ điều kiện để nhận “Dấu khuyến nghị của Tổ chức Ung thư Da” về các khả năng chống bức xạ của ánh nắng mặt trời. Các loại sản phẩm vải nếu sở hữu chỉ số UPF trong khoảng từ 30 - 49 có khả năng chống tia cực tím rất tốt và đối với những loại sản phẩm vải có chỉ số UPF 50+ thì được đánh giá là có chỉ số chống tia UV tuyệt vời.

Xem thêm: Tính ứng dụng của khẩu trang hoạt tính

Những Tác Nhân Có Thể Làm Tăng Mức Chỉ Số UPF

  1. Khoảng cách giữa các sợi vải: Trong số các loại vải thì những loại vải có phần khoảng cách giữa các sợi vải lớn hơn thì sẽ có chỉ số chống tia cực tím UPF nhỏ hơn và ngược lại, phần lỗ hổng giữa các sợi vải càng nhỏ sẽ khiến cho tia UV càng khó để đi xuyên qua các loại sản phẩm vải. Bên cạnh đó, những loại vải càng dày thì sẽ càng làm tăng khả năng giảm thiểu đi đường truyền dẫn của các loại tia bức xạ mặt trời.
  2. Màu sắc: Các loại sản phẩm quần áo tối màu thì sẽ sở hữu khả năng hấp thụ nhiệt lượng từ môi trường ngoài tốt hơn so với các loại sản phẩm quần áo có màu sáng. Mặc dù là như vậy nhưng các loại sản phẩm quần áo màu tối sẽ có khả năng ngăn ngừa tia cực tím tốt hơn bởi các phẩm màu nhuộm cũng mang những tính năng tương tự như tác dụng của các loại kem chống nắng toàn thân.
  3. Chất liệu: Trong số rất nhiều loại chất liệu được dùng trong quá trình sản xuất các loại sản phẩm quần áo thì loại vật liệu polyester được đánh giá là loại vật liệu có khả năng chống tia cực tím hiệu quả nhất, tương tự như loại vật liệu nylon. Ngoài ra, các sản phẩm quần áo có chất liệu từ len hay lụa sẽ có khả năng chống tia UV ở mức độ vừa phải. Tuy nhiên, những quần áo có cấu tạo được làm từ vải tự nhiên như vải bông, rayon, vải lanh và loại vải được dệt từ các cây gai dầu thông thường sẽ sở hữu chỉ số UPF rất thấp.

Tác nhân có thể làm tăng mức chỉ số UPF

Tác nhân có thể làm tăng mức chỉ số UPF

Những Tác Nhân Có Thể Làm Giảm Mức Chỉ Số UPF

  1. Vải ướt: Đối với đại đa số các loại vải hiện đang có mặt trên thị trường thì chỉ số chống tia cực tím (UPF) sẽ bị giảm đi đáng kể nếu như chúng bị ướt. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp ngoại lệ. Chẳng hạn như các loại sản phẩm quần áo có cấu tạo từ loại vải sợi tổng hợp polyester sẽ có khả năng ngăn ngừa tia UV tốt hơn một chút trong tình trạng bị ướt.
  2. Vải mòn: Đối với các loại sản phẩm quần áo khi trải qua nhiều lần sử dụng cũng như là giặt giữ sẽ khiến cho lớp vải trở nên bị mòn và sờn lông. Điều này khiến cho khả năng chống các loại tia bức xạ đến từ ánh nắng mặt trời của các loại vải bị giảm đi đáng kể.
  3. Vải co giãn: Có thể bạn chưa biết thì những sản phẩm vải có độ co giãn càng cao thì phần khoảng cách giữa các sợi vải sẽ càng rộng hơn. Điều này khiến cho các loại tia UV có thể đi xuyên qua lớp vải một cách dễ dàng hơn.

Tác nhân có thể làm giảm chỉ số UPF

Tác nhân có thể làm giảm chỉ số UPF

Cách Đo Lường Chỉ Số UPF

Chỉ số chặn tia cực tím (UPF) thường sẽ được xác định qua quá trình thực hiện một bài kiểm tra tiêu chuẩn. Mức độ mà các loại tia cực tím có thể đi qua lớp vải sẽ được đo bằng các loại dụng cụ chuyên biệt và được thực hiện ở trong phòng thí nghiệm. Điểm khác biệt so với cách đo lường chỉ số SPF đó chính là quá trình thử nghiệm của chỉ số SPF sẽ được thực hiện trên da người.

Trong suốt quá trình thử nghiệm, các nhà khoa học sẽ đo các lượng tia UVA và UVB được truyền một cách riêng biệt, kế tiếp thì các nhà khoa học sẽ chuyển đổi những số liệu đo được thành mức chỉ số UPF bằng các công thức chuyện dụng.

Đo lường chỉ số UPF

Đo lường chỉ số UPF

Những Điều Cần Lưu Ý Về Chỉ Số UPF

  1. Chỉ số UPF là loại chỉ số chuyên biệt dành cho các loại sản phẩm quần áo có thiết kế để che phủ cũng như là bảo vệ cơ thể của người sử dụng.
  2. Một số loại quần áo có thể sẽ không đủ điều kiện để được xếp hạng chỉ số UPF nếu những loại quần áo đó không đáp ứng được khả năng che phủ của một số phần cơ thể nhất định, ví dụ như các loại áo tắm hoặc áo hở lưng,...
  3. Tại một số quốc gia có thể sẽ đưa ra những giới hạn đối với chỉ số chặn tia cực tím (UPF). Đây là cách để các nhà chính sách hạn chế tình trạng các nhà sản xuất “móc túi” người tiêu dùng hoặc là lạm dụng chỉ số UPF như là một phương diện để marketing cho các sản phẩm của họ.
Xem thêm: Những điều bạn cần biết về hiệu suất lọc khuẩn BFE của khẩu trang
Thẻ:Tin Tức

Xem thêm bài viết