DANH MỤC SẢN PHẨM

Thủ tục mở cửa hàng điện nước đúng luật, nhanh chóng bạn cần biết

Nếu bạn đang tìm hiểu thủ tục mở cửa hàng điện nước và các khoản chi phí cơ bản trong quá trình hoạt động của cửa hàng thì cùng Halana tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!

Cửa hàng điện nước

Cửa hàng điện nước

Có nên mở cửa hàng điện nước không?

Điện nước luôn luôn là lĩnh vực, ngành hàng phổ biến và được khách hàng chọn mua khá nhiều cho gia đình, doanh nghiệp, cơ quan. Nhu cầu thị trường thiết bị, vật tư điện nước luôn cao ở dù ở thành phố hay nông thôn. Thông thường những sản phẩm điện nước đáp ứng nhu cầu cho nhiều đối tượng khách hàng.

Các công trình nhà ở, khu dân cư, shop, trường học, khu công nghiệp, văn phòng làm việc, công trình xây dựng.. mới xây hay cũ đều cần mua sắm các loại thiết bị điện nước. Số lượng hàng hóa điện nước có rất nhiều chủng loại, mẫu mã nên rất có tiềm năng để khai thác.

Những mặt hàng thiết bị điện, vật tư ngành nước thiết yếu có mức giá đa dạng, phù hợp với hầu hết khách hàng trên thị trường. Cửa hàng điện nước có thể dễ để nhập hàng với số tiền bỏ ra thấp và khả năng hoàn lại vốn nhanh.

các thiết bị điện nước đều có đặc điểm là dễ bảo quản, sản phẩm tồn kho mà không lo bị hư hại theo thời gian. Sản phẩm thiết bị điện nước có thời gian cải tiến tương đối lâu và độ mới cao nên ít bị lạc hậu so với các sản phẩm khác.

Thủ tục mở cửa hàng điện nước

Thủ tục mở cửa hàng điện nước

Để kinh doanh, buôn bán sản phẩm về điện nước, bạn cần phải đăng ký ngành nghề kinh doanh tương ứng khi đăng ký. Cụ thể, trong trường hợp này, ngành nghề kinh doanh bạn phải đăng ký là lĩnh vực thương mại, buôn bán máy móc, sản phẩm. Nếu không đạt các yêu cầu đưa ra thì bạn sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bạn có thể đăng ký hộ khẩu trong quá trình mở cửa hàng để thuận tiện hơn cho các hoạt động kinh doanh. Đây là một cách mở cửa hàng thiết bị điện, vật tư ngành nước nhanh chóng và đơn giản hiện nay.

Cụ thể, bạn sẽ cần chuẩn bị các giấy tờ dưới đây để đăng ký kinh doanh:

  1. Giấy chứng nhận đăng ký hộ công thương cá thể
  2. Giấy chứng nhận đăng ký mở cửa hàng điện nước. Nội dung cần trình bày rõ ràng những thông tin liên quan: tên, ngành nghề kinh doanh, địa chỉ cửa hàng, thông tin chủ hộ (người đại diện pháp luật) vốn hoạt động,v.v. Hợp đồng thuê cửa hàng (hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Một bản sao CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của chủ cửa hàng.

Tiếp theo, bạn chuyển hồ sơ đến Phòng kinh tế UBND Quận/Huyện - nơi có địa chỉ của cửa hàng. Nếu hồ sơ đầy đủ giấy tờ và hợp lệ thì giấy phép của bạn được cấp sau đó khoảng 5 ngày làm việc. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì bạn sẽ nhận thông báo của UBND trong khoảng 5 ngày làm việc và bạn sẽ phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và nộp lại từ đầu.

Thủ tục mở cửa hàng điện nước

Thủ tục mở cửa hàng điện nước

Các khoản thuế cần đóng sau khi mở cửa hàng

Sau khi cửa hàng thiết bị điện nước hoàn tất thủ tục mở cửa hàng điện nước, bạn cần phải nộp các loại phí và thuế sau: 

  1. Thuế thu nhập cá nhân
  2. Thuế môn bài
  3. Thuế giá trị gia tăng

Các quy định chung khác

Chủ doanh nghiệp đăng ký mở cửa hàng phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và từ 18 tuổi trở lên.

Nếu cửa hàng của bạn có nhân viên (nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý, nhân viên bốc dỡ hàng, kỹ thuật viên,...), thì số lượng tối đa mà cửa hàng bạn có thể thuê là 10 nhân viên.

Khi đăng ký kinh doanh tự do, bạn chỉ được mở 1 cửa hàng. 

Trên đây là thủ tục mở cửa hàng điện nước theo hộ kinh doanh, nếu bạn muốn mở chuỗi cửa hàng hoặc mở thêm các chi nhánh thì bạn phải đăng ký và thành lập công ty theo Luật Doanh nghiệp.

Các khoản chi phí cơ bản để vận hành cửa hàng thiết bị điện nước

Để có thể xác định một cách tương đối số vốn này thì ban đầu bạn cần xác định được hướng kinh doanh, phương án kinh doanh và đặc biệt là quy mô của cửa hàng thiết bị điện nước. Để tính được vốn mở cửa hàng điện nước, bạn cần phải ước tính các chi phí cụ thể:

Chi phí thuê mặt bằng cho cửa hàng

Chi phí thuê mặt bằng sẽ khoảng 5 đến 15 triệu đồng/tháng hoặc hơn tùy từng vị trí, khu vực. Nếu bạn chọn một khu vực đông đúc, tiện lợi cho việc mua bán thì giá mặt bằng sẽ cao hơn và ngược lại. Nếu bạn đã có sẵn mặt bằng rồi thì chi phí này bạn có thể tiết kiệm được.

Chi phí nhân viên, nhân công

Chi phí trung bình của một nhân viên bán hàng hoặc giao hàng khoảng từ 8 – 20 triệu đồng, tùy từng khu vực. Nếu cửa hàng điện nước của bạn kinh doanh với quy mô nhỏ, có thể tự làm các công việc này thì bạn cũng có thể tiết kiệm được khoảng chi này. Nếu là thợ điện nước, bạn có thể tự giao hàng,lắp đặt luôn cho khách thì bạn cũng sẽ giảm được khoảng chi phí này và có thể lấy uy tín để bán và bảo hành cho khách.

Chi phí nhập sản phẩm, hàng hóa

Chi phí nhập hàng hóa, sản phẩm sẽ khó ước tính hơn những khoản chi khác bởi nó phụ thuộc vào số lượng hàng bán và thương hiệu của sản phẩm muốn nhập thuộc nhóm hàng cao cấp hay bình dân. Chi phí để nhập một lượng hàng đủ để duy trì hoạt động kinh doanh thì bạn cần phải có ít nhất 100 triệu - 500 triệu đồng.

Xem thêm: chi tiết về chi phí nhập hàng cho cửa hàng điện nước

Thiết bị, vật tư điện nước

Thiết bị, vật tư điện nước

Chi phí thiết kế, trang trí cửa hàng

Để thu hút được nhiều khách hàng thì cửa hàng điện nước cần có biển hiệu nổi bật, đèn chiếu sáng, quầy kệ trưng bày đẹp mắt. Chi phí cho những khoản này khoảng từ 20 - 40 triệu đồng. Bạn cũng có thể tiết kiệm được chi phí này nếu bạn lựa chọn được các đơn vị cung cấp phù hợp, có những chính sách hỗ trợ tốt về gói Marketing, thiết kế, thi công giá kệ miễn phí.

Kết luận

bài viết trên đây, Halana đã tổng hợp và trình bày rõ các thủ tục mở cửa hàng điện nước và chi phí cơ bản khi mở cửa hàng. Mong rằng bạn sẽ áp dụng được cho cửa hàng của mình.

Xem thêm: Các phần mềm quản lý cửa hàng điện nước hiệu quả, tiện lợi nhất
Thẻ:Tin Tức

Xem thêm bài viết