Mở cửa hàng điện nước cần bao nhiêu vốn? Đây là câu hỏi mà hàng trăm người dùng tìm kiếm mỗi tháng. Vì vậy, Halana đã tổng hợp các khoản chi phí này bên dưới để các bạn có một cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề này. Cùng theo dõi nhé!
Cửa hàng điện nước
Mở cửa hàng điện nước cần bao nhiêu vốn?
Mở cửa hàng điện nước cần bao nhiêu vốn? Chi phí đầu tư khi kinh doanh cửa hàng điện nước không phải là một con số, một khoản nhất định, nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố: mục tiêu kinh doanh, loại hàng hóa và số lượng hàng mà bạn sẽ bán…
Để có thể xác định một cách tương đối số vốn này thì ban đầu bạn cần xác định được hướng kinh doanh, phương án kinh doanh và đặc biệt là quy mô của cửa hàng. Để tính được vốn mở cửa hàng điện nước, bạn cần phải ước tính các chi phí cụ thể:
Chi phí thuê mặt bằng cho cửa hàng
Chi phí thuê mặt bằng sẽ khoảng 5 đến 15 triệu đồng/tháng hoặc hơn tùy từng vị trí, khu vực. Nếu bạn chọn một khu vực đông đúc, tiện lợi cho việc mua bán thì giá mặt bằng sẽ cao hơn và ngược lại. Nếu bạn đã có sẵn mặt bằng rồi thì chi phí này bạn có thể tiết kiệm được.
Chi phí nhân viên, nhân công
Chi phí trung bình của một nhân viên bán hàng hoặc giao hàng khoảng từ 8 – 20 triệu đồng, tùy từng khu vực. Nếu bạn kinh doanh với quy mô nhỏ, có thể tự làm các công việc này thì bạn cũng có thể tiết kiệm được khoảng chi này. Nếu là thợ điện nước, bạn có thể tự giao hàng,lắp đặt luôn cho khách thì bạn cũng sẽ giảm được khoảng chi phí này và có thể lấy uy tín để bán và bảo hành cho khách.
Chi phí nhập sản phẩm, hàng hóa
Chi phí nhập hàng hóa, sản phẩm sẽ khó ước tính hơn những khoản chi khác bởi nó phụ thuộc vào số lượng hàng bán và thương hiệu của sản phẩm muốn nhập thuộc nhóm hàng cao cấp hay bình dân. Chi phí để nhập một lượng hàng đủ để duy trì hoạt động kinh doanh thì bạn cần phải có ít nhất 100 triệu – 500 triệu đồng.
Dựa vào một số kết quả thống kê về vốn mở cửa hàng điện nước trung bình là:
Đối với cửa hàng có diện tích rộng từ 40m2 – 70m2 thì vốn đầu tư cho việc nhập sản phẩm khoảng từ 60 đến 80 triệu đồng. Ngoài ra, nếu cửa hàng đặt tại những thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh thì khoảng chi phí này có thể lên tới 100 – 200 triệu đồng với cùng diện tích và quy mô cửa hàng.
Với những cửa hàng có diện tích từ 100m2 – 200m2, bạn có thể nhập hàng từ những thương hiệu khác nhau hoặc kinh doanh theo mô hình đại lý các cấp cho các thương hiệu trên uy tín thị trường. Vì vậy, số vốn mở cửa hàng điện nước bạn cần đầu tư lúc này là khoảng trên 200 triệu đồng.
Xem thêm: 1000+ mặt hàng thiết bị điện giá tốt cho các đại lý, cửa hàng bán lẻ
Với những tiệm điện nước có diện tích khá lớn, trên 200m2 thì cần nhập số lượng hàng hóa nhiều hơn, đa dạng chủng loại hơn. Số vốn đầu tư lúc này sẽ vào khoảng từ 300 triệu đồng – trên 500 triệu đồng. Với quy mô này, bạn có thể làm đại lý cấp 1 để phân phối cho những đại lý nhỏ.
Còn những cửa có quy mô lớn hơn nữa, số vốn để mở cửa hàng điện nước có thể lên đến vài tỷ đồng, đây chỉ tính cho việc nhập hàng, điều tiết nguồn hàng. Song song đó, cửa hàng cũng cần được đầu tư hơn và xây dựng chuyên nghiệp hơn.
Nếu cá nhân hay doanh nghiệp bạn mới bắt tay vào kinh doanh lĩnh vực thiết bị, vật tư ngành nước, thiết bị điện thì đầu tiên, bạn nên tập chung nhập những mặt hàng cơ bản, sau đó đa dạng dần những mặt hàng dựa vào nhu cầu của khách hàng để tránh trường hợp lượng tồn kho lớn.
Rất nhiều sản phẩm cần có của một cửa hàng điện nước
Chi phí thiết kế, trang trí cửa hàng
Để thu hút được nhiều khách hàng thì cửa hàng điện nước cần có biển hiệu nổi bật, đèn chiếu sáng, quầy kệ trưng bày đẹp mắt. Chi phí cho những khoản này khoảng từ 20 – 40 triệu đồng. Bạn cũng có thể tiết kiệm được chi phí này nếu bạn lựa chọn được các đơn vị cung cấp phù hợp, có những chính sách hỗ trợ tốt về gói Marketing, thiết kế, thi công giá kệ miễn phí.
Xem thêm: Các phần mềm quản lý cửa hàng điện nước hiệu quả, tiện lợi nhất
Thủ tục mở cửa hàng điện nước
Đối với hộ kinh doanh
Bước 1:cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ đăng ký
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể cửa hàng điện nước;
- Bản sao hộ chiếu/CCCD/CMND của chủ hộ;
- Bản sao những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như hợp đồng thuê nhà, sổ đỏ hoặc hợp đồng mượn nhà;
- Văn bản ủy quyền cho người đại diện để nộp hồ sơ thành lập.
Bước 2: tiến hành nộp hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập
Cá nhân đến cơ quan đăng ký giấy phép kinh doanh cấp huyện tại nơi đặt cửa hàng điện nước để cơ quan tiến hành tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký.
Trong thời hạn tối đa 3 ngày làm việc, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét hồ sơ và giải quyết theo 2 trường hợp:
- Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, hộ kinh doanh sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký.
- Nếu hồ sơ thiếu sót cần phải điều chỉnh thì cơ quan tại nơi đăng ký kinh doanh sẽ gửi hướng dẫn bổ sung hoặc sửa đổi bằng văn bản. Sau đó, bạn cần điều chỉnh hồ sơ nhanh chóng để nộp lại từ đầu.
Thủ tục mở tiệm điện nước
Đối với doanh nghiệp
Bước 1: cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ đăng ký
- Điều lệ của công ty sản xuất, cung cấp thiết bị điện nước;
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty;
- Danh sách thành viên (cổ đông) sáng lập;
- Bản sao hộ chiếu/CCCD/CMND của người đại diện pháp luật;
- Bản sao hộ chiếu/CCCD/CMND của các cổ đông hoặc các thành viên sáng lập;
- Văn bản ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ thành lập.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin mở công ty kinh doanh, sản xuất thiết bị điện tử
Cũng như hộ kinh doanh, bạn cần gửi hồ sơ nhanh chóng và đầy đủ về Phòng Đăng ký kinh doanh tại Sở KH&ĐT; sau đó chờ kết quả từ 3 đến 5 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan nhận đủ hồ sơ.
Sở KH&ĐT sẽ gửi lại hồ sơ và kết quả thông qua Bưu điện Việt Nam, thay vì thông báo cho doanh nghiệp đến trực tiếp cơ quan đăng ký kinh doanh nhận kết quả như lúc trước.
Kết luận
Bài viết trên đây đã giải đáp được thắc mắc “mở cửa hàng điện nước cần bao nhiêu vốn?”. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích và hỗ trợ bạn trong quá trình mở cửa hàng. Theo dõi Halana thường xuyên để cập nhật nhiều kiến thức thú vị và bổ ích nhé!
Xem thêm: 5 website bán hàng online uy tín nhất Việt Nam hiện nay