DANH MỤC SẢN PHẨM

Logistics là gì? Tìm hiểu sơ lược về Logistics

Trong đời sống và sản xuất chúng ta thường nghe cụm từ “Logistics”. Vậy Logistics là gì? Trong bài viết này Halana sẽ chia sẻ về Logistics và các thông tin xung quanh chúng để bạn hiểu rõ hơn về Logistics nhé! Mời bạn cùng theo dõi!

Logistics là gì?

Logistics được sử dụng rộng rãi để chỉ quá trình điều phối và di chuyển các nguồn lực, bao gồm con người, nguyên vật liệu, hàng tồn kho và thiết bị, từ một địa điểm đến kho lưu trữ tại điểm đến mong muốn. Mục tiêu của logistics là di chuyển sản phẩm một cách hiệu quả và an toàn từ điểm A đến điểm B với chi phí thấp nhất và dịch vụ tốt nhất.

Logistics là gì?

Logistics là gì?

Logistics ban đầu là một thuật ngữ quân sự được sử dụng để chỉ cách quân nhân lấy, cất giữ và di chuyển thiết bị và vật tư. Thuật ngữ này hiện được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là bởi các công ty trong lĩnh vực sản xuất, để chỉ cách các nguồn lực được xử lý và di chuyển dọc theo chuỗi cung ứng.

Phân loại logistics

Theo phạm vi và mức độ quan trọng

  1. Logistics kinh doanh: là một phần của quá trình chuỗi cung ứng, nhằm hoạch định thực thi và kiểm soát một cách hiệu quả và hiệu lực các dòng vận động và dự trữ sản phẩm, dịch vụ và thông tin có liên quan từ các điểm khởi đầu đến điểm tiêu dùng nhằm thõa mãn những yêu cầu của khách hàng.
  2. Logistics quân đội: là việc thiết kế và phối hợp các phương diện hỗ trợ và các thiết bị cho các chiến dịch và trận đánh của lực lượng quân đội. Đảm bảo sự sẵn sàng, chính xác và hiệu quả cho các hoạt động này.
  3. Logistics sự kiện: là tập hợp các hoạt động, các phương tiện vật chất kỹ thuật và con người cần thiết để tổ chức, sắp xếp lịch trình, nhằm triển khai các nguồn lực cho một sự kiện được diễn ra và kết thúc tốt đẹp.
  4. Dịch vụ logistics: bao gồm các hoạt động thu nhận, lập phương trình, và quản trị các điều kiện cơ sở vật chất, tài sản, con người, và vật liệu nhằm hỗ trợ và duy trì cho các quá trình dịch vụ hoặc hoạt động kinh doanh.
Xem thêm: Dịch vụ Logistics là gì? Những dịch vụ Logistics tại Việt Nam

Theo vị trí của các bên tham gia

  1. Logistics bên thứ nhất (1PL): là hoạt động logistics do người chủ sở hữu sản phẩm, hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện để đáp ứng nhu cầu của bản thân doanh nghiệp.
  2. Logistics bên thứ hai (2PL): chỉ hoạt động logistics do người cung cấp dịch vụ logistics cho một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi cung ứng để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng.
  3. Logistics bên thứ ba (3PL): là người thay mặt chủ hàng tổ chức thực hiện và quản lí các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng.

Theo quá trình nghiệp vụ chia thành 3 nhóm cơ bản

  1. Hoạt động mua: là các hoạt động liên quan đến việc tạo ra các sản phẩm và nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp bên ngoài. Mục tiêu chung mua là hỗ trợ các nhà sản xuất hoặc thương mại thực hiện tốt các hoạt động mua hàng với chi phí thấp.
  2. Hoạt động hỗ trợ sản xuất: tập trung vào hoạt động quản trị dòng dư trữ một cách hiệu quả giữa các bước trong quá trình sản xuất. Hỗ trợ sản xuất không trả lời câu hỏi phải là sản xuất như thế nào mà là cái gì, khi nào và ở đâu sản phẩm sẽ được tạo ra.
  3. Hoạt động phân phối ra thị trường: liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ khách hàng. Mục tiêu cơ bản của phân phối là hỗ trợ tạo ra doanh thu qua việc cung cấp mức độ dịch vụ khách hàng mong đợi có tính chiến lược ở mức chi phí thấp nhất.

Phân loại Logistics

Phân loại Logistics

Theo hướng vận động vật chất

  1. Logistics đầu vào: toàn bộ các hoạt động hỗ trợ dòng nguyên liệu đầu vào từ nguồn cung cấp trực tiếp cho tới các tổ chức.
  2. Logistics đầu ra: toàn bộ các hoạt động hỗ trợ dòng sản phẩm đầu ra cho tới tay khách hàng tại các tổ chức.
  3. Logistics ngược: bao gồm các dòng sản phẩm, hàng hóa hư hỏng, kém chất lượng, dòng chu chuyển ngược của bao bì đi ngược chiều trong kênh logistics.

Theo đối tượng hàng hóa

Các hoạt động logistics cụ thể gắn liền với đặc trưng vật chất của các loại sản phẩm. Do đó các sản phẩm có tính chất, đặc điểm khác nhau đòi hỏi các hoạt động logistics không giống nhau. Điều này cho phép các ngành hàng khác nhau có thể xây dựng các chương trình, các hoạt động đầu tư, hiện đại hóa hoạt động logistics theo đặc trưng của loại sản phẩm tùy vào mức độ chuyên môn hóa, hình thành nên các hoạt động logistics đặc thù với các đối tượng hàng hóa khác nhau như :

  1. Logistics hàng tiêu dùng ngắn ngày.
  2. Logistics ngành oto.
  3. Logistics ngành hóa chất.
  4. Logistics hàng đi tử.
  5. Logistics ngành dầu khí.

Cấu tạo của Logistics

Logistics bao gồm năm thành phần thiết yếu. Các công ty hậu cần chịu trách nhiệm thực hiện từng bộ phận này ở mức độ chính xác cao nhất. Dưới đây là năm thành phần quan trọng trong công việc của bất kỳ nhà hậu cần nào.

Hoạch định nhu cầu

Để đảm bảo thực hiện đơn đặt hàng của khách hàng, hoạch định nhu cầu là một chức năng hậu cần thiết yếu. Bằng cách đặt hàng đúng số lượng, đúng giá và huy động phương tiện vận chuyển phù hợp, nhu cầu của khách hàng được đáp ứng và bảo vệ lợi nhuận.

Lưu trữ và nguyên liệu

Bởi vì nhu cầu là không thể đoán trước, điều quan trong là phải có hàng hóa dư thừa ở chế độ chờ cho đến khi người tiêu dùng yêu cầu. Các nhà kho chịu trách nhiệm lưu trữ, chăm sóc, thu hồi, đóng gói và thống nhất hàng hóa. Hệ thống quản lý kho hàng (WMS) tối ưu hóa khả năng lưu trữ, thiết bị ( ví dụ: xe nâng), tốc độ truy xuất và quy trình lưu kho.

Logistics gồm 5 thành phần cấu tạo

Logistics gồm 5 thành phần cấu tạo

Quản lý tồn kho

Quản lý hàng tồn kho là quá trình kiểm soát luồng hàng hóa ra vào kho hàng. Nó chỉ đinh lượng hàng cần nắm giữ và vị trí đặt nó bằng cách sử dụng dữ liệu được nhắm mục tiêu để dự đoán nhu cầu của người tiêu dùng.

Xem thêm: Kho hàng và những điều cần phải biết

Quản lý vận tải

Logistics liên quan đến việc huy động các phương thức vận tải khác nhau để di chuyển hàng hóa từ giai đoạn này sang giai đoạn tiếp theo của chuỗi cung ứng. Hàng hóa có thể cần phải di chuyển bằng các phương tiện đường bộ, tàu chở hàng, vận chuyển hoặc thậm chí di chuyển bằng đường hàng không cho các chuỗi cung ứng đường dài.

Hợp nhất là quá trình các công ty vận chuyển hoặc hãng vận tải kết hợp nhiều lô hàng nhỏ hơn trong một. Điều này tăng tốc độ giao hàng và tiết kiệm chi phí.

Kiểm soát

Logistics là một quy trình hoạt động phức tạp, đòi hỏi nhiều thông tin chính xác để đạt được hiệu quả. Dự báo nhu cầu, thời gian vận chuyển và hàng tồn kho là rất quan trọng để duy trì các hoạt động trong một khoảng thời gian chặt chẽ.

Ứng dụng của logistics

  1. Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế trong một quốc gia và toàn cầu qua việc cung cấp nguyên liệu, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường.
  2. Tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất, kinh doanh từ khâu đầu vào đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
  3. Tiết kiệm và giảm chi phí trong lưu thông phân phối.
  4. Quan hệ giữa chức năng logistics với chức năng sản xuất.
  5. Logistics nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
  6. Logistics tạo ra giá trị gia tăng về thời gian và địa điểm.
  7. Logistics cho phép doanh nghiệp di chuyển hàng hóa và dịch vụ hiệu quả đến khách hàng.
  8. Logistics có vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là một nguồn lợi tiềm tàng cho doanh nghiệp.

Logistics được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống

Logistics được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống

Dịch vụ cho thuê kho - InterLOG

Một trong những công ty Logistics chuyên về dịch vụ cho thuê kho xưởng là InterLOG. InterLOG là doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ logistics và tư vấn giải pháp chuỗi cung ứng toàn diện với gần 20 năm kinh nghiệm thực chiến trong và ngoài nước. Interlog kiên tâm với sứ mệnh đem lại các dịch vụ chất lượng và những giải pháp tiên tiến có giá trị bền vững cho chuỗi cung ứng của khách hàng, đối tác và cộng đồng.

dịch vụ cho thuê kho của Interlog

Dịch vụ cho thuê kho xưởng cho doanh nghiệp InterLOG

Hiện tại, InterLOG đã có hệ thống kho gần 10000m2 tại các khu vực chiến lược giữa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh với các KCN Lê Minh Xuân, Tân Tạo... và đặc biệt là sát tuyến đường quốc lộ 1A - trục đường kết nối với miền tây, giúp các phương tiện giao thông di chuyển dễ dàng và thuận lợi.

Chi tiết về dịch vụ cho thuê kho và phân phối của InterLOG:

  1. Quản lý và cho thuê kho xưởng: Hàng nhập kho sẽ được lưu trữ an toàn, đi kèm các dịch vụ như soạn hàng, kiểm đếm, đóng gói, xếp dỡ, dán nhãn hoặc các dịch vụ khác theo yêu cầu riêng của khách hàng. Đặc biệt, InterLOG đã ứng dụng phần mềm quản lý kho WMS để đảm bảo quy trình quản lý xuất nhập tồn kho được chi tiết, chính xác và hiệu quả.
  2. Phân phối hàng hóa: có nhiều đối tác vận chuyển tại khu vực miền Nam giúp quá trình vận chuyển diễn ra nhanh chóng và tiện lợi cho khách hàng.
  3. Hoàn tất đơn hàng (Fulfillment): thiết lập quy trình hoàn chỉnh, cung cấp tất cả các dịch vụ (tồn kho, xử lý đơn hàng, giao hàng, nhận tiền, xử lý các yêu cầu sau bán,..) giúp tối ưu hoạt động kinh doanh và số hóa các giao dịch thương mại cho doanh doanh nghiệp.
  4. Dịch vụ gia tăng: Cung cấp thêm các dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, các chứng từ có liên quan đến hàng hóa, dịch vụ đóng kiện phù hợp với từng loại sản phẩm.
Xem chi tiết gói dịch vụ tại: Dịch vụ cho thuê kho và phân phối

Kết luận

Như vậy, trên đây là những kiến thức về Logistics mà Halana muốn gửi đến mọi người đang học tập, hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp. Hi vọng những thông tin bổ ích này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Logistics và những kiến thức xoay quang nó. Đừng quên theo dõi Halana để biết nhiều thông tin bổ ích và thú vị hơn nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Thẻ:Tin Tức

Xem thêm bài viết