DANH MỤC SẢN PHẨM

Khả Năng Chống Trượt SRA, SRB, SRC Khác Nhau Như Thế Nào?

Hiện tại có 3 tiêu chuẩn chống trượt chính đối với các giày bảo hộ lao động là SRA, SRB và SRC nhưng không phải ai cũng biết sự khác biệt giữa 3 tiêu chuẩn này là gì. Bài viết này sẽ mang lại cho bạn những thông tin cơ bản cũng như là điểm khác biệt giữa các loại tiêu chuẩn chống trơn trượt này.

sra, srb, src

Khả năng chống trượt SRA, SRB, SRC

Các Tác Nhân Cơ Bản Gây Ra Hiện Tượng Trơn Trượt

Hiện nay có rất nhiều ngành nghề phải làm việc trong những điều kiện môi trường với nhiều tác nhân gây trơn trượt. Vì thế việc sở hữu cho mình một đôi giày bảo hộ lao động được tích hợp khả năng chống trơn trượt là một điều hoàn toàn thiết yếu đối với những người lao động nhằm mục đích giảm thiểu những nguy cơ, rủi ro tai nạn không đáng có gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân cũng như là hiệu suất lao động.

Các yếu tố dẫn đến các hiện tượng trơn trượt thường rất đa dạng:

  1. Giày bảo hộ lao động không được tích hợp tính năng chống trơn trượt.
  2. Mặt phẳng di chuyển có chứa các tác nhân dễ gây trơn trượt như dầu nhớt hay mỡ.
  3. Các yếu tố thời tiết như mưa gió, băng tuyết.
  4. Điều kiện làm việc tại các môi trường có sàn nhà làm bằng những loại chất liệu như bê tông, gạch men, thép, gỗ, kính, cao su, vinyl,...

Với các tác nhân nguy hiểm kể trên càng làm tăng thêm phần quan trọng của các sản phẩm giày bảo hộ lao động bởi đó là những sản phẩm được tạo ra để bảo vệ người lao động tránh khỏi các tai nạn nghề nghiệp không đáng có.

Xem thêm: Đặc tính nổi bật cuảt vải Coolmax

Tầm Quan Trọng Của Tính Năng Chống Trượt Trên Những Đôi Giày Bảo Hộ Lao Động

Mỗi một tính năng được trang bị bên các sản phẩm giày bảo hộ lao động đều mang cho mình một ý nghĩa quan trọng riêng biệt và tính năng chống trượt cũng không phải là một ngoại lệ. Đây là một tính năng được tích hợp vào những sản phẩm giày bảo hộ lao động nhằm mục đích đảm bảo sự hoàn thiện hơn về các tính năng cần phải có trong một đôi giày bảo hộ đạt tiêu chuẩn.

tính năng chống trượt giày bảo hộ

Tầm quan trọng của tính năng chống trượt trên những đôi giày bảo hộ lao động

Thông thường, bạn sẽ không gặp phải bất cứ vấn đề gì trong việc di chuyển trong những môi trường khô ráo, có độ ma sát cao. Ngược lại thì ở những môi trường ẩm ướt hay dầu mỡ thì đôi lúc sự trơn trượt sẽ khiến cho bạn khó lòng kiểm soát được hoàn toàn trong quá trình di chuyển. Đây chính là một trong những nguyên do chủ chốt gây ra những sự cố ngoài ý muốn trong quá trình lao động hằng ngày.

Vì thế, các tiêu chuẩn chống trượt SRA, SRB, SRC đã được tạo ra để người sử dụng có thể dựa vào đó mà tham khảo về độ chống trơn trượt của các sản phẩm giày bảo hộ lao động và dựa vào đó họ có thể có cho mình những sự chọn lựa thích hợp nhất đối với nhu cầu cũng như môi trường làm việc cá nhân.

Sự Khác Biệt Giữa Ba Khả Năng Chống Trượt SRA, SRB, SRC

Hiện nay phần lớn số lượng các sản phảm giày bảo hộ lao động đang có mặt trên thị trường đều được trang bị cho mình tiêu chuẩn chống trượt SRC. Đây là loại tiêu chuẩn chống trượt được cấp cho những sản phẩm giày bảo hộ lao động đã vượt qua bài kiểm tra chống trượt trên bề mặt gạch men được làm ướt bằng dung dịch xà phòng loãng và trên một tấm thép nhẵn có chứa glycerol.

Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường vẫn còn xuất hiện những sản phẩm giày bảo hộ lao động được miêu tả là “chống trượt” hay “cải thiện hiệu suất bám” nhưng những sản phẩm đó lại không được cấp chứng nhận tiêu chuẩn SRA, SRB hay SRC. Để đảm bảo chắc chắn rằng một sản phẩm giày bảo hộ lao động bất kì được tích hợp khả năng chống trơn trượt thì bạn nên kiểm tra xem loại sản phẩm đó có đạt được các tiêu chuẩn chống trượt SRA, SRB, SRC hay không.

Sau đây là cách phân biệt các loại khả năng chống trơn trượt trên giày bảo hộ lao động:

  1. Đế chống trượt SRA được thử nghiệm trên nền đá ceramic.
  2. Đế chống trượt SRB được thử nghiệm trên sàn thép trơn với glycerol (hóa chất gốc dầu mỡ).
  3. Đế chống trượt SRC vượt qua cả hai bài kiểm tra về khả năng chống trượt SRA và SRB.

ví dụ đế src và sra

Ví dụ về sự khác nhau trong phần đế giày của hai tiêu chuẩn chống trượt khác nhau

Trong các tiêu chuẩn kể trên thì bạn nên ưu tiên chọn những sản phẩm giày bảo hộ lao động được trang bị tiêu chuẩn chống trơn trượt SRC nhằm mục đích đảm bảo được sự bảo hộ tốt nhất, giúp giảm thiểu những rủi ro nguy hiểm khi phải lao động trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt.

Một Số Lưu Ý Khác Khi Chọn Mua Những Đôi Giày Bảo Hộ Lao Động Chống Trượt

Ngoài các tiêu chuẩn kể trên là điều kiện tiên quyết đối với các sản phẩm giày bảo hộ lao động chống trơn trượt thì còn có một số lưu ý khác dưới đây có thể giúp bạn đưa ra những lựa chọn tốt hơn trong việc lựa chọn cho mình một đôi giày bảo hộ lao động phù hợp nhất:

  1. Size giày: Nên chọn giày có kích cỡ phù hợp với kích cỡ của bàn chân bạn để đảm bảo được sự thoải mái, dễ chịu cho dù phải vận động trong một khoảng thời gian dài.
  2. Độ cứng của phần đế: Giày bảo hộ lao động có phần đế càng mềm thì cảm giác về mặt sàn của người sử dụng càng chính xác hơn.
  3. Vật liệu có độ ma sát cao: Thông thường thì phần đế của các sản phảm giày dép khác sẽ được làm từ các loại vật liệu cao su và plastic. Nhưng đối với trong môi trường công nghiệp chứa đầy các tác nhân gây hại thì các loại sản phẩm giày bảo hộ lao động phải được cấu tạo từ những vật liệu chuyên dụng bởi vì trong môi trường công nghiệp là một loại môi trường có yêu cầu cao về cả hiệu năng và độ bền.
  4. Thiết kế phần gai của đế giày: Nếu bạn chỉ sử dụng giày di chuyển ở những môi trường có bề mặt khô thoáng, ma sát cao thì bạn có thể bỏ qua yếu tố này. Ngược lại nếu bạn phải liên tục di chuyển trong những môi trường có bề mặt trơn trượt thì những cái gai đó sẽ có tác dụng tăng lực ma sát cho đôi giày bảo hộ lao động của bạn, giúp bạn có thể an tâm hơn khi làm việc mà không cần phải lo lắng về việc bị trượt ngã.
Xem thêm: Tất tần tật về loại vật liệu E.V.A
Thẻ:Tin Tức

Xem thêm bài viết