DANH MỤC SẢN PHẨM

Xu hướng thương mại điện tử B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) 2020

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, thương mại điện tử đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày. Thương mại điện tử B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) cũng không nằm ngoài xu hướng này dù còn nhiều khó khăn, thử thách. Ngày nay, doanh nghiệp nào không bước vào cuộc đua công nghệ số sẽ nhanh chóng bị bỏ lại phía sau khi mà khách hàng rơi vào tay đối thủ cạnh tranh – những công ty ứng dụng thương mại điện tử và công nghệ vào hoạt động kinh doanh của họ.

Thương mại điện tử B2B

Thương mại điện tử B2B

Thương mại điện tử B2C

Hẳn chúng ta không còn xa lạ với mô hình thương mại điện tử B2C (thương mại điện tử bán lẻ – từ doanh nghiệp tới khách hàng cá nhân) khi mà phần lớn mọi người ngày nay đã từng ít nhất một lần mua sắm trên các trang bán hàng trực tuyến. Theo thống kê của cục Thương mại điện tử, tỷ lệ người dùng tham gia mua sắm trực tuyến ít nhất một lần trong năm vào năm 2019 đạt 77%, trong đó 52% là qua các website thương mại điện tử, 57% đến từ các diễn đàn mạng xã hội, và 57% từ ứng dụng thuơng mại điện thoại di động. 

Nhắc đến thương mại điện tử B2C, Amazon và Alibaba ở thị trường toàn cầu hay Tiki, Lazada, và Shopee tại thị trường Việt Nam là những cái tên được nghĩ tới đầu tiên. Với những tiện ích to lớn như giá cả minh bạch, sản phẩm và nguồn cung đa dạng, dịch vụ vận chuyển hàng hoá tận nhà, giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian đi mua sắm, thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ và được yêu thích bởi người tiêu dùng. 

Tuy vậy, khối khách hàng doanh nghiệp vẫn chưa thực sự được hưởng lợi ích của thương mại điện tử B2B, dù rằng tiềm năng cho lĩnh vực này là rất lớn.

Thương mại điện tử B2B

Hiện trạng mua bán hàng giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp còn nhiều bất cập có thể cải tiến, chẳng hạn quy trình mua hàng rườm rà với nhiều bước đối với bên mua, trong khi bên bán tốn nhiều chi phí cho việc xây dựng kênh phân phối bán hàng và phát triển thị trường.

Đối với bên mua hàng, quy trình mua hàng B2B truyền thống gồm nhiều bước phức tạp và qua nhiều giai đoạn trình duyệt: từ tìm kiếm nguồn hàng, liên hệ người bán để hỏi báo giá (ít nhất 3 báo giá để so sánh), trình duyệt qua các phòng ban kỹ thuật, mua hàng, quản lý hàng hoá, … Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải quản lý một lượng lớn nhà cung cấp.

Đối với bên bán hàng, nhà cung cấp thường phải đầu tư nhiều chi phí cho việc xây dựng kênh phân phối bán hàng gồm: các nhà phân phối độc quyền, bán độc quyền, đại lý chính hãng, đại lý bán sỉ, và các công ty thương mại. Các chi phí này có thể chiếm tới 50% giá bán lẻ đề xuất. Đó là chưa kể đến chi phí để phát triển thị trường mới ở cấp quốc gia hay thành phố đều rất lớn và mất nhiều thời gian, trong khi tỷ lệ thành công tương đối thấp. Đặc biệt, đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước thì việc xây dựng một hệ thống bán hàng như vậy là vô cùng thử thách, thậm chí bất khả thi.

Quy trình mua bán phức tạp và đặc thù khiến nhiều doanh nghiệp ngần ngại khi nghĩ tới thương mại điện tử B2B. Nhưng ít ai biết rằng, thương mại điện tử B2B những năm gần đây đang ngấm ngầm phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia có hệ sinh thái công nghiệp, công nghệ và khởi nghiệp, có thể kể đến như Ấn Độ và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Rất nhiều công ty khởi nghiệp về thương mại điện tử B2B đã và đang được định giá hàng chục triệu đô la. Không những thế, nhiều chuyên gia cho rằng chỉ trong vòng vài năm nữa, thương mại điện tử B2B sẽ thay đổi hoàn toàn mô hình kinh doanh B2B.

Xem thêm: 5 kênh bán hàng B2B phổ biến nhất hiện nay


Chiến lược thương mại điện tử B2B

Chiến lược thương mại điện tử B2B

Thực tế, Amazon đã cho ra mắt Amazon Business – nền tảng thương mại điện tử B2B cung cấp nền tảng mua hàng cho các doanh nghiệp. Hay một startup tại Ấn Độ vừa hoàn tất thành công vòng gọi vốn 21 triệu đô cho nền tảng thương mại điện tử B2B tập trung vào công nghiệp gia công cơ khí. Bằng nhiều mô hình kinh doanh kết hợp với nhiều loại hình công nghệ khác nhau, các nền tảng thương mại điện tử B2B đang dần thay đổi hành vi mua bán hàng doanh nghiệp tới doanh nghiệp và thương mại điện tử B2B được dự báo sẽ sớm thay thế quy trình mua bán hàng B2B truyền thống. 

Theo một dự báo của Frost & Sullivan – tập đoàn nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới – thị trường thương mại điện tử B2B toàn cầu dự kiến sẽ đạt quy mô gấp đôi thị trường thương mại điện tử B2C, tạo ra doanh thu 6,7 nghìn tỷ USD vào năm 2020. Phân tích mới từ Frost & Sullivan tiết lộ rằng doanh số bán hàng trực tuyến B2B sẽ chiếm gần 27% tổng thương mại sản xuất, có khả năng đạt 25 nghìn tỷ USD vào năm 2020. Về mặt địa lý, Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ dẫn đầu thị trường bán lẻ trực tuyến B2B.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết này các bạn đọc đã hiểu rõ hơn về mô hình B2B cũng như các mô hình liên quan đến B2B. Quý khách hàng muốn gia tăng doanh số thì 1 trong những sàn TMĐT B2B ở Việt Nam luôn giải quyết được các vấn đề khó khăn này cùng tìm hiểu và đăng ký vào link bên dưới để trải nghiệm rõ hơn.

Link đăng ký : Đăng ký bán hàng cùng Halana
Thẻ:Tin Tức

Xem thêm bài viết