DANH MỤC SẢN PHẨM

Ứng dụng của vải kháng khuẩn

Trong tình hình đại dịch Covid-19 thì mỗi người phải có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân thông qua việc đeo khẩu trang ở những nơi công cộng cũng như là những nơi đông người. Hiện nay có nhiều loại vật liệu để sản xuất khẩu trang khác nhau. Tuy nhiên bài viết này chỉ nói về vật liệu vải kháng khuẩn.

Thế nào thì được gọi là vải kháng khuẩn?

Đầu tiên để biết được về khái niệm của loại vải kháng khuẩn thì chúng ta sẽ đi qua một lượt về định nghĩa của từ “kháng khuẩn”. Từ này mang ý nghĩa là sự phá hủy hoặc là quá trình kìm hãm sự phát triển của các loại vi sinh vật gây hại như nấm, nấm mốc,... và đặc biệt là các loại vi sinh vật gây bệnh như virus, vi khuẩn: SARS, A/H5N1, dịch hạch, Rubella hay gần đây nhất là Covid - 19.

Vải kháng khuẩn

Vải kháng khuẩn

Để nói một cách đơn giản thì chính là loại vải đã được qua quá trình xử lý qua các loại hoạt chất chống vi trùng cũng như là vi khuẩn. Nếu các bạn không biết thì loại hoạt chất này có tác dụng liên tục chống lại sự xâm nhập của các loại vi sinh vật gây hại. Điều này không những mang ý nghĩa giúp bảo vệ cho người sử dụng mà còn có tác dụng kéo dài thêm tuổi thọ của chất liệu vải.

Như các bạn đã biết thì các loại vi khuẩn nói chung cũng như nấm và mạt bụi nói riêng đều có khả năng gây tổn hại cho các loại sản phẩm vải. Trong quá trình xâm nhập vào các loại vải thì chúng sẽ sinh sôi nảy nở trong môi trường. Điều này không những gây ra những mùi hôi vô cùng khó chịu mà còn tạo ra các phản ứng dị ứng và dẫn đến vấn đề các sản phẩm đó sẽ bị phai màu và suy giảm về mặt chất lượng.

Xem thêm: Tổng quan về vải Tricot

Phương thức hoạt động

Trong cuộc sống hằng ngày thì có bao giờ bạn đã thắc mắc rằng tại sao các ga giường, chăn, gối, nềm hoặc là rèm,... tại các cơ sở bệnh viện, quân đội, cơ sở y tế liên tục bị thấm đẫm mồ hôi, tiếp xúc với nhiều loại người khác nhau nhưng các loại sản phẩm này không những bền mà còn vô cùng an toàn chưa? Trong khi đối với lẽ bình thường thì các loại sản phẩm này đúng ra phải trở thành môi trường lý trưởng của các loài vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi nảy nở.

Điều đặc biệt ở đây chính là các sản phẩm này đều có cấu tạo được làm từ loại vật liệu vải kháng khuẩn, một loại vải đặc biệt có tính năng chống các loài vi sinh vật gây hại xâm nhập. Cách ứng dụng loại vải này trong những môi trường kể trên được đánh giá là một phương pháp không những giúp gia tăng tuổi thọ của các loại sản phẩm vải mà còn có tác dụng giúp giảm thiểu chi phí khi phải mua các sản phẩm thay thế một cách đáng kể.

Phương thức hoạt động của vải kháng khuẩn

Phương thức hoạt động của vải kháng khuẩn

Các loại vật liệu vải kháng khuẩn là loại vải có tính năng giảm thiểu sự lây lan của các loại dịch bệnh, tương đồng với cái loại xà phòng kháng khuẩn cũng như là các chất khử trùng. Chức năng chính cũng như là ưu việt nhất chính là khả năng ngăn ngừa cái loại vi khuẩn cũng như là các loài vi sinh vật khác xâm nhập vào bề mặt của chất liệu vải.

Đối với các loại sản phẩm vải thông thường khác không có tính năng kháng khuẩn thì đây được xem là một loại môi trường vô cùng lý tưởng cho sự sinh sôi và phát triển của các loài vi sinh vật gây hại.

Trên thị trường có bao nhiêu loại vải kháng khuẩn?

Trên thị trường hiện nay có hai loại vải kháng khuẩn được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất đó chính là vải dệt kim kháng khuẩn và vải không dệt kháng khuẩn.

Vải dệt kim kháng khuẩn

Vải dệt kim kháng khuẩn có cấu tạo tương tự với các loại vải dệt kim thông thường khác, là kết quả của quá trình tạo thành vải bằng sự liên kết mộ hệ các vòng sợi với nhau. Điểm kháng biệt của loại vải này so với các loại vải thông thường khác đó chính là trong quá trình sử dụng các chất phụ gia như chất làm mềm, Flurocacbon, nhựa,... thì các nhà sản xuất sẽ sử dụng kết hợp cùng với các loại hoạt chất kháng khuẩn.

Trong cấu tạo của các loại vải dệt kim kháng khuẩn thì các vòng sợi được liên kết với nhau nhờ kim dệt giữ vòng sợi cũ trong khi một vòng sợi mới được hình thành ở phía trước của vòng sợi cũ. Kế tiếp thì vòng sợi cũ được lồng qua vòng sợi mới rồi sau đó kết thúc quá trình sẽ tạo ra được loại vải dệt kim kháng khuẩn.

Thông tin thêm cho các bạn đó chính là loại vải dệt kim kháng khuẩn có cấu tạo bao gồm các hàng ngang có tên gọi là hàng vòng và các hàng dọc có tên gọi là cột vòng.

Vải không dệt kháng khuẩn

Vải không dệt kháng khuẩn được biết đến như là một loại sản phẩm dạng tấm xơ, trong đó các xơ được có thể được sắp xếp theo một cách định hướng hoặc là ngẫu nhiên và chúng được liên kết với nhau bằng yếu tố ma sát hoặc kết dính giữa các xơ. Chính vì lí do kể trên mà loại vải không dệt kháng khuẩn có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với loại vải dệt kim kháng khuẩn. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp loại vải không dệt kháng khuẩn này trong các loại sản phẩm khẩu trang y tế dùng một lần.

Vải không dệt kháng khuẩn

Vải không dệt kháng khuẩn

Về quy trình sản xuất của vải không dệt kháng khuẩn bao gồm các công đoạn như sau: tạo màng xơ, liên kết các màng xơ và quá trình xử lý hoàn tất. Các loại sản phẩm vải không dệt kháng khuẩn thường có cấu tạo được làm từ các loại vật liệu phổ biến trên thị trường như PP hay PET. Bởi vì đây là các loại vật liệu nhiệt dẻo nên các nhà sản xuất thường sẽ ứng dụng công nghệ kéo sợi trực tiếp từ các hạt nhựa để có thể tạo ra các màng xơ cũng như là áp dụng những kỹ thuật kéo sợi nóng chảy hoặc thổi chảy:

  1. Kỹ thuật kéo sợi nóng chảy: Quá trình này được thực hiện bằng cách làm nóng chảy nhựa polime, sau đó ép đùn qua các lỗ của đầu kéo sợi rồi được kéo giãn đến độ mảnh yêu cầu và cuối cùng thu gom lại thành đệm xơ.
  2. Kỹ thuật kéo sợi thổi chảy: Quá trình này được thực hiện bằng cách làm nóng chảy nhựa polime, sau đó ép đùn qua các lỗ của đầu kéo sợi, rồi sau đó chịu tác động thổi từ các dòng khí nóng, áp suất cao, tạo thành xơ có độ mảnh cao và cuối cùng thu gom lại thành màng xơ.

Đối với các loại vải không dệt kháng khuẩn, để đảm bảo được về mặt chất lượng cũng như là về giá thành thì các nhà sản xuất thường sản xuất ra các loại vải hỗn hợp 3 lớp (SMS) hoặc 5 lớp (SSMMS),... Đó là các loại sản phẩm vải không dệt được tạo ra từ quá trình sắp xếp các lớp đệm xơ. Trong đó, lớp ngoài là màng Spunbound và lớp trong là màng Melt Blown.

Đối với loại vải kháng khuẩn này thì càng nhiều lớp vải thì các tính năng chống bụi bẩn, giọt dịch, vi khuẩn sẽ càng trở nên hiệu quả hơn. Mặc dù là thế nhưng chúng ta cần lưu ý nếu như có quá nhiều lớp sẽ ảnh hưởng đến khả năng hít thở của người sử dụng.

Xem thêm: Vải PET và vải PP

Ứng dụng của loại vải kháng khuẩn

Hiện nay thì loại vải kháng khuẩn được ứng dụng vô cùng phổ biến và rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực như

  1. Đồ gia dụng: khăn tắm, giường, thảm, rèm cửa, gối,...
  2. Thương mại: vải quân đội, đồng phục, lều, thảm,...
  3. Trang phục: mũ, áo khoác, trang phục công sở, đồ thể thao, quần lửng,...
  4. Sản phẩm xây dựng: mái hiên, mái che công trình,...
  5. Chăm sóc sức khỏe: mặt nạ, rèm cửa, giường, áo blues,...

Sản xuất vải kháng khuẩn

Sản xuất vải kháng khuẩn

Kết luận

Vậy là Halana đã giới thiệu thêm cho bạn thêm kiến thức về vải kháng khuẩn và ứng dụng của chúng trong đời sống. Bạn có thể xem thêm các loại khẩu trang mặt nạ khác tại Halana để có thêm lựa chọn để bảo vệ cho gia đình và người thân.

Thẻ:Tin Tức

Xem thêm bài viết