DANH MỤC SẢN PHẨM

Tổng quan về ống thủy lực

Ngày nay, ống thủy lực được coi như là mạch máu của hệ thống thủy lực. Vậy thực chất ống thủy lực là gì? Tác dụng của ống thủy lực? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp những thắc mắc trên nhé.

Ống thủy lực là gì?

Ống thủy lực hay có tên gọi khác là tuy ô thủy lực là một phụ kiện được sử dụng trong hệ thống dầu, dùng để chứa dầu, chất lỏng thủy lực để dẫn chúng đến các thiết bị như xi lanh, van, bơm... Nó được ví như là mạch máu của hệ thống thủy lực bởi nếu bị rò rỉ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của hệ thống, dẫn đến làm giảm năng suất cũng như chất lượng.

Ống thủy lực là gì?

Ống thủy lực là gì?

Áp lực làm việc của ống thủy lực

Trong hệ thống khí nén, áp suất chỉ khoảng 8-10bar nhưng trong hệ thống thủy lực cần áp suất cao hơn rất nhiều để có thể sinh lực và momen. Đối với máy móc cơ giới, máy nâng hay máy ép cần áp suất cao hơn trên 350kg cần áp suất khoảng 200bar.

Ống thủy lực không chỉ đơn giản có vai trò dẫn chất lỏng và giữ cho nó không bị rò ra ngoài thì nó còn phải chịu được áp suất làm việc. Do đó, các nhà sản xuất phải tính toán sao cho ống phải chịu được áp suất cao, chịu được các áp lực từ các sự cố, sự quá tải… đảm bảo sau một thời gian sử dụng không có vết nứt nào. Việc xảy ra vết nứt không những mất đi lượng dầu bị rò rỉ mà còn mất rất nhiều chi phí để xử lý môi trường.

Mức nhiệt độ mà ống thủy lực có thể chịu được

Nhiệt độ của ống dầu thủy lực phụ thuộc vào các yếu tố như: thời gian hoạt động của hệ thống, nhiệt độ môi trường, hệ thống làm mát, tính chất của dầu. Thông thường, dầu thủy lực có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường một chút đối với những hệ thống cỡ nhỏ. Còn đối với hệ thống có công suất hoạt động lớn thì nhiệt độ có thể chênh lên hàng trăm độ.

Xem thêm: Tổng quan về phớt thủy lực

Phân loại ống thủy lực

Hiện nay, ống thủy lực được phân ra làm hai loại chính đó là ống thủy lực cứng và ống thủy lực mềm. Vậy hai loại này khác nhau như thế nào?

Phân loại ống thủy lực

Phân loại ống thủy lực

Ống thủy lực cứng (Hydraulic Tube)

Vật liệu làm ống thủy lực cứng là các loại kim loại hay hợp kim như thép, thép không gỉ, đồng, đồng thau… sẽ tùy vào từng mục đích khác nhau như chống oxy hóa, chống ăn mòn kim loại biển, chống va đập…

  1. Ưu điểm: Độ cứng cao, có khả năng chịu áp suất cao, nhiệt độ cao, có khả năng tỏa nhiệt dầu ra môi trường nhanh hơn và hiệu quả hơn. Hơn nữa giá thành cũng rẻ hơn ống thủy lực mềm cùng loại.
  2. Nhược điểm: Thường chỉ dùng để lắp cố định do ống rất lớn nên khó có thể di chuyển hay tháo lắp. Chỉ ưu tiên dùng ống thủy thủy lực cứng khi vận chuyển dầu đi xa hoặc để cố định trong các khu công nghiệp, nhà máy

Ống thủy lực mềm (Hydraulic Pipe)

Trong hệ thống thủy lực. Ống thủy lực cứng đóng vai trò như là trục chính thì ống thủy lực mềm lại đóng vai trò như là một con đường nhỏ dẫn đến thiết bị chấp hành, cơ cấu: van, xi lanh thủy lực, bộ lọc. Ống thủy lực mềm có cấu tạo gồm 3 phần chính:phần ống, phần gia cố và phần vỏ ngoài:

  1. Phần ống: hay còn gọi là phần lõi phải có độ bóng, nhẵn và chống thấm cao bởi đây là phần tiếp xúc trực tiếp với dầu thủy lực. Ống thủy lực mềm thường được làm từ cao su tổng hợp hoặc nhựa nhiệt dẻo. Mỗi hãng sản xuất sẽ có chất liệu khác nhau để tạo nên thương hiệu như: ống thủy lực Yokohama, ống thủy lực parker, ống thủy lực manuli...
  2. Phần gia cố: đây là phần có quyết định quan trọng đến độ bền của ống. Các nhà sản xuất thường chọn thép là vật liệu gia cố, đan lại với nhau để tạo sự bền chặt. Lớp gia cố sẽ bao gồm một hay nhiều lớp sợi dệt, dây đan sợi hay dây xoắn ốc.
  3. Phần vỏ ngoài: thường được làm từ cao su tổng hợp, chất tổng hợp có chức năng bảo vệ các lớp bên trong ống thủy lực không bị ăn mòn bởi hóa chất, môi trường...

Các lớp sợi liên kết với nhau giúp ống có thể chịu áp lực từ dầu. Do đó, với hệ thống làm việc áp suất cao thì việc lựa chọn ống thủy lực có lớp gia cố kiểu đan sợi là phù hợp nhất. Tuy nhiên, lớp gia cố kiểu đan sợi có nhược điểm là khả năng chịu va đập kém, dễ bị gãy, đứt khi va đập. Còn đối với lớp gia cố xoắn ốc thì có tính linh hoạt và chịu áp lực cao hơn.

Tiêu chuẩn chọn ống thủy lực

Chọn ống thủy lực cho công việc đạt hiệu quả tối đa cũng là điều bạn nên quan tâm. Để có thể lựa chọn được ống thủy lực phù hợp thì cần tuân thủ theo 7 tiêu chuẩn chọn ống thủy lực sau đây:Tiêu chuẩn chọn ống thủy lực

Tiêu chuẩn chọn ống thủy lực

Kích thước ống

Đường kính ống phải đảm bảo được đủ lưu lượng và vận tốc thiết kế có thể giảm tổn thất áp suất ở mức tối thiểu và tránh làm hư hại ống hoặc sự rung động của ống. Có thể đọc kích thước, chỉ số ống được in trên ống hoặc đo đường kính bên trong ống. Trước khi cắt ống để lắp đầu nối cần đo chính xác chiều dài ống sao cho phù hợp.

Nhiệt độ

Có 2 loại nhiệt độ cần xem xét khi chọn ống đó là nhiệt độ lưu chất và nhiệt độ môi trường xung quanh phải đáp ứng được mức nhiệt tối thiểu và cao nhất. Thông thường ống thủy lực thường có nhiệt độ trong khoảng -50độ - 200 độ C. Do đó, bạn cần chọn ống có nhiệt độ phù hợp để tránh xảy ra tình trạng nứt ống hay chảy ống.

Ứng dụng

Cần phải xác định cụ thể hoàn cảnh, không gian, môi trường cần lắp, sử dụng ống để chọn loại phù hợp. Như đã nêu phía trên, ống thủy lực kiểu đan bện có khả năng chịu áp suất cao hơn kiểu xoắn ốc, nhưng kiểu xoắn ốc lại chịu lực tốt hơn. Hơn nữa, bạn cũng nên chú ý đến khả năng uốn cong của ống bởi khi lắp đặt ở một số nơi cần uốn cong khi gặp áp suất cao rất dễ gây hư hại.

Vật liệu ống

Các loại ống tuy ô thủy lực có vật liệu khác nhau và phù hợp với những điều kiện môi trường, ứng dụng khác nhau. Chất liệu trong cùng cần phải tương thích với dòng lưu chất của hệ thống. Lớp bên ngoài cần phải chịu được nhiệt độ, ánh sáng, những tác động của môi trường.

Áp suất

Khi lựa chọn ống thủy lực phải biết được áp suất của hệ thống để đảm bảo áp suất của ống phải bằng hoặc lớn hơn áp suất hệ thống.

Khớp nối

Đối với ống thủy lực cứng khi kết nối với các đầu ống hay các thiết bị khác nên hàn cố định hoặc bắt bu lông mặt bích luôn. Còn đối với ống thủy lực mềm thì khớp nối chủ yếu là ren. Khi lựa chọn ống thủy lực cần chú ý đến kiểu khớp nối bởi nếu không tương thích sẽ dẫn đến tình trạng rò rỉ.

Thể tích và vận tốc

Nếu hệ thống vẫn như cũ, thì sử dụng ống thủy lực có kích thước như cũ. Còn nếu thay đổi thiết kế hệ thống thủy lực, cần phải xác định lại thể tích và vận tốc lưu chất để lựa chọn đường kính trong. 

Kết luận

Trên đây là bài viết tổng quan về ống thủy lực. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích thì đừng quên theo dõi Halana để biết thêm nhiều thông tin thú vị. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Xem thêm: Tổng quan về bản lề thủy lực
Thẻ:Tin Tức

Xem thêm bài viết