DANH MỤC SẢN PHẨM

Tổng quan về giảm chấn thủy lực

Có rất nhiều loại Giảm chấn thủy lực trong đó có 2 loại cơ bản là : loại giảm chấn cơ và giảm chấn thủy lực. Trong bài viết này, sẽ chia sẽ về bộ giảm chấn thủy lực, nguyên lý hoạt động và các vấn đề liên quan đến giảm chấn thủy lực.

Giảm chấn thủy lực là gì? 

Hệ thống thủy lực ngày càng được sử dụng nhiều trong đời sống hẳng ngày cũng như sản xuất công – nông nghiệp vì những lợi ích của nó mang lại trong những công việc phứt tạp, di chuyển, nâng hạ khối lượng nặng nhọc, lớn. 

Giảm chấn thủy lực

Giảm chấn thủy lực

Giảm chấn thủy lực là một loại giảm chấn được ưa chuộng, sử dụng rộng rãi và phổ biến. Có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thiết bị, phương tiện tránh các dao động bên ngoài, giảm sốc, chống ồn hiệu quả từ đó thiết bị được vận hành ổn định, tuổi thọ lâu dài. 

Cấu tạo của giảm chấn thủy lực 

Giảm chấn thủy lực có cấu tạo đơn giản, bao gồm: lò xo, dầu giảm chấn, ty phuộc. Chúng được lắp ráp lại với nhau thành một thiết bị có chức năng hạn chế tối đa lực tác động lên thiết bị. Giảm chấn thường chịu một tác động bên ngoài lớn, môi trường làm việc phứt tạp nên thông thường chất liệu của giảm chấn thường là thép, nhôm, sắt mạ hoặc inox để chịu lực tốt, hạn chế được hư hỏng. 

Cấu tạo của giảm chấn thủy lực Cấu tạo của giảm chấn thủy lực 

Xem thêm: Tổng quan về bình tích áp thủy lực

Các loại giảm chấn 

Giảm chấn được chia thành nhiều loại khác nhau, có thể phân loại theo cách thức vận hành, cấu tạo hay môi chất làm việc. Sau đây là một số phân loại thường thấy: 

  1. Phân loại giảm chấn theo cách thức vận hành gồm có: giảm chấn tác dụng đơn và giảm chấn tác dụng kép. 
  2. Phân loại giảm chấn theo môi chất làm việc gồm có: giảm chấn thủy lực, giảm chấn lò xo, giảm chấn kiểu nạp khí. 
  3. Phân loại giảm chấn theo cấu tạo gồm có: giảm chấn kiểu ống đơn và giảm chấn kiểu ống kép. 

Dựa vào yêu cầu về máy móc thiết bị, bạn có thể lựa chọn cho mình loại giảm chấn phù hợp về kinh tế và kỹ thuật. Cách lựa chọn giảm chấn thủy lực phù hợp sẽ được đề cập đến ở dưới bài viết này. 

Nguyên lý hoạt động giảm chấn thủy lực

Giảm chấn thủy lực là thiết bị có cấu tạo đơn giản nên nguyên lý hoạt động của nó cũng không phức tạp lắm. Sau đây là nguyên lý hoạt động của giảm chấn thủy lực. Giảm chấn thủy lực hoạt động dựa vào 2 quá trình nén (ép) và giản (trả) của ty phuộc: 

  1. Quá trình nén (ép) ty phuộc sẽ di chuyển xuống, khiến cho áp suất khoang trên cao hơn áp suất khoang dưới. Thông qua van giảm chấn, chất lỏng ở khoang dưới ép lên khoang trên tạo ra lực giảm chấn hạn chế được dao động lên thiết bị. 
  2. Với loại giảm chấn kép có 2 quá trình ép: tốc độ chuyển động cần của ty phuộc cao và khi tốc độ chuyển độ cần của ty phuộc thấp. 
  3. Quá trình giãn (trả) ty phuộc di chuyển lên khoang trên, áp suất khoang trên cao hơn áp suất khoang dưới, tại đây, chất lỏng (dầu) ở khoang trên bị ép xuống khoang dưới thông qua van giảm chấn, làm xuất hiện lực giảm chấn. 

Nguyên lý hoạt động giảm chấn thủy lực

Nguyên lý hoạt động giảm chấn thủy lực

Ứng dụng của giảm chấn thủy lực

Giảm chấn thủy lực là là thiết bị khá quan trọng trong máy móc, hệ thống thủy lực, chúng có chức năng tránh các dao động mạnh, sốc do tác động bên ngoài hay địa hình không bằng phẳng lên thiết bị giúp cho thiết bị hoạt động bền hơn, ít hư hỏng vừa an toàn cho người vận hành thiết bị. 

Ứng dụng của giảm chấn thủy lực

Ứng dụng của giảm chấn thủy lực

Trong đời sống, trên những chiếc xe đạp, xe máy có bộ phận nhằm giảm sốc, giảm rung khi chạy trên địa hình gồ gề, đồi dốc người ta gọi là phuộc nhúng, thường sử dụng lò xo để thực hiện chức năng này, nhưng không hiệu quả vì do đặc điểm cấu tạo của lò xo. 

Trong công nghiệp, các loại xe đào, xe nâng, cẩu nâng hạ, thang máy công nghiệp…bộ phận dùng để giảm sốc, giảm ổn đó người ta dùng giảm chấn thủy lực. Giảm chấn thủy lực là giảm chấn làm việc dựa vào môi chất là thủy lực, dùng ma sát (độ nhớt) của dầu để giảm dao động một cách hiệu quả hơn.

Lưu ý khi sử dụng giảm chấn thủy lực 

Theo dõi hoạt động của các thiết bị trong hệ thống cũng như theo dõi và bảo dưỡng (bôi trơn, vệ sinh bụi, hơi nước) giảm chấn thường xuyên để giảm chất được làm việc lâu dài, bảo vệ thiết bị và con người. Đối với giảm chấn thủy lực ô tô, xe nâng, xe đào,… cần chú ý tải trọng và số km xe chạy để lên kế hoạch thay nhớt, có kế hoạch kiểm tra giảm chấn hạn chế hư hỏng. Các hư hỏng ở giảm chấn có thể làm giảm tuổi thọ của xe, nhiều khi gây nguy hiểm cho người điều khiển. 

Lưu ý khi sử dụng giảm chấn thủy lực 

Lưu ý khi sử dụng giảm chấn thủy lực 

Kết luận

Trên đây là bài viết giới thiệu về giảm chấn thủy lực, vai trò, phân loại, cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động. Hy vọng sẽ giúp cho bạn lựa chọn được bộ giảm chấn thủy lực phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. 

Xem thêm: Tổng quan về xi lanh thủy lực
Thẻ:Tin Tức

Xem thêm bài viết