DANH MỤC SẢN PHẨM

TIP: Cách Lắp Đặt Và Bảo Dưỡng Đèn LED Bulb

Đối với bất kỳ sản phẩm đèn LED nào thì nhà sản xuất luôn có những khuyến khích hướng dẫn sử dụng đèn đúng cách để đảm bảo an toàn và gia tăng độ bền cho sản phẩm. Hãy cùng Halana tìm hiểu cách lắp đặt và bảo dưỡng đèn LED tại nhà đúng cách và an toàn nhất.

Đèn LED Bulb Là Gì?

Đèn LED Bulb là dòng đèn LED sử dụng chip SMD hiện đại có chất lượng cao, tiết kiệm điện năng đang được rất nhiều người ưa chuộng và tin dùng. Đèn LED Bulb được thiết kế với chất lượng cao cấp, kiểu dáng tinh tế với màu trắng trang nhã, hiện đại nên phù hợp với nhiều không gian khác nhau hiện nay từ nhà ở đến những văn phòng công sở, căn hộ, chung cư cao cấp, biệt thự, quán ăn, coffee,..

Đèn LED Bulb sở hữu những đặc điểm vượt trội như khả năng tiết kiệm điện lên đến 90% điện năng tiêu thụ so với đèn sợi đốt, 50% so với đèn huỳnh quang hay compact.

Đèn led bulb là gì?

Cấu Tạo Của Bóng Đèn

Đèn LED có dạng hình tròn, dạng búp.

Vỏ bóng đèn: Thành phần bảo vệ bên ngoài của bóng đèn còn được gọi là chụp tán truyền ánh sáng ra môi trường bên ngoài.

Nguồn sáng: Chip LED SMD cao cấp được sử dụng giúp đèn có tuổi thọ cao hơn các loại đèn thường.

Đĩa nhôm: Giúp cố định chip LED vào để chip LED hoạt động ổn định, chống sốc.

Mạch điều khiển: Bao gồm tích hợp điều khiển mạch kiểm tra thông minh, pin nguồn, trình điều khiển cung cấp nguồn điện 1 chiều cho đèn hoạt động ổn định.

Thân nhôm tản nhiệt: Đế tản nhiệt giúp nguồn nhiệt được tản ra ngoài nhanh chóng.

Thân nhựa: Đế bảo vệ bên dưới của đèn LED

Đui đèn: Dùng để cố định bóng đèn chui vào điện để đèn hoạt động.

Xem thêm: Giải Đáp Các Thắc Mắc Về Đèn LED Dây

Thông số kỹ thuật:

  1. Quang thông: 1.250 lm
  2. Nhiệt độ màu (CCT): 2800-3200K
  3. Góc chiếu: 230°
  4. Kích thước: Ø65mm x 125mm
  5. Điện áp: 100-265VAC
  6. Tuổi thọ bóng: 30.000 giờ
  7. Đui đèn: E27
  8. Chip LED: SMD2835
  9. Tiêu chuẩn châu Âu CE - RoHS

Hướng Dẫn Lắp Đặt

Nếu bạn muốn tự lắp đặt đèn LED tại nhà thì dưới đây là những chia sẻ giúp cho việc lắp đặt đèn trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Bước 1: Chuẩn bị

  1. Ngắt nguồn điện.
  2. Đảm bảo tay phải khô ráo trước khi lắp đặt.
  3. Đèn LED.

Bước 2: Tháo dỡ

  1. Xoay bóng theo hướng ngược chiều kim đồng hồ để lấy bóng đèn cũ ra khỏi đui đèn.

Bước 3: Lắp đặt

  1. Lắp đèn LED đã chuẩn bị vô đui xoay theo chiều kim đồng hồ sao cho đèn giữ chắc chắn.

Bước 4: Mở nguồn điện và thử đèn.

Các bước lắp đặt đèn led Bulb

Các lưu ý khác khi lắp đặt

  1. Không nên lắp đặt đèn vào nguồn điện không ổn định.
  2. Không lắp đặt đèn ở nơi ẩm ướt hay có độ ẩm cao.
  3. Không chạm tay trực tiếp vào đèn đang sáng.
  4. Nên sử dụng các thiết bị an toàn điện (găng tay cắt điện, bút thử điện) khi lắp đặt.
  5. Đảm bảo nguồn điện đã ngắt trước khi tháo và lắp đặt đèn.
  6. Lắp đặt đèn cần độ chắc chắn và chính xác cao vì khi có chấn động sẽ ảnh hướng đến các mối nối, khi tiếp xúc nguồn điện bóng đèn nóng lên sẽ làm hở các mối nối gây cháy bóng đèn hoặc xảy ra những hiện tượng như ánh sáng đèn không đều, nhấp nháy liên tục.
Xem thêm: Chỉ Số IP Của Đèn LED Có Ý Nghĩa Gì?

Những Sự Cố Thường Gặp Khi Sử Dụng Đèn LED

Đèn LED không sáng

Đèn không sáng có thể do một số nguyên nhân như: đui đèn chưa được xoáy chặt, chấn lưu không hoạt động, bộ nguồn lắp đặt không phù hợp với công suất điện áp của đèn.

Hiện tượng đèn LED sáng mờ khi đã tắt công tắt

Có thể là hiện tượng tự nhiên của đèn vì một số đèn LED sử dụng bột phosphor giống như đèn huỳnh quang.

Hoặc có thể lỗi khi lắp đặt đấu nhầm dây. Khi dây lạnh đấu nhầm vô công tắc thì sẽ gây ra hiện tượng đèn phát sáng mờ dù đã tắt công tắt. Trong trường hợp như vậy bạn nên nhờ thợ đấu nối lại mạch điện.

Đôi khi một số thiết bị chuyển mạch chạy một số lượng điện nhỏ thông qua bóng đèn ngay khi tắt vì một số đèn LED chỉ sử dụng nguồn điện áp thấp nên nó vẫn có khả năng phát sáng mờ ngay cả khi đã tắt công tắt điện.

Hiện tượng đèn LED bị cháy hoặc giảm độ sáng

Mua nhầm đèn kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Trong quá trình sử dụng đèn, việc bật/tắt đèn liên tục có thể tốn rất nhiều điện năng gây cũng như làm giảm tuổi thọ bóng đèn hoặc gây ra cháy đèn.

Một số đèn LED đặc biệt nhạy cảm với nhiệt độ, nếu bộ phận toả nhiệt không làm việc hiệu quả, vỏ bọc đèn khiến nhiệt độ không thoát ra được gây ra sinh nhiệt, làm giảm hiệu suất chiếu sáng hoặc cháy đèn của bạn. Hiện tượng này thường gặp ở các bóng đèn âm trần.

Đèn sáng nhấp nháy

Khi đèn LED Bulb nhà bạn liên tục nhấp nháy thì có thể do chui vặn chưa được chắc chắn và chưa được khớp với máng đèn. Kiếm tra lại chấn lưu có bị hỏng hay không, điện áp đầu vào đã đảm bảo hay chưa, bộ tản nhiệt kém hoặc đèn bị vô nước, ẩm ướt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đèn sáng nhấp nháy.

Những Sự Cố Thường Gặp Khi Sử Dụng Đèn LED

Các Lưu Ý Khi Sử Dụng Đèn

Để hạn chế những sự cố trên cũng như tăng tuổi thọ cho bóng đèn bạn cần lưu ý:

Việc lau chùi thường xuyên, vệ sinh sạch sẽ cho những bóng đèn thường xuyên sẽ giúp những bóng đèn sáng rõ hơn cũng như là tăng tuổi thọ của bóng đèn. Tuyệt đối không sử dụng các loại hoá chất tẩy rửa để vệ sinh đèn vì có thể gây chập vi mạch và các linh kiện bên trong nó. Lưu ý khi vệ sinh nên dùng khăn khô để tránh chập điện gây nguy cho bạn.

Trong quá trình vệ sinh và lắp đặt nên thao tác cẩn thận vì có thể gây hư hỏng cho đèn. Đảm bảo những mối nối được lắp đặt chính xác để đảm bảo an toàn khi sử dụng.tránh tình trạng cháy nổ, chập chờn.

Đảm bảo môi trường xung quanh thích hợp cho việc lắp đặt cũng như sử dụng đèn. Nơi lắp đặt không được quá nóng hoặc quá ẩm ướt vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến dòng điện khi đèn hoạt động. Nếu không may mối nối hoặc đường điện bị hở sẽ gây nguy cơ cháy nổ cao cũng như gây nguy hiểm cho người sử dụng đèn.

Thẻ:Tin Tức

Xem thêm bài viết