DANH MỤC SẢN PHẨM

Cao su Latex là gì? Có bao nhiêu loại Latex

Cao su Latex là một trong loại vật liệu vô cùng phổ biến đối với những tín đồ của những vật dụng được chế tạo từ cao su. Mặc dù là vậy nhưng không phải ai cũng am hiểu về chất liệu cao su này. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về cao su latex cũng như tính ứng dụng của nó.

cao su latex

Cao su Latex là gì?

Cao su Latex là một loại chất lỏng phức hợp. Tùy vào từng loại khác nhau mà loại chất liệu cao su này sẽ có những thành phần và tính chất khác nhau. Về tính chất chung, cao su Latex là một loại vật liệu tồn tại ở trạng thái nhũ tương (thể sữa trắng đục) của các hạt tử cao su (pha phân tán) tại môi trường phân tán lỏng. Cao su Latex còn được biết đến với tên gọi là mủ cao su nước tại thị trường Việt Nam.

Phân loại các loại cao su Latex

Cao su Latex bao gồm 2 loại chính:

  1. Cao su Latex thiên nhiên (Natural Rubber).
  2. Cao su Latex tổng hợp (Synthetic Rubber).

Cao su Latex từ thiên nhiên (Natural Rubber)

Cao su Latex thiên nhiên, hay còn được biết đến với tên gọi cao su Latex Polyisoprene thiên nhiên. Loại vật liệu này được thu hoạch trực tiếp từ các cây cao su, đa phần là loại Hevea Brasiliensis (thuộc họ Euphorbiaceae), với phương thức cạo mủ để thu hoạch.

cao su latex thiên nhiên

Cao su Latex từ thiên nhiên.

Thành phần chính của Latex thiên nhiên gồm:

  1. Pha phân tán: Đây chính là các hạt tử cao su Polyisoprene được tổng hợp bằng con đường sinh học (điều khiển bằng hệ thống các enzim). Bởi vì lí do này mà các hạt tử cao su thu được luôn có những đặc điểm ưu việt trong cấu trúc với khả năng điều hòa lập thể rất cao: 100% đồng phân dạng cis, khối lượng phân tử lớn và đồng nhất, mức độ gắn kết cao,... Tùy theo đặc tính sinh lý của các cây cao su khác nhau thì số lượng các hạt tử cao su cũng sẽ khác nhau, với mức dao động trung bình từ 25 đến 45%.
  2. Môi trường phân tán: Đây chính là một dạng serum lỏng mang thành phần cấu trúc vô cùng phức tạp bao gồm phần lớn là nước (52 - 70%), protein (2 - 3%), acid béo và dẫn xuất của acid béo (1 - 2%), glucid và heterosid (khoảng 1%), khoáng chất (0,3 - 0,7%).
Xem thêm: Tổng quan về cao su NBR

Cao su Latex tổng hợp (Synthetic Rubber)

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cao su Latex tổng hợp:

  1. Polyisoprene (IR).
  2. Polybutadiene (hay còn được biết đến với tên gọi là cao su Buna, viết tắt BR).
  3. Styrene - Butadiene copolymer (cao su Buna - S , viết tắt SBR).
  4. Ethilene - Propilene copolimer (EPDM).
  5. Polyisobutylene (cao su Butyl).
  6. Polychloroprene (cao su Neoprene, viết tắt CR).
  7. Acrylonitrile - Butadiene copolymer (cao su Nitrile).
  8. Polyacrylate; Polyurethane (cao su PU).
  9. Polysilicone (cao su Silicone).

cao su latex tổng hợp

Cao su Latex tổng hợp.

Cao su Latex tổng hợp được tạo ra bằng phương thức đồng trùng hợp nhũ tương từ hai loại monomer là Styrene và Butadiene. Tuy nhiên, chất lượng của loại cao su Latex tổng hợp này sẽ không tốt bằng so với loại cao su Latex thiên nhiên bởi loại cao su này có mức độ điều hòa lập thể kém hơn. Ngoài ra, các dòng sản phẩm có chất liệu được làm bằng loại cao su Latex tổng hợp sẽ có khả năng kháng đứt và độ đàn hồi kém hơn. Tuy có phần thua thiệt về một số khía cạnh nhưng mức độ chống chịu lão hóa của loại cao su này lại tốt hơn loại chất liệu cao su Latex thiên nhiên bởi cao su Latex tổng hợp có số lượng liên kết hóa học kém bền ít hơn. Thành phần chính của cao su Latex tổng hợp gồm:

  1. Pha phân tán: Bao gồm các hạt tử cao su Styrene và Butadiene copolymer.
  2. Môi trường phân tán: Bao gồm phần lớn là nước và một ít lượng hệ chất xúc tác cho phản ứng đồng trùng hợp nhũ tương.

Chính vì những lí do kể trên mà các dòng sản phẩm, có thể kể đến như găng tay cao su sẽ thường được sản xuất bằng loại chất liệu Latex thiên nhiên bởi những ưu điểm nổi trội của loại vật liệu này so với loại cao su Latex tổng hợp. Tuy nhiên, để khắc phục yếu điểm của loại Latex thiên nhiên đó chính là dễ dàng bị lão hóa thì các nhà sản xuất đã cho thêm phụ gia vào những sản phảm của mình nhằm mục đích hạn chế được vấn đề này.

Xem thêm: So sánh cao su và silicone

Các sản phẩm sử dụng cao su Latex hiện đang có tại Halana

Găng tay y tế có bột Latex VGlove

Thông số kỹ thuật găng tay y tế có bột Latex VGlove:

  1. Thương hiệu: Vglove.
  2. Nhà sản xuất: VRG Khải Hoàn JSC.
  3. Nguyên liệu chính: cao su latex (cao su tự nhiên).
  4. Chiều dài: 24 cm.
  5. Trọng lượng: 5.0 g / chiếc (size M).
  6. Màu hộp: xanh dương.
  7. Size: XS, S, M, L.
  8. Link sản phẩm: Găng tay y tế có bột Latex VGlove.

găng tay y tế có bột latex vglove

Găng tay có bột VGlove.

Độ đàn hồi cao

Hiện trên thị trường phổ biến 02 loại găng tay y tế bằng chất liệu cao su latex và cao su nitrile. Găng tay có bột VGlove được làm từ cao su latex nên có độ đàn hồi vượt trội so với các loại găng y tế bằng cao su nitrile.

Gọi là găng tay có bột, vậy bột trong găng có tác dụng gì?

Bột trong găng tay y tế thường là bột bắp. NSX thêm bột bắp để giúp giảm độ ma sát giữa cao su và da tay, nhờ vậy giúp thao tác đeo găng dễ dàng hơn.

Ngoài công dụng trên thì bột trong găng còn giúp hút mồ hôi tay nên người dùng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn trong khi đeo găng trong thời gian dài. Công dụng này đặc biệt hữu ích cho những người ra nhiều mồ hôi tay. Tuy nhiên, lượng bột này cũng tạo ra một số nhược điểm.

Cổ tay se viền

Viền găng là phần bao quay cổ tay người đeo găng. Se viền là cuộn tròn viền găng theo chiều từ mặt trong ra phía ngoài. Nếu viền găng không được se thì khi bắt đầu đeo găng thì phần viền này sẽ dễ bị cuộn ngược vào phía trong.

Dùng được cả hai tay

Ở góc độ nhà sản xuất, thiết kế dùng được cả hai tay giúp tiết kiệm chi phí sản xuất (do chỉ dùng 1 khuôn – former). Còn ở góc độ người tiêu dùng là sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian.

Thiết kế này có nhược điểm là găng không khít tốt nhất với tay người đeo găng. Nhưng đối với găng tay y tế chỉ dùng để khám bệnh (không yêu cầu cao về độ khít) thì nhược điểm này hoàn toàn có thể chấp nhận được.

Chọn loại nào giữa nhám và trơn?

Xét về độ nhám trên bề mặt thì găng tay y tế có hai loại: (1) loại trơn nhẵn và (2) loại nhám (đầu ngón hoặc lòng bàn tay).

Loại nhám giúp tăng độ ma sát, qua đó tăng độ bám khi tiếp xúc. Loại trơn có độ bám kém hơn nhưng có ưu điểm là cung cấp cảm giác tiếp xúc “thật” hơn, và vì vậy sẽ phù hợp cho các công việc cần thao tác chính xác.

Hiện BTICO cung cấp cả hai loại nhám và trơn để giúp khách hàng có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và công việc của mình.

Quy trình quản lý chất lượng

Nhà sản xuất VRG Khải Hoàn là một trong những đơn vị sản xuất găng tay y tế lớn nhất Việt Nam. VRG Khải Hoàn áp dụng nhiều quy trình quản lý chất lượng chuẩn ISO để nhằm mang đến không chỉ những sản phẩm chất lượng tốt mà còn là sự yên tâm nơi khách hàng.

  1. ISO 9001:2015.
  2. ISO 22000:2005.
  3. ISO 13485:2016.
  4. SA8000:2014.

Lưu ý khi sử dụng

  1. Thiết kế dùng dùng một lần.
  2. Thay găng mới khi găng bị rách, thủng trong quá trình sử dụng hoặc khi tiếp xúc với bệnh nhân mới.
  3. Ngưng sử dụng khi có dấu hiệu của dị ứng như mẫn ngứa. Khi đó nên chuyển qua sử dụng găng tay không bột phủ polymer hoặc găng tay nitrile không bột.
  4. Tránh tiếp xúc với hóa chất như dung môi, xăng, dầu…
  5. Bảo quản ở nơi khô mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao.
  6. Hạn sử dụng: 3 năm kể từ ngày sản xuất.

Ứng dụng

  1. Y tế.
  2. Nha khoa.
  3. Chế biến thực phẩm.
  4. Thẫm mỹ viện.
  5. Nghề nail.
  6. Xăm mình.

Quy cách đóng gói

  1. 100 chiếc / hộp.
  2. 10 hộp / thùng.
  3. Kích thước thùng: dài x rộng x cao: 34 x 25 x 24 cm.
Thẻ:Tin Tức

Xem thêm bài viết