DANH MỤC SẢN PHẨM

Mách bạn cách tận dụng tối đa chiếc đồng hồ đo điện

Đồng hồ đo điện, hay đồng hồ điện tử, là một trong những dụng cụ tuyệt vời nhất khi sửa chữa các thiết bị điện. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết dùng đồng hồ đo điện một cách hiệu quả và tận dụng hết được những công năng của dụng cụ này. Trong bài viết này, Halana sẽ giúp bạn có thể nắm rõ được những cách đo đồng hồ điện tử nhé!

Đồng hồ đo điện là gì?

Giới thiệu về đồng hồ đo điện

Đồng hồ đo điện, hay đồng hồ điện tử, là một công cụ đo đạc cho nhiều loại đơn vị điện tử khác nhau như điện áp, cường độ, điện trở và đôi khi là tính liên tục của dòng điện nữa.

Có hai loại đồng hồ đo điện khác nhau: analog và kỹ thuật số. Khác biệt chủ yếu giữa hai loại này là phần hiển thị. Đồng hồ đo điện dạng analog hiển thị kết quả đo lường bằng kim chỉ (giống như đồng hồ hoặc kim chỉ tốc độ trên xe), còn đồng hồ điện tử thì có một màn hình LCD hiển thị kết quả đo lường bằng bốn hoặc năm chữ số.

Một khác biệt khác nữa là đồng hồ điện tử dạng analog thường không có chức năng đó tính liên tục của dòng điện và tính năng này thường đi kèm với những chiếc đồng hồ đo điện kĩ thuật số hơn.

Đồng hồ đo điện là một dụng cụ cực kỳ hữu ích

Đồng hồ đo điện là gì?

Các thành phần của đồng hồ điện

  1. Màn hình: phần hiển thị các chỉ số đo được.
  2. Núm điều chỉnh: một vòng tròn lớn cho phép bạn lựa chọn đơn vị điện tử cần đo. Bạn có thể chọn giữa AC volts (V~), DC volts (DC-), điện trở (Ω ), amps (A) và miliamps (mA). Chức năng đo tính liên tục thường được đánh dấu bằng kí hiệu đi ốt (hình tam giác với một đường kẻ ở bên phải) và/hoặc một ký hiệu sóng âm trên núm điều chỉnh.
  3. Đầu dò: hai dây màu đen và đỏ được dùng để kiểm tra các linh kiện điện tử. Mỗi đầu dò có một phần mũi kim loại nhọn ở một đầu và một đầu cắm chữ L ở đầu kia.
  4. Các cổng: đa số các đồng hồ điện tử đều có ba cổng: COM (or “-”), mAVΩ và 10A.

Các thành phần của đồng hồ điện

Các thành phần của đồng hồ điện

Xem thêm: Cầu dao chống giật và những điều bạn chưa biết

Cách sử dụng đồng hồ đo điện

Đo hiệu điện thế (Vôn)

Xoay núm lựa chọn đến AC hoặc DC volts, tùy thuộc vào thứ bạn cần kiểm tra. Đặt đầu dò màu đen lên cực âm và đầu dò màu đỏ lên cực dương của linh kiện mà bạn đang kiểm tra.

Lấy ví dụ rằng bạn cần kiểm tra hiệu điện thế của một ổ cắm thông thường. Vặn núm điều chỉnh san AC volts và bảo đảm rằng các đầu dò đều đã được cắm vào máy. Đặt đầu dò màu đen vào phần biến trái của ổ cắm (trung tính) và đầu dò màu đỏ vào phần bên phải (nóng). Con số được chỉ trên mặt hiển thị là hiệu điện thế của ổ cắm đó.

Đo tính liên tục của dòng điện

Nếu chiếc đồng hồ điện tử có chức năng đo tính liên tục của dòng điện, hãy chuyển núm điều chỉnh sang chức năng này (continuity). Bảo đảm đồng hồ và đầu dò đang hoạt động bằng cách chạm hay đầu dò vào nhau. Đồng hồ sẽ báo hiệu bằng một tiếng “bíp” nếu nó đang hoạt động đúng.

Một ứng dụng phổ biến của việc kiểm tra tính liên tục của dòng điện là bảo đảm chức năng của dây nguồn. Bắt đầu bằng cách chạm một đầu dò của đồng hồ vào ngạnh đực của dây nguồn. Tiếp theo, đưa đầu dò còn lại vào ngạnh cái tương ứng của dây. Nếu dòng điện liên tục, đồng hồ sẽ phát ra một tiếng “bíp” để báo hiệu. Làm lại quá trình này với hai ngạnh đực và cái còn lại. Nếu cả hai lần thử đều không có âm thanh báo hiệu nghĩa là dây điện đang cần được thay thế.

Tiếp theo, đưa một đầu dò vào một ngạnh đực của dây và đầu dò kia vào ngạnh đực còn lại. Nếu máy phát ra tiếng kêu, dây nguồn của bạn đã bị đoản và cần được thay thế.

Nếu đồng hồ của bạn không có chức năng đo tính liên tục, bạn có thể dùng chức năng đo điện trở để thay thế. Vặn núm điều chỉnh sang ký hiệu Ω và làm tương tự quy trình ở trên. Tuy nhiên, thay vì xác định bằng tiếng kêu, bạn hãy quan sát màn hình hiển thị. Nếu máy hiển thị số 1 hoặc OL (open loop) thì dây nguồn đã mất tính liên tục và cần được thay thế.

Vặn núm điều chỉnh đến chức năng cần sử dụng

Đo tính liên tục của dòng điện

Đo điện trở

Bên cạnh việc đo tính liên tục của dòng điện, chức năng đo vôn còn thường được dùng để kiểm tra điện trở của linh kiện (trong loa chẳng hạn).

Khi kiểm tra điện trở, hãy xác định điện trở của thiết bị. Chỉ số này có thể được tìm thấy trên chính thiết bị hoặc trong hướng dẫn sử dụng của thiết bị. Vặn núm điều chỉnh đến ký hiệu Ω và đặt mỗi đầu dò của máy đo vào một đầu của phần điện trở. Nếu điện trở hoạt động bình thường, chỉ số hiển thị sẽ bằng với chỉ số của điện trở. Nếu không, điện trở cần được thay thế.

Đo cường độ dòng điện

Một trong những lý do phổ biến nhất khi đo lường cường độ dòng điện là xác định các vấn đề về điện của phương tiện di chuyển. Lấy ví dụ ở đây là vấn đề ngắn mạch trên pin.

Để chẩn đoán vấn đề này, ngắt kết nối dây cáp khỏi cực âm của pin (được đánh dấu bằng dấu “-” và thường có màu đen). Cắm đầu dò màu đỏ vào cổng 10A trên đồng hồ điện và vặn núm điều chỉnh vào chế độ amp. Kết nối một trong những đầu dò vào cọc bình và đầu dò còn lại vào cáp pin. Số chỉ nên nằm ở giữa 50 và 60 mA. Nếu số chỉ cao hơn, có nghĩa là pin đang bị ngắn mạch.

Khi phát hiện ngắn mạch, tháo từng cầu chì của xe ra cho đến khi bạn đạt được số chỉ mong muốn trên đồng hồ điện.

Một chiếc đồng hồ đo điện sẽ có rất nhiều chức năng khác nhau

Đo cường độ dòng điện

Kết luận

Trên đây là một số cách sử dụng đồng hồ điện tử phổ biến nhất. Halana mong rằng đã giúp đỡ được bạn trong việc sử dụng thật hiệu quả chiếc đồng hồ đo điện của bạn. Chúc bạn thành công!

Xem thêm: Máy khoan cầm tay loại nào tốt?
Thẻ:Tin Tức

Xem thêm bài viết