DANH MỤC SẢN PHẨM

Hướng dẫn cách đọc ký hiệu đá mài cực “chuẩn”

Đá mài là một dụng cụ đặc biệt vì có vô số lưỡi cắt, đa dạng về kích thước và hình dáng, chúng được dùng để mài mòn, làm bóng, loại bỏ các vết bẩn, giúp sản phẩm làm ra đạt được độ thẩm mỹ cao. Để hiểu rõ hơn về đá mài cũng như cách đọc ký hiệu đá mài, thì đây chính là bài viết phù hợp mà Halana đã tổng hợp dành cho bạn.

Đá mài là gì?

Đá mài được tạo thành từ các hạt mài nhỏ (loại hạt mài/vật liệu hạt mài) đã được kết dính với nhau bằng vật liệu liên kết (chất kết dính) để tạo thành các cấu trúc bên trong đá và có độ dày khác nhau. Do đó, đá mài được xác định bởi:

  1. Vật liệu hạt mài được sử dụng
  2. Kích thước loại vật liệu hạt mài (độ mịn)
  3. Chất kết dính hoặc lớp phủ
  4. Độ cứng
  5. Cấu trúc bên trong đá mài

Chúng được sử dụng để mài mòn và mài mặt theo thiết kế tiêu chuẩn; chúng cũng có thể được sử dụng để cắt vật liệu. Một số được sử dụng để đánh bóng, tẩy cặn, chà nhám.

Đá mài

Đá mài

Mỗi đá mài sẽ có các thông số tiêu chuẩn kỹ thuật đi kèm theo mã sản phẩm và kích thước sản phẩm. Thông số tiêu chuẩn kỹ thuật được thể hiện dưới dạng các con số và ký hiệu đặc trưng cho loại vật liệu hạt mài được sử dụng, độ cứng, độ mịn (như độ to của hạt cát trong giấy nhám), chất kết dính,... của đá.

Ví dụ:

  1. Tên sản phẩm: Đá mài V1
  2. Hãng sản xuất: Hải Dương
  3. Xuất xứ: Việt Nam
  4. Mã sản phẩm: 71- 9VT- 3516A
  5. Tiêu chuẩn kỹ thuật: Sx 100 TB2 G
  6. Kích thước: 150.20.32
  7. Vận tốc quay: 35m/s

Trong đó:

  1. Sx: Loại vật liệu hạt mài
  2. 100: Kích thước hạt mài
  3. TB2: Độ cứng
  4. G: Chất kết dính
Xem thêm: Các loại keo trên thị trường hiện nay

Cách đọc ký hiệu đá mài

Sau đây, Halana sẽ hướng dẫn bạn cách đọc ký hiệu đá mài dựa trên: vật liệu hạt mài, độ mịn, chất kết dính, độ cứng, cấu trúc bên trong đá mài.

Vật liệu hạt mài

Xác định được vật liệu hạt mài của đá mài là một trong những cách đọc ký hiệu đá mài quan trọng. Vì khi biết chính xác loại vật liệu hạt mài, chúng ta sẽ biết được độ cứng của đá mài.

Vật liệu đá mài thường được sử dụng phổ biến là:

  1. Corindon nâu (Brown aluminium oxide)
  2. Ký hiệu cơ sở: Cn
  3. Ký hiệu theo chuẩn ISO: A
  4. Đặc điểm chính: Khả năng chống phá vỡ khá mạnh. Chống oxy hóa, chống ăn mòn, độ dẻo dai cao hơn corindon trắng
  5. Phạm vi ứng dụng chủ yếu: Thích hợp trong việc mài cắt kim loại có cường độ chống căng dãn cao như thép cacbon thường, thép hợp kim, gang rèn v.v…
  6. Corindon trắng (White aluminium oxide)
  7. Ký hiệu cơ sở: Ct
  8. Ký hiệu theo chuẩn ISO: WA
  9. Đặc điểm chính: Độ cứng cao hơn corindon nâu nhưng tính giòn lớn. Tính mài cắt rất tốt
  10. Phạm vi ứng dụng chủ yếu: Chủ yếu dùng để mài tinh, mài bóng thép đã tôi, thép hợp kim hoặc mài ren ốc, mài bánh răng
  11. Corindon hồng (Pink aluminium oxide)
  12. Ký hiệu cơ sở: Ch
  13. Ký hiệu theo chuẩn ISO: PA
  14. Đặc điểm chính: Độ cứng gần giống corindon trắng nhưng độ dẻo lại cao dùng để gia công các loại vật liệu có độ dẻo lớn, có hiệu suất cao hơn corindon trắng, độ nhám bề mặt rất cao
  15. Phạm vi ứng dụng chủ yếu: Thích hợp mài cắt thép hợp kim có độ dẻo cao, thép đã tôi và dụng cụ đo chính xác, chi tiết đòng hồ máy đo và chi tiết có độ thô ráp lớn
  16. Silic cacbua đen (Black silicon carbide)
  17. Ký hiệu cơ sở: Sđ
  18. Ký hiệu theo chuẩn ISO: C
  19. Đặc điểm chính: Độ cứng cao hơn corindon trắng, độ giòn cũng cao hơn
  20. Phạm vi ứng dụng chủ yếu: Thích hợp gia công kim loại và phi kim loại có cường độ chịu kéo thấp như gang đúc và kim loại màu như đồng, vàng, chì v.v… và gốm, thủy tinh, đá cứng và giòn
  21. Silic cacbua xanh (Blue silicon carbide)
  22. Ký hiệu cơ sở: Sx
  23. Ký hiệu theo chuẩn ISO: GC
  24. Đặc điểm chính: Độ thuần, độ cứng và độ giòn hơi cao hơn silic cacbua đen
  25. Phạm vi ứng dụng chủ yếu: Thích hợp với việc gia công vật liệu cứng và giòn như hợp kim cứng, thủy tinh, mã não, cũng thích hợp với việc gia công các chi tiết chính xác của dao cụ, dụng cụ đo, dụng cụ cắt gọt, khuôn mẫu và mài xi lanh động cơ tàu thuyền, ô tô, máy bay

Kích thước hạt mài

Biết chỉ số kích thước số hạt cũng là một cách đọc ký hiệu đá mài cần nắm để có thể xác định được độ mịn (thô) của hạt đá. Ký hiệu độ hạt là chỉ số từ 0 đến 600 (mịn nhất).

Hạt mài

Hạt mài

Số kích thước hạt tương ứng với sổ lỗ của rây trên chiều dài 1 inch, hạt nào đúng cỡ lọt qua thẳng xuống rây, trong khi một số hạt khác kẹt lại ở rây hẹp kế tiếp. Kích thước hạt càng to thì độ mịn càng cao, đá mài càng tinh và ngược lại.

Khi mài thô nên dùng đá mài có kích thước hạt lớn hơn khi mài tinh. Khi gia công kim loại mềm dẻo, để tránh đá bị nhanh cùn, nên chọn đá mài có hạt lớn. Ngược lại khi gia công kim loại hay vật liệu cứng, dùng đá mài có hạt nhỏ. Diện tích tiếp xúc giữa đá mài và chi tiết gia công càng lớn đá mài càng cần có hạt lớn và ngược lại.

Chất kết dính

Chất kết dính có mục đích là giữ cho từng hạt chặt cứng với nhau đến khi nào cùn.

Có các loại chất dính sau:

  1. Chất kết dính gốm
  2. Ký hiệu cơ sở: G
  3. Ký hiệu ISO: V
  4. Đặc tính: Cường độ tương đối cao, tính ổn định hóa học tốt, tính chịu nhiệt, chịu nước, chịu dầu, chịu axit, chịu kiềm v.v… đều tương đối tốt, có thể thích nghi việc mài trong nhiều loại dịch làm mát, giá rẻ, nhưng độ giòn lớn, độ đàn hồi kém
  5. Lĩnh vực ứng dụng: Mài phá và mài tinh thép với corindon (bột mài gốc oxit nhôm) và silic cacbua
  6. Chất kết dính bakelit (chất kết dính keo nhựa)
  7. Ký hiệu cơ sở: B
  8. Ký hiệu ISO: B
  9. Đặc tính: Cường độ cao, có tính đàn hồi nhất định, có thể làm việc với tốc độ cao và có thể tạo thành dụng cụ mài với nhiều hình dạng, chu kì sản xuất ngắn nhưng tính chịu nhiệt, chịu dầu, chịu axit kém, gía thành tương đối cao
  10. Lĩnh vực ứng dụng: Mài thô và mài cắt đứt, mài áp lực cao với corindon, mài định hình với kim cương và bor nitrua
  11. Chất kết dính cao su
  12. Ký hiệu cơ sở: V
  13. Ký hiệu ISO: R
  14. Đặc tính: Tính đàn hồi tốt, khả năng đánh bóng tốt, có thể thích hợp trong việc làm đá mài đánh bóng có độ chính xác cao và làm bánh dẫn trong mài vô tâm nhưng tính chịu nhiệt, chịu dầu, chịu axit kém, dễ bị lão hóa , không để được lâu, giá khá cao
  15. Lĩnh vực ứng dụng: Đĩa mài cắt Đĩa mài dẫn
  16. Chất dính Magie
  17. Ký hiệu cơ sở: MgO
  18. Ký hiệu ISO: Mg
  19. Đặc tính: Tính tự làm sắc tốt, lượng phát nhiệt khi mài nhỏ, giá rẻ, nhưng cường độ dính kết thấp, mau bị mài mòn, độ chịu nước kém
  20. Lĩnh vực ứng dụng: Mài lỗ trong của kim loại cứng, thép gió, mài tay
  21. Chất kết dính kim loại
  22. Ký hiệu cơ sở: M
  23. Ký hiệu ISO: M
  24. Đặc tính: Cường độ cao, độ deo dai tốt, lực giữ hạt mài lớn, độ bền tốt, nhưng tính tự làm sắc kém, phần lớn dung làm dụng cụ mài siêu cứng
  25. Lĩnh vực ứng dụng: Mài định hình và mài dụng cụ với kim cương hay bor nitrua (mài ướt)

Độ cứng

Độ cứng của đá mài là khả năng chống lại sự tróc của hạt mài, trong thời gian làm việc. Đá mài gọi là mềm khi hạt mài dễ tróc ra và đá mài cứng khi hạt mài khó tróc hơn.

Các độ cứng đá:

  1. Mềm:
  2. Ký hiệu cơ sở: M1, M2, M3
  3. Ký hiệu theo ISO: G, H, I
  4. Mềm vừa:
  5. Ký hiệu cơ sở: MV1, MV2
  6. Ký hiệu theo ISO: J, K
  7. Trung bình:
  8. Ký hiệu cơ sở: TB1, TB2
  9. Ký hiệu theo ISO: L, M
  10. Cứng cừa:
  11. Ký hiệu cơ sở: CV1, CV2, CV3
  12. Ký hiệu theo ISO: N, O, P
  13. Cứng:
  14. Ký hiệu cơ sở: C1, C2
  15. Ký hiệu theo ISO: Q, R
  16. Siêu cứng:
  17. Ký hiệu cơ sở: RC1, RC2, DDC1, ĐC2
  18. Ký hiệu theo ISO: T, U, V, W

Cấu trúc bên trong đá mài

Cấu trúc đá mài thể hiện tỉ lệ về số lượng của hạt mài, chất dính kết và khoảng trống (lỗ xốp) trong một đơn vị thể tích của đá mài. Trong một đơn vị thể tích đá mài, hạt mài càng lớn, cấu trúc của đá càng chặt.

Ký hiệu thể hiện cấu trúc đá mài là chỉ số từ 1 đến 15, nghĩa là 1 - khoảng trống giữa các hạt mài nhỏ nhất, 15 - khoảng trống giữa các hạt mài là lớn nhất.

Giới thiệu các loại đá mài phổ biến hiện nay

Ngày nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu đá mài khác nhau tuy nhiên để chọn được sản phẩm tốt phục vụ cho công việc của mình, các bạn nên lưu ý việc lựa chọn thương hiệu uy tín và chất lượng để đảm bảo độ cứng của đá mài tốt nhất.

Đá mài Hải Dương chất dính bakelit

Đá mài Hải Dương chất dính bakelit hay còn gọi là chất dính keo nhựa. Nó là loại đá mài sử dụng cho các nguyên công như: cắt kim loại hoặc đánh bavia, đánh xỉ hàn,…. Loại đá mài này thường có chiều dày khá nhỏ 1.5-6.5mm.

Đá mài Hải Dương chất dính bakelit

Đá mài Hải Dương chất dính bakelit

Đá mài Hải Dương chất dính bakelit có xuất xứ từ Việt Nam mang tên thương hiệu Hải Dương. Đá mài Hải Dương là thương hiệu được thành lập vào năm 1996, trải qua nhiều năm phát triển thương hiệu Hải Dương đã khẳng định được vị thế số một trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm đá cắt, hạt mài tại Việt Nam.

Đá mài Hải Dương chất dính gốm

Đá mài chất dính gốm hay đá mài gốm là loại đá mài sử dụng cho các máy mài chuyên dụng như mài phẳng, mài tròn, mài vô tâm, mài sửa chữa,…Nó sử dụng các loại keo có tính gốm để kết hợp các hạt mài nên thường được gọi là đá mài gốm. Đá mài Hải Dương chất dính gốm có cách đọc ký hiệu đá mài phức tạp hơn đá mài chất dính Bakelit.

Đá mài Hải Dương chất dính gốm

Đá mài Hải Dương chất dính gốm

Kết luận

Với tất cả những thông tin chi tiết trên, Halana tin chắc rằng bạn cũng sẽ có thể dễ dàng để đọc được thông số của đá mài. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ với Halana để được tư vấn.

Xem thêm: Sử dụng máy hàn điện tử như thế nào để đảm bảo an toàn?
Thẻ:Tin Tức

Xem thêm bài viết