DANH MỤC SẢN PHẨM

Công Nghiệp Điện Tử - Ngành Công Nghiệp Đầy Tiềm Năng

Cùng với sự phát triển công nghệ 4.0, 5.0 và quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam, ngành công nghiệp điện tử ngày càng phát triển và có những bước chuyển mình ấn tượng. Công nghiệp điện tử đã và đang trở thành một ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng và là ngành mũi nhọn của nền kinh tế. Vậy ngành công nghiệp điện tử là gì? Có vai trò thế nào? Hãy cùng Halana tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Định Nghĩa Ngành Công Nghiệp Điện Tử

Từ thế kỷ 20 đến nay, ngành công nghiệp điện tử dần phát triển thành một trong những ngành công nghiệp hàng đầu trên toàn cầu, mọi người trên thế giới hiện nay đang sử dụng các thiết bị điện tử hàng ngày, hàng giờ. Là một phần trong ngành công nghệ kỹ thuật điện tử, ngành điện tử công nghiệp kết hợp giữ điện tử dân dung và điện tử máy tính.

Điện tử dân dụng xoay quanh những thiết bị điện tử trong gia đình, kinh doanh và sản xuất, các hoạt động này có thể là vận hàng, sửa chữa hoặc lắp đặt. Điện tử máy tính liên quan đến những hoạt động đặc trưng của các thiết bị máy tính, ứng dụng cả trong cuộc sống hàng ngày và sản xuất.

Công nghiệp điện tử là gì?

Công nghiệp điện tử

Ngày này, ngành công nghiệp điện tử đang dần có những phát triển mới và vững chắc, biến mình thành một ngành công nghiệp quan trọng trong nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, bên cạnh đó các hoạt động sản xuất của ngành này buộc phải sử dụng những vật liệu khó tái chế và độc hại nên không tránh khỏi những vấn đề về phế liệu điện tử. Vì vậy, để giải quyết vần đề này các quy định quốc tế và các chế tài về môi trường đang được ban hành và cải thiện.

Công nghiệp điện tử bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, mang đến nhiều lợi nhuận về kinh tế. Những lĩnh vực lớn phải kể đến là: điện tử gia dụng ( doanh thu ~ 2 nghìn tỷ năm 2016); thương mại điện tử B2B, B2C (hơn 29 nghìn tỷ năm 2017); dịch vụ truyền hình (~407 tỷ năm 2017); công nghệ di động (~4 nghìn tỷ năm 2018);...

Xem thêm: Công nghiệp hóa chất và định hướng phát triển

Vai Trò Của Ngành Công Nghiệp Điện Tử

Công nghiệp điện tử là một ngành sản xuất vật chất cơ bản của nền kinh tế nước ta, chiếm vị trí then chốt trong nền kinh tế hiện đại và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. Đối với mỗi quốc gia Ở mỗi quốc gia, việc phát triển công nghiệp điện tử cũng trở thành một ưu tiên hàng đầu, vì nó không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn mang lại vị thế và thương hiệu quốc gia trên thị trường quốc tế.

Cùng với vị trí địa lý thuận lợi trong một khu vực, nên tốc độ phát triển công nghiệp năng động và nhanh chóng, đặc biệt là đối với ngành công nghiệp điện tử. Lợi thế của Việt Nam trong việc phát triển ngành công nghiệp điện tử là dân số. Thanh niên, 60% trong độ tuổi lao động, có trình độ văn hóa tương đối cao. Lực lượng lao động dồi dào của Việt Nam được đánh giá là tiếp thu nhanh trong việc khai thác, sử dụng và lắp ráp các thiết bị điện tử, bao gồm cả các thiết bị điện tử hiện đại. Giá nhân công ở nước ta còn tương đối thấp ở Việt Nam, điều này tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các công ty sản xuất phụ phẩm, lắp ráp sản phẩm điện tử so với khu vực.

Ngành công nghiệp điện tử

Ngành công nghiệp điện tử

Với sự phát triển vượt bậc của mình trong những năm gần đây, ngành công nghiệp điển tử đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Gần như những doanh nghiệp lớn về điện tử trên thế giới đều đã có mặt tại Việt Nam: LG, Canon, Samsung, Panasonic, Intel, Toshiba,... Là ngành cồng nghiệp mũi nhọn, chủ chốt nên sự phát triển của ngành điện tử công nghiệp cũng tác động không nhỏ tới nền kinh tế chung của nước ta.

Bên cạnh đó, nhờ sự phát triển của công nghiệp điện tử đã đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, giúp đưa nên kinh tế cũng như xã hội, đời sống nhân dân lên một trình độ cao mới. Đóng một vai trò chủ đạo, không thể thiếu trong cơ cấu công nghiệp Việt Nam và Thế Giới.

Những Thách Thức Ngành Công Nghệ Điện Tử Đang Đối Mặt

Tuy có tốc độ phát triển nhanh chóng, luôn ở mức cao trên thế giới về giá trị xuật khẩu công nghiệp điện tử và được xem là ngành công nghiệp dẫn đầu với khả năng thu hút đầu tư FDI và xuất khẩu lớn. Nhưng, trong vòng 10 trở lại đây, ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu của chuỗi quá trình sản xuất điện tử.

Doanh thu lớn, chiếm khoảng 90% trong toàn ngành công nghệ thông tin nhưng trên thực tế giá trị doanh thu của ngành công nhiệp phần cứng và điện tử ở nước ta chủ yếu là từ những doanh nghiệp FDI, những doanh nghiệp trong nước thì chỉ tập trung thực hiện quá trình lắp ráp hoặc thực hiện những dịch vụ thương mại. Theo Bộ Công Thương, ngành điện tử công nghiệp Việt Nam đa phần chỉ lắp ráp những bộ phận, gia công đơn giản. Còn các thiết bị hay gia công phức tạp, chuyên ngành thì vẫn chưa có bất kì sự phát triển nào. Tốc độ tăng trưởng ấn tượng của ngành này chủ yếu xuất phát từ khả năng thu hút các nhà đầu tu lớn từ các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu Châu Á và thế giới.

Những thách thức ngành công nghệ điện tử đang đối mặt

Những thách thức ngành công nghệ điện tử đang đối mặt

Có một vài thương hiệu lớn và nổi tiếng trong nước như Vsmart, Viettel,... tuy nhiên mới chỉ tập trung vào thị trường điện tử máy tính, còn về phân khúc điện tử dân dụng thì vẫn do các công ty nước ngoài nắm giữ. Không chỉ vậy, những doanh nghiệp trong nước vẫn mang nhiều hạn chế về mẫu mã và chất lượng của sản phẩm, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cao của người dùng hiện nay. Cũng vì sự phát triển quá nhanh của ngành này, nên nhiều daonh nghiệp trong nước cũng đang dần có dấu hiệu chậm phát triển hay tệ hơn là mất dần thương hiệu.

Hiện nay, Việt Nam ta vẫn chưa có được viện nghiên cứu hay các chuyên gia về máy móc link kiện hoặc các công nghệ then chốt. Những doanh nghiệp nội địa tham gia hỗ trợ ngành công nghiệp tuy có trong chuỗi giá trị của ngành, những cũng chỉ cung cấp được những sản phẩm thiết bị đơn giản có giá trị công nghệ thấp. Đa số sản phẩm, thiết bị điện tử trên thị trường hiện nay đều là hàng nhập khẩu nguyên chiếc hoặc nhập khẩu linh kiện lắp ráp.

Các chuyên gia kinh tế đã đánh giá rằng, ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam đã hình thành, phát triển hơn 30 năm nhưng vấn bị xếp ở vị trí thấp nhất trong chuỗi giá trị giá tăng, trong khi đó nhiều nước Châu Á khác chỉ mất khoảng 20 năm để có thể xác định rõ những sản phẩm chủ lực. Điều này chứng minh rằng, Việt Nam cần xem xét tỷ trọng của có công ty trong nước đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp điện tử.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về ngành công nghiệp điện tử, Halana mong rằng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của nước ta - Ngành điện tử công nghiệp.

Xem thêm: Những điều có thể bạn chưa biết về ngành công nghiệp hóa
Thẻ:Tin Tức

Xem thêm bài viết