DANH MỤC SẢN PHẨM

Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết Về Công Nghiệp Hóa

Hiện đại hóa, công nghiệp hóa là cụm từ mà chắc ai trong chúng ta cũng từng nghe qua vài lần, nhưng mọi người đã hiểu rõ thế nào là công nghiệp hóa hay những đặc điểm của công nghiệp hóa là gì? Hãy cùng Halana tìm hiểu những điều thú vị về công nghiệp hóa.

Khái niệm của công nghiệp hóa

Nhiều năm trở lại đây, cụm từ công nghiệp hóa được sử dụng, nói tới rất nhiều, vậy chính xác công nghiệp hóa là gì?

Công nghiệp hóa - Industrialization được hiểu đơn giản chính là sự chuyển dịch từ nền kinh tế nông nghiệp thành nền kinh tế công nghiệp, từ văn minh nông nghiệp thành văn minh công nghiệp, từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp. Công nghiệp hóa chính là thay vì lấy nông nghiệp là trọng như trước thì sẽ dần chuyển sang lấy công nghiệp làm trọng, vì vậy tỉ trọng lao động nông nghiệp sẽ giảm dần thay vào đó là lao động công nghiệp.

Công Nghiệp Hóa Là Gì?

Khái niệm của công nghiệp hóa

Đặc điểm của công nghiệp hóa

Quá trình công nghiệp hóa diễn ra sẽ mang những đặc điểm của riêng mình, mỗi nước khác nhau với những mục tiêu và yêu cầu khác nhau nên sẽ có những đặc điểm khác nhau, nhưng cơ bản sẽ vẫn có những đặc điểm sau:

  1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ khắc phục, giải quyết những nhược điểm của nên công nghiệp cũ (lãng phí vật chất, ô nhiễm môi trường, bất công xa hội, tốn nhiều thời gian thực hiện)
  2. Tập trung vào phát triển bền vững, chú trọng phát triển kinh tế đi đôi với nhiệm vụ bảo vệ an ninh xã hội, bảo vệ môi trường.
  3. Thúc đẩy phát triển những ngành công nghệ cao, kết hợp công nghiệp hóa với phát triển môi trường và tiếp cận kinh tế tri thức

Tính tất yếu khách quan

  1. Đáp ứng những nhu cầu xâu dựng, phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật
  2. Để thu hẹp khoảng cách về kinh tế, công nghệ - kỹ thuật của nước ta so với các nước trong khu vực và thế giới.
  3. Do nhu cầu cần phải nâng cao năng suất lao động, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.

Lợi ích vượt trội

  1. Tạo tiền đề để phát triển lực lượng lao động sản xuất, tăng năng xuất lao động.
  2. Tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển nền văn hóa mới.
  3. Tạo ra nhiều lực lượng lao động sản xuất mới, phát triển mối quan hệ giữa các giai cấp.
  4. Tạo ra và phát triển cơ sở vật chất, công nghệ - kỹ thuật giúp xây dựng nền kinh tế độc lập tụ chủ hơn.

Những loại hình công nghiệp hóa

Từ hình thành tới nay, quá trinh công nghiệp hóa được thực hiện dưới nhiều loại hình khác nhau, mô hình khác nhau tùy vào điều kiện và mục tiêu của từng nước. Nhưng chung quy lại có 2 hình thức lớn là:

  1. Công nghiệp hóa truyền thống: loại hình này bao gồm hai loại nhỏ thuộc các nước phương Tây và các nước Xã Hội Chủ Nghĩa. Công nghiệp hóa cổ điển được thực hiện ở những nước phương Tây bắt đầu từ cuối thế kỉ XVIII và được hoàn thành ở một số nước vào thế kỷ XX. Công nghiệp hóa ở những nước xã hội chủ nghĩa hoạt động dựa trên co chế kế hoạch hóa diễn ra ở thế kỷ XX.
  2. Công nghiệp hóa kiểu mới: loài hình này được bắt đầu tiến hành từ nững năm 60 của thế kỷ trước và vẫn đang hoạt động cho đến nay.
  3. Qua bài học, kinh nghiệm từ những nhược điểm của công nghiệp hóa cố điển, công nghiệp hóa kiểu mới mang chiến lược hướng tới sự gắn kết nhu cầu của một nền kinh tế mới, đảm bảo sự phát triển bền vững và tiết kiệm thời gian thực hiện.

Mục tiêu, quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam

Nhiều nước phát triển trên thế giới đã hoàn thiện quá trình công nghiệp hóa, đã có được những chiến lược để phát triển bền vững. Hiện nay, ở nước ta không đi theo loại hình công nghiệp hóa truyền thống với nhiều mặt tiêu cực. Vào Đại Hội VII của Đảng đã nêu ra mô hình "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa" kết hợp Văn kiện Đại Hội IX với vấn đề "Công nghiệp hóa theo hướng hiện đại" có thể thấy được con đường công nghiệp hóa kiểu mới của nước ta. Việt Nam đăng dần chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, thủ công sang kinh tế công nghiệp sử dụng máy móc, thiệt bị công nghệ cao và dịch vụ hiện đại. Lực lượng lao động trong thời kỳ này được hướng tới được đào tạo, phát triển các kỹ năng chuyên môn áp dụng những thành tựu khoa học và công nghê vào sản xuất.

Mục đích công nghiệp hóa ở Việt Nam

Mục tiêu, quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam

Mục tiêu của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa là tập trung thúc đẩy:

  1. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ở nông thôn.
  2. Tăng giá trị sản phẩm khi tận dụng thế mạnh vốn có của nông, lâm, ngư nghiệp kết hợp với các ngành công nghiệp sản xuất chế biến.
  3. Giảm dần tỉ trọng lao dộng nông nghiệp, thay vào đó là tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp, dịch vụ.
  4. Đẩy mạnh phát triển những ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác, phần mềm,...
  5. Sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, sủa dụng trong nước và mang nhiểu lợi thế cạnh tranh để xuất khẩu ra các nước.
  6. Tăng cường vào ngành dịch vụ để hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao sự tăng trưởng nhằm phát triển nền kinh tế quốc dân.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của Halana về những điều mà bạn có thể chưa biết về công nghiệp hóa, những đặc điểm, mục tiêu của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa. Trên thực tế có thể thấy nước ta vẫn đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta sẽ dần vũng chắc và trở thành một nền kinh tế công nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân.

Xem thêm: Cà phê - Thị trường tiềm năng của Việt Nam
Thẻ:Tin Tức

Xem thêm bài viết