DANH MỤC SẢN PHẨM

Cách bảo dưỡng máy phát điện Diesel chuẩn chỉnh nhất cho máy

Bài viết dưới đây sẽ mang tới những thông tin chi tiết nhất về cách bảo dưỡng máy phát điện Diesel. Người đọc sẽ nắm được bộ phần nào cần bảo dưỡng, quy trình chuẩn để bảo trì máy phát điện. Để biết thêm chi tiết, bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Máy phát điện Diesel là gì?

Máy phát điện Diesel là máy cung cấp điện cho hộ gia đình và doanh nghiệp chạy bằng dầu Diesel. Máy phát điện Cummins là ví dụ điển hình nhất cho loại hình máy móc này. Thiết bị thường được sử dụng tại các công trình, tòa nhà có số lượng thiết bị điện tử lớn.

Tuy nhiên, động cơ sử dụng dầu Diesel nên có khả năng gây ô nhiễm khu vực nhất định. Do đó, việc bảo dưỡng máy phát điện Diesel cần được thực hiện thường xuyên tránh rò rỉ dầu.

Máy phát điện chạy dầu không có bugi và bộ chế hòa khí để tạo động cơ. Dầu được phun trực tiếp vào buồng đốt trộn với không khí nén ở áp suất và nhiệt độ cao. Từ đó sinh ra hiện tượng tự bốc cháy và hỗn hợp cháy sinh công tạo ra động cơ. Động cơ được máy phát điện chuyển đổi thành dòng điện và có thể sử dụng.

Máy phát điện Diesel 100kVA

Các bộ phận nào của máy phát điện cần bảo dưỡng?

Máy phát điện được cấu thành bởi nhiều bộ phận nhưng không phải bộ phận nào cũng cần bảo dưỡng. Do vậy, bảo trì đúng bộ phận và đúng thời điểm là cách giúp thiết bị chạy bền được. Dưới đây bài viết sẽ đưa ra những bộ phần cần được bảo dưỡng dựa theo cách bảo trì máy phát điện Cummins:

  1. Hệ thống giải nhiệt.
  2. Hệ thống bôi trơn.
  3. Hệ thống nhiên liệu.
  4. Hệ thống khí nạp.
  5. Hệ thống khí thải.
  6. Hệ thống khởi động.
  7. Động cơ.
  8. Đầu phát điện.
  9. Bảng điều khiển.
Xem thêm: Tổng quan về máy phát điện chạy dầu diesel

Quy trình bảo dưỡng máy phát điện Diesel

Quy trình bảo dưỡng máy phát điện Diesel cần được thực hiện chuẩn chỉnh tránh gặp phải sai sót. Công cuộc chuẩn bị, quy trình thực hiện nên đầy đủ và được lên kế hoạch chi tiết. Bảo dưỡng đúng cách giúp máy chạy mạnh và bền, kéo dài tuổi thọ sử dụng máy phát điện Diesel. 

Công cuộc chuẩn bị trước khi bảo dưỡng máy phát điện Diesel

Dụng cụ và quần áo bảo hộ lao động là thứ thiết yếu cần chuẩn bị trước khi bảo dưỡng. Khu vực bảo dưỡng cần được đặt cảnh báo tránh người dân đi qua cản trở công việc. Thiết bị cần trong tình trạng không hoạt động và làm nguội trước khi bảo trì. 

Trước khi bảo dưỡng, thợ sửa cần tắt điện nguồn tủ điều khiển, tải của đầu phát để đảm bảo an toàn. Sau đó, thợ bảo dưỡng xem xét tổng quan máy và bắt đầu công việc bảo trì.

Thợ bảo dưỡng máy phát điện

Quy trình bảo dưỡng các bộ phận máy phát điện chi tiết

Bảo dưỡng máy phát điện chạy Diesel cần kiểm tra và sửa từng bộ phận một. Kiểm tra từng bộ phận sẽ tiết kiệm thời gian và xác định rõ nơi cần thay thế, sửa đổi. 

Mỗi bộ phận lại có tính chất và công dụng khác nhau nhưng lại có sự liên kết với nhau. Do vậy, bảo dưỡng tốt bộ phận này sẽ thêm phần ổn định cho các bộ phận khác. 

Hệ thống làm mát

Hệ thống giải nhiệt của máy phát điện chạy dầu cần được thực hiện những bước sau:

  1. Vệ sinh két nước và thay nước giải nhiệt.
  2. Kiểm tra tình trạng rò rỉ của ống nước và két nước.
  3. Kiểm tra các hệ thống ống, khớp nối nước làm mát.
  4. Kiểm tra dây curoa, cánh quạt và hệ thống làm mát bằng gió.
  5. Kiểm tra cảm biến nhiệt độ.

Hệ thống bôi trơn

Hệ thống bôi trơn cần được kiểm tra mỗi 50 giờ sử dụng máy phát điện. Dưới đây là những việc cần làm để bảo dưỡng hệ thống bôi trơn:

  1. Thay dầu nhớt mỗi 300 giờ sử dụng máy, lọc dầu và lọc dầu nhánh thay mỗi năm 1 lần.
  2. Kiểm tra đường ống dẫn, tình trạng rò rỉ dầu trên động cơ.
  3. Kiểm tra nhiệt độ dầu.
  4. Kiểm tra áp lực dầu.

Cấu tạo hệ thống bôi trơn động cơ

Hệ thống nhiên liệu

Hệ thống nhiên liệu của máy phát điện Diesel cần được kiểm tra, bảo dưỡng như sau:

  1. Kiểm tra tổng thể hệ thống nhiên liệu (bình chứa, mực chứa, đường ống, bộ phun,...).
  2. Thay lọc nhiên liệu và lọc tách nước.
  3. Kiểm tra bộ cấp nhiên liệu (cấp và hồi).
  4. Kiểm tra bơm dầu cao áp.
Xem thêm: Top những địa chỉ thanh lý máy phát điện cũ giá tốt

Hệ thống khí nạp 

Hệ thống khí nạp cần bảo dưỡng như sau: 

  1. Kiểm tra tình trạng rò rỉ hệ thống khí nạp, độ nghẽn của khí xả.
  2. Kiểm tra khớp nối (mềm & cứng).
  3. Kiểm tra trạng thái khí nam (đo áp suất khí nạp - tùy từng máy).
  4. Kiểm tra lọc thông hơi Cacte.
  5. Thay lọc gió hoặc tái sử dụng với loại lọc tốt.

Hệ thống khí thải

Hệ thống khí thải cần được bảo dưỡng kỹ càng để tránh gây hại môi trường. Bộ phận này cần được bảo dưỡng như sau:

  1. Kiểm tra chung hệ thống lọc khói
  2. Thay thế lọc khói để việc lọc được hiệu quả.
  3. Kiểm tra tình trạng rò rỉ hệ thống lọc khói và màu khí thải.

Xử lý khí thải máy phát điện

Hệ thống khởi động máy

Tiếp đến, thợ sửa cần kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống khởi động máy. Ta cần kiểm tra những bộ phận sau để máy có thể khởi động trơn tru:

  1. Sạc Ác quy
  2. Mức nước Axit của Ắc quy
  3. Điện áp Ắc quy
  4. Độ sụt áp của Ắc quy
  5. Nội trở Ắc quy
  6. Cực của Ắc quy
  7. Hệ thống dây điện nối Ắc Quy 
  8. Củ đề 

Động cơ máy

Động cơ máy phát điện là thứ quan trọng nhất giúp sinh ra dòng điện. Vậy nên, thợ bảo dưỡng cần lưu ý bảo dưỡng như sau:

  1. Kiểm tra xem máy có xuất hiện tình trạng rung hay tiếng động lạ hay không.
  2. Kiểm tra tổng thể động cơ trước và trong khi chạy.
  3. Kiểm tra các chỉ số và căn chỉnh cài đặt về chuẩn mặc định.

Đầu phát điện 

Đầu phát điện cần được bảo dưỡng đúng cách để có thể tạo ra nguồn điện ổn định. Quy trình bảo dưỡng chuẩn như sau:

  1. Kiểm tra kết nối tiếp xúc cáp, khả năng cách điện của đầu phát điện.
  2. Kiểm tra hệ thống làm mát (độ nghẽn nghẹt của đường gió).
  3. Kiểm tra độ nghẽn nghẹt đường gió vào và ra.
  4. Kiểm tra và vệ sinh dây quấn và bậc đạn xoay.
  5. Kiểm tra board AVR.
Xem thêm: Cách vận hành máy phát điện diesel đúng quy trình

Bảng điều khiển

Bảng điều khiển cần được kiểm tra để đảm bảo các thao tác sử dụng máy diễn ra ổn định. Người bảo dưỡng có thể tham khảo quy trình bảo dưỡng dưới đây:

  1. Vệ sinh sạch sẽ bảng điều khiển.
  2. Kiểm tra các nút điều khiển, kết nối dây còn sử dụng được hay không.
  3. Kiểm tra lại lịch sử các lỗi ECU.
  4. Kiểm tra các các trạng thái cảnh báo.

Bảng điều khiển máy phát điện

Kiểm tra và chạy thử

Sau khi hoàn thành quá trình bảo dưỡng, bạn nên chạy thử máy để kiểm tra độ ổn định. Bạn cần kiểm tra máy có xuất hiện tiếng động lạ khi sử dụng hay không. Bên cạnh đó, ta cần kiểm tra tốc độ, tần số, điện áp, dòng điện, áp suất, nhiệt độ, công suất,...

Mua máy phát điện chạy dầu ở đâu?

Máy phát điện Diesel hiện nay được bày bán phổ biến trên thị trường. Vậy đâu là nơi uy tín để mua máy phát điện? Bài viết giới thiệu cho bạn trang Halana chuyên cung cấp từ thiết bị điện tử đến đồ gia dụng. 

Sàn thương mại điện tử Halana chuyên cung cấp máy móc công nghiệp, phụ tùng,... từ nguồn hàng uy tín. Còn chần chừ gì mà không truy cập ngay trang web để nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Kết luận

Trên đây là quy trình bảo dưỡng máy phát điện chạy dầu đúng quy cách. Máy phát điện là thiết bị không thể thiếu với đa số công trình như bệnh viện, chung cư,... Do vậy, hãy bảo dưỡng máy thường xuyên để có thể đạt được hiệu quả sử dụng cao nhất. 

Thẻ:Tin Tức

Xem thêm bài viết