DANH MỤC SẢN PHẨM

Các Loại Keo Được Nhà Nước Quản Lý Như Thế Nào?

Sản phẩm nào cũng được quản lý bởi nhà nước một cách kỹ càng và các loại keo cũng vậy. Hôm nay Halana sẽ giới thiệu cho các bạn để các bạn nắm được thông tin một cách rõ ràng hơn.

Quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu chất lượng phải tuân thủ đối với các sản phẩm, hàng hóa keo dán gỗ, keo sữa được sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường Việt Nam.

Quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy.

Quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy.

Quy chuẩn này không áp dụng cho các sản phẩm, hàng hóa keo dán gỗ nhập khẩu dưới dạng mẫu thử; hàng mẫu; hàng triển lãm hội chợ; hàng hóa tạm nhập tái xuất, hàng hóa quá cảnh.

Các sản phẩm, hàng hóa keo dán gỗ phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật nêu trong Phần 2 dựa trên kết quả Chứng nhận hợp quy của Tổ chức đánh giá sự phù hợp được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận.

Xem thêm: Những loại keo dán phổ biến

Đối tượng áp dụng

  1. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối và lưu thông sản phẩm hàng hóa keo dán gỗ.
  2. Các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa có liên quan.
  3. Các tổ chức được chỉ định đánh giá sự phù hợp các sản phẩm, hàng hóa keo dán gỗ.

Phương thức đánh giá phù hợp

Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa keo dán gỗ được lựa chọn Phương thức đánh giá 5 hoặc Phương thức đánh giá 7 theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Phương thức đánh giá phù hợp.

Phương thức đánh giá phù hợp.

Công tác chứng nhận hợp quy thực hiện theo Phương thức 5:

  1. Được áp dụng cho sản phẩm của nhà sản xuất có Chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.
  2. Hiệu lực của giấy Chứng nhận hợp quy: 01 năm đối với sản phẩm nhập khẩu; 03 năm đối với sản phẩm được đánh giá tại nơi sản xuất và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường.

Công tác chứng nhận hợp quy thực hiện theo Phương thức 7:

  1. Được áp dụng cho từng lô sản phẩm sản xuất, nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm chất lượng mẫu đại diện của lô sản phẩm.
  2. Giấy Chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với từng lô sản phẩm.

Phương pháp lấy mẫu, quy cách và khối lượng mẫu điển hình.

Phương pháp lấy mẫu điển hình tuân theo các quy định nêu trong tiêu chuẩn quốc gia hiện hành về phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử đối với sản phẩm tương ứng.

Quy cách và khối lượng mẫu điển hình cho mỗi lô sản phẩm tuân theo quy định trong các Bảng nêu tại Phần 2.

Trình tự, thủ tục chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và dấu hợp quy được thực hiện theo quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và các quy định hiện hành của pháp luật khác có liên quan.

Quy định về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản

Phải ghi nhãn cho tất cả các bao gói sản phẩm. Việc ghi nhãn sản phẩm thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật về ghi nhãn sản phẩm, hàng hóa.

Quy định về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản.

Quy định về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản.

Quy định về bao gói (với sản phẩm đóng bao, kiện, thùng), vận chuyển và bảo quản được nêu trong tiêu chuẩn cơ sở đối với sản phẩm đó.

Đánh giá giám sát

Trong thời gian hiệu lực của kết luận về sự phù hợp, mỗi sản phẩm công bố hợp quy phải được lấy mẫu để đánh giá giám sát với tần suất không được vượt quá 12 tháng/1 lần và thử nghiệm tất cả các chỉ tiêu quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này với tần suất ít nhất 03 năm/lần/chỉ tiêu.

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân

  1. Tổ chức, cá nhân sản xuất trong nước phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và ghi nhãn phù hợp với các yêu cầu quy định tại phần 2 và phần 3 của Quy chuẩn này.
  2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc giám định hoặc chứng nhận hợp quy, đăng ký kiểm tra nhà nước và ghi nhãn phù hợp với các yêu cầu quy định tại Phần 2 và Phần 3 của Quy chuẩn này.
  3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, phân phối, bán lẻ chỉ được kinh doanh sản phẩm keo dán gỗ phải đảm bảo chất lượng, có dấu hợp quy và nhãn phù hợp với các quy định tại quy chuẩn này và các quy định hiện hành có liên quan.

Tổ chức thực hiện

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tổ chức thực hiện Quy chuẩn này, quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp.

Các cơ quan có liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa keo dán gỗ trong hoạt động sản xuất, nhập khẩu theo quy định của Quy chuẩn này và các quy định hiện hành của pháp luật.

Tổ chức thực hiện.

Tổ chức thực hiện.

Cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra chứng nhận hợp quy các sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu trước khi thông quan.

Trong quá trình thực hiện Quy chuẩn này, nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về cơ quan quản lý chuyên ngành và Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được hướng dẫn và xử lý.

Trong trường hợp các quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định nêu tại văn bản mới.

Tổng Kết

Trên đây là toàn bộ các quy định của nhà nước về quản lý các loại keo cũng như trách nhiệm và tổ chức cá nhân trong chuyện này. Mong các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin và kiến thức hữu ích sau bài viết. Nếu có thắc mắc, xin vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua:

  1. info@halana.vn
  2. halana.vn

Halana - Nền tảng thương mại điện tử dành cho công nghiệp đem đến giải pháp mua hàng toàn diện, quản lý mua hàng cho danh nghiệp cùng nhiều công nghệ mới giúp việc mua hàng cho doanh nghiệp dễ dàng hơn tiết kiệm chi phí và tối ưu quá trình mua hàng.

Thẻ:Tin Tức

Xem thêm bài viết