DANH MỤC SẢN PHẨM

Bảo quản mặt nạ phòng độc đúng cách

Đối với những người lao động thường xuyên phải làm việc tại những môi trường nhà máy hóa chất, xưởng sản xuất công nghiệp thì mặt nạ phòng độc là vật dụng không thể thiếu. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về cách để bảo quản các loại sản phẩm mặt nạ phòng độc để có thể sử dụng lâu bền nhất.

mặt nạ phòng độc

Mặt nạ phòng độc

Tổng Quan Về Mặt Nạ Phòng Độc

Lịch Sử Phát Triển Của Mặt Nạ Phòng Độc

Theo Cơ học phổ biến , "Miếng bọt biển phổ biến được sử dụng ở Hy Lạp cổ đại làm mặt nạ phòng độc ..." Năm 1785, Jean-François Pilâtre de Rozier phát minh ra mặt nạ phòng độc . Các ví dụ về mặt nạ phòng độc ban đầu đã được sử dụng bởi thợ mỏ và được giới thiệu bởi Alexander von Humboldt vào năm 1799, khi ông làm kỹ sư khai thác tại Prussia.

Tiền thân của mặt nạ phòng độc hiện đại được phát minh vào năm 1847 bởi Lewis P. Haslett , một thiết bị chứa các yếu tố cho phép thở qua mũi và ống nghe, hít không khí qua bộ lọc hình bóng đèn và lỗ thông hơi. để thở ra không khí trở lại bầu khí quyển. Theo First Facts, nó nói rằng "mặt nạ phòng độc giống loại hiện đại đã được cấp bằng sáng chế bởi Lewis Phectic Haslett ở Louisville, Kentucky , người đã nhận được bằng sáng chế vào ngày 12 tháng 6 năm 1849." Hoa Kỳ bằng sáng chế số 6,529 được cấp cho Haslett, mô tả "Ống thở hoặc Bộ bảo vệ phổi" đầu tiên lọc bụi khỏi không khí .

Các phiên bản đầu tiên được chế tạo bởi nhà hóa học người Scotland John Stenhouse vào năm 1854 và nhà vật lý John Tyndall vào những năm 1870. Một thiết kế ban đầu khác là "Mũ an toàn và Bảo vệ khói" được phát minh bởi Garrett Morgan vào năm 1912 và được cấp bằng sáng chế vào năm 1914. Nó là một thiết bị đơn giản bao gồm mũ trùm đầu bằng bông với hai ống treo xuống sàn, cho phép người mặc hít thở bầu không khí an toàn hơn ở đó.

Ngoài ra, các miếng bọt biển ẩm được chèn vào cuối ống để lọc không khí tốt hơn. Điều này sau đó đã được sửa đổi để bao gồm nguồn cung cấp không khí của riêng mình, dẫn đến mặt nạ phòng độc thời Thế chiến thứ 1.

Xem thêm: Khẩu trang thiết kế 3D có gì đặc biệt?

Cấu Tạo Của Mặt Nạ Phòng Độc

Vỏ Mặt Nạ

Hiện nay, vỏ của mặt nạ chống độc được làm từ 2 chất liệu chủ yếu là silicon và nhựa Polycarbonate. Ưu điểm chung của 2 chất liệu này là có độ kín cao, ngăn ngừa các loại khí độc xâm nhập gây ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp của con người.

  1. Silicon: Có tính đàn hồi cao, cực kỳ mềm dẻo. Khi sử dụng không tạo ra những vết hằn đỏ và luôn mang đến cảm giác thoải mái nhất.
  2. Nhựa Poly: Với độ bền tuyệt vời, độ dẻo cao, có khả năng cách điện, chịu nhiệt tốt và chống chịu va đập mạnh. Đặc biệt sản phẩm sẽ không bị biến dạng dù sử dụng trong thời gian dài.

Cấu tạo của mặt nạ phòng độc

Cấu tạo của mặt nạ phòng độc

Phin Lọc

Trong mặt nạ phòng độc quan trọng nhất phải kể đến phin lọc đôc. Nó giữ lại hầu hết những chất ô nhiễm có trong không khi trước khi người sử dụng hít vào. Tùy theo công dụng cụ thể Nó được thiết kế bằng những vật liệu, theo những nguyên lý riêng để phù hợp vói yêu cầu thục tế công việc. PHin lọc được chia loại như sau:

  1. Bộ lọc kiểu cơ học để giữ lại nhữn hạt thể rắn,( ví dụ bụi, Bồ hóng). Vật liệu lọc được sử dụng giấy, vải được làm từ sợi Xen-luy- lo (cellulose ) hoặc tương tự.
  2. Bộ lọc áp dụng quá trình hấp phụ: lọc bằng cách dùng để giữ lại các chất khí hoặc các chất hòa tan trên bề mặt của một chất rắn, ví dụ Than hoạt tính (bộ lọc khí).
  3. Hấp thu: lọc bởi sự thấm hút các chất lỏng, ví dụ, thấm hút dầu bằng vải lọc.
  4. Chuyển đổi bằng xúc tác: lọc bằng xúc tác (chuyển đổi khí, hơi độc bằng một chất xúc tác thành các chất vô hại), ví dụ, Quặng mangan (có thành phần mangan oxit ) trong bộ lọc khí.

Nguyên Lý Hoạt Động Của Mặt Nạ Phòng Độc

Một chiếc mặt nạ phòng độc thông thường sẽ sử dụng 1 hoặc nhiều hộp phin lọc. Như đã kể trên vì nó có chứa than hoạt tình nên người mang sẽ không cần lo lắng khi làm việc, các chất bụi bẩn, độc hại không thể xâm nhập vào cơ quan hô hấp của bạn. Quy trình lọc của nó diễn ra như sau: Khi không khí, bụi bẩn đi qua phin lọc sẽ bị hấp thụ ngay.

Sau khi lọc, không khống sạch sẽ được cung cấp đến cho người mang. Bạn có thể thoải mái hít thở khi đang làm việc. Tuổi thọ của phin lọc sẽ khác nhau, tùy vào chất lượng và điều kiện môi trường sử dụng. Khi hộp lọc “cạn kiệt” hoặc hạt tích lũy bên trong bắt đầu hạn chế lưu thông không khí thì bạn cần thay đổi pin lọc mới.

Cách Bảo Quản Mặt Nạ Phòng Độc Đúng Nhất

Bảo Quản Phin Lọc

Phin lọc là bộ phận rất quan trọng của mặt nạ phòng độc. Nên nếu phin được bảo quản tốt sẽ giúp nâng cao hiệu quả lọc khí và mặt nạ cũng sẽ sử dụng được lâu dài, bền bỉ hơn.

Bảo quản phin lọc

Bảo quản phin lọc

Bảo Quản Phin Lọc Ở Điều Kiện Môi Trường Thuận Lợi

Bạn nên tránh để chúng ở môi trường ẩm thấp, bụi bẩn, nhiệt độ cao. Những tác nhân này sẽ làm pin hoạt động kém hiệu quả, giảm tuổi thọ. Nơi bảo quản thích hợp nhất là chỗ khô ráo, sạch sẽ và không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Nếu có thể, bạn hãy cho chúng vào túi zip hoặc hộp để tránh các tác nhân xấu ảnh hưởng.

Kiểm Tra, Bảo Dưỡng Thường Xuyên

Ngoài ra, để mặt nạ chống độc hoạt động an toàn và tốt nhất, bạn cũng nên kiểm tra phin lọc thường xuyên vì nó có hạn sử dụng. Thành phần bên trong nó là than hoạt tính nên sẽ không được dùng được lâu. Sau một thời gian, bạn nên thay mới để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của mặt nạ

Bảo Quản, Giữ Gìn Mặt Nạ Cẩn Thận

Mặt nạ phòng độc được sử dụng để đảm bảo được sự an toàn tuyệt đối cho con người khỏi môi trường khí độc hại. Bạn nên tránh để sản phẩm bị rơi, vỡ, va đập mạnh làm thủng hoặc hỏng hóc. Bởi vì chỉ một lỗi nhỏ, vết nứt nhỏ trên mặt nạ cũng sẽ gây rò rỉ, tràn khí, để lại hậu quả vô cùng nguy hiểm cho người đeo.

Vệ Sinh Mặt Nạ Phòng Độc Thường Xuyên

Vệ sinh cũng chính là cách bảo quản mặt nạ hiệu quả, góp phần giúp thiết bị phát huy tối đa công dụng bảo vệ, tăng tuổi thọ sử dụng.

Vệ sinh mặt nạ phòng độc

Vệ sinh mặt nạ phòng độc

Bước 1: Tháo rời các bộ phận của mặt nạ

Bạn cần lưu ý kỹ cấu tạo của sản phẩm, vị trí từng bộ phận để sau khi tháo xong vẫn có thể lắp lại như cũ. Bạn có thể nhờ sự giúp đỡ, hướng dẫn của nhân viên có kỹ thuật chuyên môn. Lưu ý: Bạn nên đeo găng tay trong khi vệ sinh cho thiết bị, tránh trường hợp có hóa chất hay tác nhân độc hại ảnh hưởng xấu.

Bước 2: Vệ sinh từng bộ phận

Bạn nên sử dụng khăn mềm ẩm hoặc tấm bọt biển thấm nước vắt khô để lau các chi tiết nhỏ của mặt nạ chống độc. Đối với phin lọc, nếu bạn thấy chúng không còn dùng được, phần than hoạt tính bên trong có dấu hiệu bão hòa thì nên thay mới để đảm bảo an toàn.

Bước 3: Lau khô và lắp lại các bộ phận

Sau khi các chi tiết của mặt nạ được làm sạch, bạn hãy lau khô chúng. Kế tiếp, bạn lắp lại các bộ phận theo đúng thứ tự ban đầu và kiểm tra xem chúng đã chắc chắn hay chưa. Cuối cùng, bạn hãy bảo quản nó ở môi trường khô thoáng và ít bụi bẩn, tránh ánh nắng.

Kết luận

Trên đây là bài viết về cách bảo quản mặt nạ phòng độc đúng cách. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích thì đừng quên theo dõi Halana để biết thêm nhiêu thông tin thú vị. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Xem thêm: Tính ứng dụng của mặt nạ phòng độc
Thẻ:Tin Tức

Xem thêm bài viết