Đứt gãy chuỗi cung ứng đang là vấn đề được các doanh nghiệp trên thế giới quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình phát triển của doanh nghiệp. Nếu không quản lý chuỗi cung ứng đúng cách thì tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ giảm sút. Vậy thực chất quản lý chuỗi cung ứng là gì, những vấn đề chính trong quản trị chuỗi cung ứng. Cùng Halana tìm hiểu ngay nhé!

Quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Quản lý chuỗi cung ứng viết tắt là SCM (tiếng Anh là Supply Chain Management) là công việc quản lý luồng hàng hóa, dịch vụ và bao gồm tất cả quy trình từ biến đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm cuối cùng. SCM liên quan đến việc tổ chức hợp lý các hoạt động phía nguồn cung của doanh nghiệp để tối đa hóa giá trị khách hàng và đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Quản lý chuỗi cung ứng là sự kết hợp các phương pháp nghệ thuật và khoa học với nhau nhằm cải thiện cách thức mà những công ty tìm kiếm nguồn nguyên liệu thô để cấu thành nên sản phẩm và dịch vụ, tiếp theo là sản xuất và phân phối những sản phẩm & dịch vụ này tới khách hàng. Điều quan trọng nhất đối với bất cứ giải pháp quản lý chuỗi cung ứng nào là sản xuất dịch vụ hay hàng hóa chính là việc hiểu được sức mạnh của những nguồn tài nguyên, mối tương quan giữa các tài nguyên đó trong toàn bộ dây chuyền sản xuất – cung ứng.

Quản lý chuỗi cung ứng

Tầm quan trọng của quản lý chuỗi cung ứng đến hoạt động sản xuất – kinh doanh

Quản lý chuỗi cung ứng – SCM có đóng vai trò rất quan trọng trong đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất, xây dựng. Sự quan trọng này càng được thể hiện rõ trong tình hình thị trường hiện nay đang cạnh tranh ngày càng cao và giá thành bán và cả giá thu mua ngày càng được quản lý chặt chẽ hơn trước.

Hoạt động quản lý chuỗi cung ứng đã, đang và sẽ tác động rất lớn đến khả năng phát triển xa của các doanh nghiệp; đồng thời, chúng cũng ảnh hưởng đến khả năng chiếm lĩnh thị trường cũng như sự tín nhiệm của khách hàng. Nếu quản lý chuỗi cung ứng được thực hiện tốt thì doanh nghiệp không chỉ thu được lợi nhuận cao hơn mà còn có cơ hội vượt xa những đối thủ cạnh tranh khác trong ngành.

Một ví dụ điển hình mà chúng ta có thể thấy được đó là sự thành công của Wal-Mart. Wal-Mart đã vượt lên đối thủ cạnh tranh Kmart và trở thành doanh nghiệp bán lẻ lớn nhất thế giới. Tổng Giám đốc của tập đoàn Kmart đã thừa nhận rằng chuỗi cung ứng chính là yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của SCM

Những vấn đề trong quản lý chuỗi cung ứng và logistics

Nền kinh tế thay đổi chóng mặt

Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những hoạt động hậu cần, vận chuyển hàng hóa của một quốc gia hoặc giữa những quốc gia với nhau. Sự thay đổi chóng mặt của nền kinh tế ảnh hưởng đến yêu cầu về chất lượng hàng hóa phải tốt hơn và thời gian vận chuyển cần phải nhanh hơn. 

Luồng data liền mạch

quản lý chuỗi cung ứng bị giới hạn về mặt thời gian nên nguồn dữ liệu đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành công của một chuỗi cung ứng. việc tìm được bộ công cụ phù hợp và có thể đối chiếu, khớp tất cả dữ liệu từ hệ thống của nhà cung cấp, người tiêu dùng một cách chính xác và hiệu quả là thách thức không kề nhỏ của các doanh nghiệp hiện nay.

Những vấn đề chính trong quản lý chuỗi cung ứng

Kiểm soát chi phí

Chi phí vận chuyển hàng hóa đã và đang ở mức khá cao, chiếm tỷ trọng lớn trong đơn giá của sản phẩm vì để đảm bảo về mặt thời gian và chất lượng hàng hóa.

Các doanh nghiệp hiện đang giải quyết vấn đề quan trọng này bằng cách “địa phương hóa” quá trình phân phối đến người dùng cuối cùng trên quy mô lớn. Đây là phương pháp tăng hiệu quả theo quy mô.

Cấu hình của mạng lưới phân phối

Mạng lưới phân phối phụ thuộc vào sự thay đổi về nhu cầu khách hàng, sự thay đổi về mức độ sản xuất, lựa chọn nhà cung cấp mới và dòng dịch chuyển mới của sản phẩm. Nhà quản lý nên lựa chọn vị trí và công suất của nhà kho, quyết định về sản lượng sản xuất cho mỗi sản phẩm tại mỗi nhà máy thích hợp.

Kiểm soát tồn kho

Hàng tồn kho phải được đảm bảo luôn ở mức tối thiểu để tối ưu chi phí của doanh nghiệp và đảm bảo chất lượng hàng hóa. Tuy vậy, nhu cầu của khách hàng được thay đổi theo thời gian nên doanh nghiệp cũng phải có số lượng hàng tồn kho đủ để đáp ứng nhu cầu này của khách hàng.

Chiến lược phân phối

Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cần đảm bảo các điểm dịch chuyển – nhà kho có thể phân phối các sản phẩm đến cửa hàng một cách tối ưu nhất về chi phí và thời gian. Để làm được điều này, doanh nghiệp nên hoạch định số nhà kho bằng cách áp dụng những chiến lược phân phối cổ điển, chiến lược chuyển dịch chéo,…

Xem thêm: Top 5 dịch vụ cho thuê kho xưởng tpHCM

Video giới thiệu top 5 chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới

Các loại hợp đồng cung ứng

Các hợp đồng này sẽ thiết lập rõ ràng những ràng buộc giữa nhà bán và nhà mua (nhà cung cấp) về loại hàng hóa, giá cả, thời gian giao hàng, số lượng, chất lượng, quy định về hàng gửi trả,…

Hệ thống hỗ trợ ra quyết định và CNTT

Công nghệ thông tin (CNTT) là một yếu tố then chốt để quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Ngày nay, ngành quản lý chuỗi cung ứng cũng đã đơn giản hơn nhờ sự xuất hiện của các công nghệ mới với big data và những cách để xử lý big data.

Đồng thời, doanh nghiệp nên cân nhắc thích hợp cả thương mại điện tử vào trong hệ thống của chuỗi cung ứng để tạo thêm lợi thế cạnh tranh.

Kết luận

Chắc hẳn bài viết trên đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành quản lý chuỗi cung ứng. Halana mong rằng bạn sẽ ứng dụng được nó để cải thiện, phát triển chuỗi cung ứng của doanh nghiệp mình.

Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu thuê kho xưởng chứa hàng tại Tp Hồ Chí Minh, cụ thể là những khu vực quận 7, Bình Chánh thì dịch vụ cho thuê kho và phân phối của InterLOG là một gợi ý mà bạn có thể cân nhắc vì các kho được đặt ở những vị trí đắc địa, giáp với nhiều tuyến đường lớn, hỗ trợ nhiều dịch vụ đi kèm giúp tối ưu chi phí cho khách hàng.

Tham khảo chi tiết gói dịch vụ tại: Gói dịch vụ Thuê kho và Phân phối Interlog

Share.
Leave A Reply

Exit mobile version