Chúng ta đã biết rằng doanh số bán hàng, doanh thu và lợi nhuận là thước đo chính xác nhất cho sự thành công của một công ty. Nhưng làm thế nào để phân biệt doanh số và doanh thu bán hàng? Bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các khái niệm cũng như cách phân biệt doanh số và doanh thu của công ty bạn.
Phân biệt doanh thu bán hàng và doanh số bán hàng
Doanh số bán hàng là gì?
Doanh số bán hàng là tổng giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty được bán ra trong một khoảng thời gian nhất định. Để có thể xác định doanh số bán hàng, doanh nghiệp tính tổng cả số tiền thu được và tiền chưa thu được (ví dụ: những đơn hàng chưa thanh toán hoặc đã bán qua đại lý ký gửi, …).
Trả lời một cách đơn giản cho câu hỏi doanh số bán hàng là gì thì nó được xem là tổng số tiền huy động được khi tiến hành kinh doanh trong một khoảng thời gian, bao gồm cả các khoản tiền đã thu và chưa thu. Doanh số bán hàng có thể bao gồm cả tiền bán hàng và doanh thu bán hàng.
Không giống như doanh thu bán hàng, doanh số bán hàng của công ty chỉ xem xét các dòng tiền trực tiếp có liên quan đến việc xử lý công việc bán hàng hóa hay dịch vụ và chúng được coi là 1 tập hợp con của tổng cả doanh thu mà một doanh nghiệp tạo ra.
Xem thêm: 5 cách giúp tăng doanh số bán hàng
Khái niệm doanh số bán hàng
Doanh thu bán hàng là gì?
Doanh thu là tổng giá trị lợi nhuận kinh tế của công ty phát sinh từ hoạt động kinh doanh, sản xuất thông thường và các hoạt động khác của công ty trong một kỳ kế toán, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu và không bao gồm vốn của chủ sở hữu hoặc cổ đông. (theo tiêu chuẩn VAS 01).
Doanh thu là giá trị mà một công ty thu được từ việc bán sản phẩm hoặc hàng hóa trong quá trình kinh doanh của mình. Doanh thu là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh quy trình hoạt động kinh doanh của một công ty. Điều này cho phép bạn đánh giá tình trạng hiện tại của doanh nghiệp có đang hoạt động hiệu quả hay không.
Doanh số bán hàng và doanh thu bán hàng có gì khác nhau?
Về mặt khái niệm, doanh số bán hàng là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu được trong 1 khoảng thời gian. Doanh thu là tổng giá trị lợi nhuận kinh tế mà một công ty nhận được sau một kỳ kế toán. Nói một cách đơn giản, doanh số bán hàng không chỉ là số tiền lãi bạn nhận được từ việc bán hàng.
Nó còn bao gồm những hoạt động đầu tư (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, cho vay, …), hoạt động cho thuê tài sản, các lãi suất ngân hàng. Doanh thu của công ty là số tiền từ các nguồn sau:
- Doanh thu từ các hoạt động bán hàng: Đây là khoản thu nhập có được từ việc bán các sản phẩm do công ty sản xuất. Cũng như các sản phẩm được mua bởi một doanh nghiệp và sau đó bán ra, hoặc có thể là từ việc bán bất động sản.
- Doanh thu nội bộ: Là số tiền phát sinh từ hoạt động bán hàng, tiêu thụ nội bộ giữa những đơn vị trong công ty.
- Doanh thu tài chính: Là số tiền thu được từ việc cho thuê những khối tài sản, lãi cho vay, lãi ngân hàng, đầu tư trái phiếu chính phủ, mua bán chứng khoán, …
- Doanh thu bất thường: Số tiền bạn nhận được từ việc bán vật tư và hàng hóa dư thừa, thanh lý tài sản, những khoản nợ khó đòi trước đây nay đã được trả, …
Ngoài ra doanh số bán hàng và doanh thu bán hàng còn có một số khác biệt khác như:
- Doanh thu thì có thể đến từ nhiều công ty khác nhau còn doanh số thì thường được dùng để chỉ những thu nhập của công ty từ một hoạt động kinh doanh nhất định.
- Doanh số chỉ bao gồm thu nhập định kỳ từ việc bán hàng trong khi đó doanh thu sẽ bao gồm thu nhập từ những nguồn khác nhau và không định kỳ.
- Doanh thu có thể gồm những nguồn thu nhập khác còn doanh số luôn là nguồn bán ra những sản phẩm của doanh nghiệp.
- Doanh số là điểm khởi đầu cho tất cả các báo cáo tài khoản và phân tích còn doanh thu là điểm cuối được xác định trong phần báo cáo lỗ lãi sau khi đã khấu trừ được thực hiện từ tổng số doanh thu.
Khái niệm doanh thu bán hàng
Mối liên quan giữa doanh số bán hàng và doanh thu bán hàng
Doanh số bán hàng và doanh thu bán hàng có nhiều mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhưng ở bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu mối liên hệ của chúng qua công thức tính.
Doanh số sẽ được tính theo công thức: doanh số = đơn giá bán x sản lượng mà chưa trừ các khoản chi phí như: hàng lỗi, giảm giá hoặc chiết khấu. Để nắm rõ hơn thì có thể xem doanh số chính là tổng số tiền mà công ty thu về trong quá trình sản xuất kinh doanh trừ các chi phí phát sinh.
- Công thức doanh số: Doanh số = doanh thu + chiết khấu + phí giảm giá + hàng bị trả lại
Doanh thu là số tiền thu về được trong quá trình bán sản phẩm mà đã trừ đi các khoản phí như giảm giá, trả lại, chiết khấu.
- Công thức: Doanh thu = doanh số – chiết khấu –phí giảm giá – hàng bị trả lại
Xem thêm: Giải đáp những câu hỏi thường gặp về bán hàng online
Công thức tính doanh số bán hàng và doanh thu bán hàng thông dụng nhất
Công thức tính doanh số bán hàng
Công thức tính doanh số bán hàng khá đơn giản như sau: doanh số = sản lượng x đơn giá bán. Để có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách tính doanh số bán hàng, chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ như sau:
Của hàng A kinh doanh về mặt hàng bánh kẹo, bán một cái bánh ngọt với đơn giá 9.000 đồng/cái ra thị trường. Tính riêng trong ngày 7/08/2022 thì cửa hàng này đã bán được 100 cái bánh cùng loại và khi đó doanh số bán hàng của cửa hàng sẽ được xác định là:
100 x 9000 = 900.000 đồng
Như vậy, chỉ tính riêng trong ngày 7/08/2022 thì doanh số bán hàng của cả cửa hàng A là 900.000 đồng.
Công thức tính doanh thu bán hàng
- Tổng doanh thu
Đối với tổng doanh thu bán hàng, ta có công thức tính theo hai cách. Cách 1 là sẽ lấy số đơn vị bán hàng đem chia cho đơn dịch vụ cụ thể. Tiếp theo sẽ nhân với giá của các sản phẩm hoặc dịch vụ. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng công thức như sau để tính tổng doanh thu: Đem số lượng khách hàng đã dùng dịch vụ chia cho các sản phẩm rồi nhân với giá trung bình mỗi sản phẩm/dịch vụ.
- Doanh thu thuần
Doanh thu thuần là lợi nhuận của công ty sau khi trừ các khoản thuế phí liên quan như thuế bán hàng đặc biệt, giảm giá bán hàng, lợi nhuận kiếm được nhưng được hoàn lại, giảm giá, thuế xuất khẩu. Doanh thu thuần sẽ được tính bằng công thức là lấy tổng doanh thu – (thuế gián thu + giảm giá + chiết khấu bán hàng + khoản hàng bị trả về).
Mỗi loại doanh thu ở trên đều có những đặc điểm và công thức tính riêng, nhưng mục đích chính của nó là tổng hợp thu nhập của một công ty, doanh nghiệp. Doanh thu thuần còn giúp các công ty ước tính chính xác nguồn thu những của đơn vị kinh doanh.
Kết luận
Bài viết trên Halana đã cung cấp cho các bạn những thông tin về doanh thu bán hàng là gì và cách phân biệt doanh số bán hàng và doanh thu bán hàng. Hy vọng bài viết trên sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều thú vị.
Ngoài ra, nếu quý khách hàng muốn gia tăng doanh số thì 1 trong những sàn TMĐT B2B ở Việt Nam luôn giải quyết được các vấn đề khó khăn này cùng tìm hiểu và đăng ký vào link bên dưới để trải nghiệm rõ hơn.
Link đăng ký : Đăng ký bán hàng cùng Halana