Bán hàng cá nhân là một phương pháp mà doanh nghiệp sử dụng để tiếp cận khách hàng và thúc đẩy họ đưa ra quyết định mua sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Và để hiểu rõ kiến thức về bán hàng cá nhân và các ưu, nhược điểm cũng như vai trò của bán hàng cá nhân thì hãy tham khảo bài viết được Halana chia sẻ ngay sau đây.
Bán hàng cá nhân là gì?
Bán hàng cá nhân là quá trình xây dựng mối quan hệ giao tiếp, trao đổi và tương tác trực tiếp giữa người bán và các khách hàng tiềm năng để thuyết phục và thúc đẩy họ mua hàng cũng như tăng khả năng bán được hàng trong tương lai.
Với sự ra đời của Internet và các phương tiện giao tiếp khác, ví dụ về bán hàng cá nhân đã không còn quá xa lạ cũng như không còn chỉ giới hạn ở các cuộc gặp mặt trực tiếp. Hiện nay, nhân viên bán hàng có thể xây dựng mối quan hệ với khách hàng bằng cách sử dụng các tương tác gián tiếp như cuộc gọi điện thoại, cuộc gọi video, IM (nhắn tin tức thời) và thậm chí cả email.
Bán hàng cá nhân
Vai trò của hình thức bán hàng cá nhân
- Tất cả các doanh nghiệp hay tổ chức kinh doanh đều coi bán hàng cá nhân là một hình thức quan trọng trong công việc vì tầm quan trọng to lớn của nó.
- Dễ dàng nắm bắt mong muốn và nhu cầu của khách hàng, thấu hiểu những vấn đề họ gặp phải cũng như các đánh giá của họ về sản phẩm và dịch vụ để doanh nghiệp của bạn có thể đưa ra giải pháp tốt hơn.
- Bán hàng cá nhân còn giúp tạo ra động lực để khuyến khích các bên trung gian mua hàng nhiều hơn và nỗ lực hơn trong việc trưng bày những sản phẩm và dịch vụ của công ty.
- Bán hàng cá nhân giúp xây dựng mối liên hệ giữa doanh nghiệp và những đối tượng khách hàng mục tiêu, nó vừa là bán hàng, vừa là kênh quảng cáo và còn có thể là kênh giúp chăm sóc khách hàng nữa.
- Ứng dụng bán hàng cá nhân giúp doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết về những sản phẩm để tránh các sai sót, rủi ro khi trao đổi mua bán hay sử dụng sản phẩm.
Vai trò của bán hàng cá nhân
Bán hàng cá nhân có ưu và nhược điểm gì?
Ưu điểm
- Tương tác hai chiều: Thông qua tương tác với khách hàng trong quá trình giao dịch sản phẩm, người bán dễ dàng thấy được các tác động của thông điệp và kịp thời giải quyết các vấn đề.
- Dễ dàng tùy chỉnh thông điệp: Doanh nghiệp có thể dựa vào tương tác của khách hàng để điều chỉnh các thông điệp theo chủ đề mà khách hàng quan tâm và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của họ.
- Tập trung vào khách hàng: Khi giao tiếp và tương tác với khách hàng dưới hình thức bán hàng cá nhân, bạn có thể giảm thiểu sự gián đoạn xảy ra, cho phép khách hàng được tập trung hơn vào những thông điệp bán hàng của bạn.
- Tham gia vào các quyết định mua hàng: Nhân viên bán hàng có thể trở thành đối tác thông qua các mối quan hệ và thậm chí tham gia sâu vào quá trình ra quyết định của khách hàng.
- Thu thập thông tin: Trong quá trình giao tiếp với khách hàng, nhân viên bán hàng dễ dàng thu thập thông tin phản hồi của khách hàng hoặc những thông tin có liên quan đến các đối thủ cạnh tranh.
Nhược điểm
- Tính nhất quán: Cách hiểu và diễn đạt thông điệp bán hàng của mỗi nhân viên là khác nhau, điều đó sẽ dẫn đến việc thông điệp mà công ty muốn truyền tải không được nhất quán.
- Xung đột xảy ra: Giữa các nhân viên bán hàng tại công ty có thể phát sinh một số mâu thuẫn và hiện tượng cạnh tranh này sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động doanh nghiệp.
- Tốn kém: Chi phí thuê và điều hành một đội ngũ bán hàng khá cao.
- Khó kiểm soát: Khi sử dụng các hình thức bán hàng cá nhân, những hành vi tiêu cực có thể xảy ra như nhân viên bán hàng che giấu doanh thu, họ có thể báo giá sản phẩm cao hơn mức quy định hoặc là tiết lộ thông tin khách hàng cho đối thủ.
Xem thêm: Giải đáp những câu hỏi thường gặp về bán hàng online
Quy trình triển khai hình thức bán hàng cá nhân hiệu quả
Nghiên cứu, đánh giá và xây dựng mối quan hệ với khách hàng
- Nghiên cứu được coi là bước đầu tiên rất quan trọng trong quy trình bán hàng cá nhân để xác định nhu cầu muốn hoặc cần một sản phẩm của khách hàng tiềm năng.
- Đánh giá là quá trình người bán đi tìm hiểu và phân tích khách hàng tiềm năng như khả năng tài chính, khối lượng kinh doanh,.. để xác định và phân loại các khách hàng mục tiêu cần theo đuổi.
- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng là cách mà người bán tương tác và thu thập những thông tin cơ bản về khách hàng của mình để đẩy nhanh quá trình liên hệ với người mua.
Xây dựng lòng tin của khách hàng
Các đại diện bán hàng của công ty xây dựng mối quan hệ mới với những khách hàng bằng cách gặp mặt trực tiếp hoặc gọi điện, nhắn tin. Sau đó chào đón khách hàng và xây dựng niềm tin của họ đối với các sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn.
Quy trình triển khai hình thức bán hàng cá nhân hiệu quả
Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng
Nhân viên bán hàng của công ty cần biết sở thích, mong muốn, mối quan tâm và nhu cầu về loại sản phẩm của khách hàng bằng cách liên hệ, trò chuyện, tương tác và trao đổi, tiếp xúc với họ. Từ đó cung ứng những sản phẩm phù hợp tương tự.
Giới thiệu sản phẩm
Sau khi hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng, các nhân viên bán hàng nên khéo léo lồng ghép, giới thiệu những sản phẩm của công ty, trình bày cho khách hàng những ưu điểm, công dụng, đặc điểm riêng biệt của sản phẩm. Cuối cùng, cho khách hàng thấy rằng sản phẩm này có thể đáp ứng đầy đủ mong muốn họ.
Chốt đơn
Khi kết thúc quy trình bán hàng và sau khi đã giới thiệu sản phẩm xong, nhân viên bán hàng cần phải xác định được những đối tượng mua hàng và thời gian mà họ sẽ mua sản phẩm. Bước chốt đơn này đòi hỏi kinh nghiệm và sự khéo léo của người bán để kích thích, tạo điều kiện cho nhu cầu mua hàng của các khách hàng và tiến hành chốt đơn.
Chăm sóc khách hàng của bạn
Chăm sóc khách hàng là một bước cần thiết và quan trọng trong việc củng cố mối quan hệ lâu dài giữa người mua và người bán. Ở bước này, người bán phải hoàn thành tất cả các chi tiết cần thiết cho việc bán hàng, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng, giải quyết mọi vấn đề phát sinh và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.
Kết luận
Bài viết trên do Halana chia sẻ có thể giúp bạn hiểu chính xác bán hàng cá nhân là gì và các ưu nhược điểm của nó. Một chiến lược bán hàng cá nhân là điều bắt buộc khi lập kế hoạch cho những hoạt động kinh doanh của bạn.
Xem thêm: Những điều cần biết về hóa đơn bán hàng