Chi phí bán hàng là một trong các mục quan trọng nhất trên báo cáo kết quả kinh doanh của công ty. Việc nắm rõ về chi phí bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp tìm cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi phí bán hàng là gì và cung cấp thông tin khác về chi phí bán hàng.
Các loại chi phí bán hàng phổ biến
Chi phí bán hàng là gì?
Chi phí bán hàng được xem là khoản chi phí mà được sử dụng để thiết lập quy trình bán hàng hoặc phục vụ khách hàng của công ty. Căn cứ quy định khoản 1 tại điều 91 thông tư 200/2014/TT-BTC thì chi phí bán hàng được xác lập như sau:
Chi phí bán hàng phản ánh các chi phí thực tế phát sinh ra trong quá trình bán những sản phẩm, các hàng hóa và cung cấp dịch vụ bao gồm giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, chi phí chào hàng, hoa hồng khi bán hàng, chi phí bảo hành hàng hóa và sản phẩm (không bao gồm công xây dựng, lắp đặt, chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển).
Nói một cách đơn giản hơn, chi phí bán hàng là khoản chi phí liên quan đến cả quá trình bán sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ. Doanh nghiệp cần phải thực hiện nhiều các biện pháp tối ưu hóa chi phí bán hàng giúp nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường.
Việc xác định rõ ràng chi phí bán hàng là rất quan trọng để đảm bảo rằng một sản phẩm hoặc dịch vụ được định giá ở mức mang lại tỷ suất lợi nhuận gộp hợp lý. Điều này giúp cho doanh nghiệp của bạn tối đa hóa lợi nhuận bằng cách kiểm soát chi phí hoạt động.
Ví dụ về chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là những chi phí liên quan đến việc tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Các chi phí bán hàng được theo dõi khá chi tiết theo từng nội dung của các mục chi phí như là tiền lương của nhân viên trong khu bán hàng, chi phí của vật liệu, bao bì văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bảo hành, chi phí bằng tiền khác.
Mục chi phí bán hàng bao gồm tất cả những chi phí phát sinh trong quá trình nhận đơn đặt hàng và khi giao thành phẩm cho các khách hàng. Ví dụ: chi phí quảng cáo, tiền lương nhân viên bán hàng, hoa hồng bán hàng, các chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho, …
Chi phí bán hàng bao gồm những gì?
Chi phí bán hàng bao gồm chín khoản chi phí như sau:
- Chi phí trả lương cho nhân viên trong khâu bán hàng (tiền công, tiền lương, phúc lợi,…)
- Phí bảo hiểm (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm cho thất nghiệp), kinh phí công đoàn của những nhân viên bộ phận bán hàng.
- Chi phí chào bán, ra mắt và khuyến mãi sản phẩm
- Chi phí hoa hồng bán hàng
- Chi phí bảo hành sản phẩm (không bao gồm chi phí thi công lắp đặt)
- Chi phí bảo quản và vận chuyển, đóng gói
- Chi phí vật liệu, bao bì văn phòng, công cụ, dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng cho khâu bán hàng
- Chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí điện, nước, fax,… cho nhân viên kinh doanh
- Chi phí bán hàng bằng tiền khác
Cùng tìm hiểu rõ hơn về từng mục trên:
Chi phí nhân viên
Phản ánh những khoản phải trả cho các nhân viên bán hàng, nhân viên thuộc đóng gói, vận chuyển, bảo quản các sản phẩm, hàng hóa,… bao gồm khoản tiền lương, tiền ăn giữa ca, số tiền công và những khoản trích bảo hiểm xã hội, khoản bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn,…
Chi phí nhân viên
Chi phí nguyên vật liệu, bao bì
Phản ánh những khoản chi phí vật liệu, bảo quản sản phẩm, hàng hóa dịch vụ, như các chi phí vật liệu đóng gói hàng hóa, sản phẩm, chi phí vật liệu, nhiên liệu dùng cho việc bốc vác, bảo quản, vận chuyển hàng hóa, sản phẩm trong suốt quá trình tiêu thụ, vật liệu dùng cho công việc sửa chữa, bảo quản TSCĐ,… dùng cho các bộ phận bán hàng.
Chi phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là số tiền mà người được bảo hiểm phải trả cho công ty bảo hiểm tại thời điểm ký kết hợp đồng. Đây được coi là nguồn thu nhập của các công ty bảo hiểm. Trong trường hợp tai nạn xảy ra, các doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường cho người tham gia bảo hiểm.
Chi phí bảo hiểm giúp các công ty bảo hiểm hoàn thành chính sách của họ. Phí bảo hiểm khác nhau tùy thuộc vào loại bảo hiểm hoặc thời điểm mua. Trách nhiệm và lợi nhuận của bên mua và bên bán bảo hiểm được cân bằng bởi khoản phí này.
Chi phí hoa hồng
Luôn có những chi phí bán hàng ẩn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chẳng hạn như chi phí hoa hồng môi giới. Hoa hồng là chi phí mà bên doanh nghiệp phải trả cho bên đại lý để thực hiện công việc mua hoặc bán hàng hóa, sản phẩm cho bên doanh nghiệp.
Hoặc cung ứng dịch vụ của bên doanh nghiệp cho khách hàng theo giá bán, giá mua hàng hóa hoặc giá cung ứng các dịch vụ do bên doanh nghiệp ấn định.
Chi phí hoa hồng bán hàng
Chi phí dụng cụ, đồ dùng
Phản ánh chi phí về các công cụ, dụng cụ phục vụ cho suốt quá trình tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm như dụng cụ đo lường, các phương tiện tính toán, những phương tiện làm việc,…
Chi phí khấu hao TSCĐ
Phản ánh khoản chi phí khấu hao TSCĐ ở các bộ phận bảo quản, bán hàng, như nhà kho, cửa hàng, bến bãi, những phương tiện vận chuyển, bốc dỡ, phương tiện tính toán, giúp đo lường, kiểm nghiệm chất lượng…
Chi phí bảo hành
Dùng để phản ánh những khoản chi phí bảo hành hàng hóa, sản phẩm. Riêng chi phí sửa chữa và bảo hành các công trình xây lắp phản ánh ở mục TK 627 “chi phí sản xuất chung” mà không được phản ánh ở TK này.
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Phản ánh những chi phí dịch vụ mua ngoài nhằm mục đích phục vụ cho công việc bán hàng như khoản chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ giúp phục vụ trực tiếp cho công việc bán hàng, tiền thuê bãi, thuê kho, tiền thuê bốc vác, vận chuyển hàng hóa, sản phẩm đi bán, tiền trả hoa hồng cho các đại lý bán hàng, cho những đơn vị nhận ủy thác cho việc xuất khẩu,…
Chi phí bằng tiền khác
Phản ánh các chi phí bằng khoản tiền khác phát sinh trong khâu công việc bán hàng ngoài những chi phí đã kể trên như chi phí tiếp khách ở từng bộ phận bán hàng, chi phí giới thiệu các sản phẩm, hàng hóa cũng như quảng cáo, chào hàng, các chi phí hội nghị khách hàng…
Kết luận
Trên đây là khái niệm về chi phí bán hàng là gì và chi phí bán hàng bao gồm những chi phí nào. Hi vọng những kiến thức mà Halana chia sẻ trong bài viết trên sẽ hữu ích với bạn đọc.
Ngoài ra, nếu quý khách hàng muốn gia tăng doanh số thì 1 trong những sàn TMĐT B2B ở Việt Nam luôn giải quyết được các vấn đề khó khăn này cùng tìm hiểu và đăng ký vào link bên dưới để trải nghiệm rõ hơn.
Link đăng ký : Đăng ký bán hàng cùng Halana