DANH MỤC SẢN PHẨM

Ứng dụng công nghệ kỹ thuật số 2021, công ty bạn đã sẵn sàng?

Công ty bạn đã sẵn sàng cho đổi mới và ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, để bắt kịp với nhịp thay đổi nhanh chóng, tăng sức cạnh tranh trong năm mới, sau một năm 2020 với nhiều thách thức và bị ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh chưa.

Năm mới là lúc mọi người cùng nhìn lại năm cũ, và dồn hết lực để bắt đầu tập trung phát triển. Điều này đúng không chỉ với các cá nhân mà còn cả với doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp sản xuất, câu hỏi mấu chốt lúc này là liệu năm 2021 có phải là khởi đầu mới hay những khó khăn gặp phải trong năm 2020 vẫn còn ảnh hưởng.

Thực tế áp dụng ứng dụng kỹ thuật số tại doanh nghiệp sản xuất

Báo cáo thường niên ngành sản xuất 2020 cung cấp những thông tin hữu ích về tư duy và những ưu tiên đến từ những nhà điều hành nhà máy kỳ cựu ngay trước đại dịch COVID-19.

Kết quả cuộc điều tra tháng 12/2019 và tháng 1/2020 cho thấy:

  1. 87% nhà sản xuất cho rằng ứng dụng công nghệ kỹ thuật số quan trọng đối với sự phát triển thịnh vượng của công ty trong tương lai (con số này là 76% năm 2019)
  2. Tương tự như kết quả trên, 87% cho rằng công nghệ kỹ thuật số sẽ cải thiện mối quan hệ chuỗi cung ứng đầu vào và chuỗi cung ứng đầu ra (inbound and outbound supply chain) (79% năm 2019)
  3. Phần lớn các nhà sản xuất cho rằng công nghệ kỹ thuật số giúp nhân viên trở nên năng suất hơn (91% cho biết) và sẽ là đòn bẩy cho sự sáng tạo (87% cho hay)

Điều này cho thấy, hầu hết các nhà sản xuất đã nhận thấy tầm quan trọng của công nghệ kỹ thuật số. Mặc dù vậy, điều này không đồng nghĩa với việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số được triển khai ở tất cả các nhà máy. 

Niềm tin kỹ thuật số” từ khóa của an ninh mạng tương lai - Báo Người lao  động

Công nghệ kỹ thuật số

Cụ thể, sau đây là những công nghệ kỹ thuật số đã được áp dụng và đang được xem xét triển khai (theo khảo sát của Báo cáo thường niên ngành sản xuất 2020):

  1. 71% các nhà sản xuất cho biết họ dùng công nghệ kỹ thuật số để thu thập dữ liệu từ các thiết bị
  2. 66% sử dụng điện toán đám mây (cloud computing) và 63% ứng dụng tự động hoá (automation)
  3. Và cứ hai doanh nghiệp thì có một doanh nghiệp (50%) đã hoặc đang trong quá trình thiết lập chính sách an ninh mạng (cybersecurity) 

Những số liệu tưởng rằng khá khả quan này, khi được đảo ngược lại cho thấy một viễn cảnh đáng lo ngại trong bối cảnh nền công nghệ số phát triển như vũ bão hiện nay.

  1. Gần một phần ba (29%) số nhà sản xuất nói rằng insights dựa trên cơ sở dữ liệu không nằm trong chiến lược ngắn và trung hạn của công ty họ
  2. Hơn một phần ba (37%) không hiểu được giá trị mà tự động hoá mang lại cho hoạt động của doanh nghiệp họ
  3. Và có tới hơn một nửa (52%) không hề có chiến lược an ninh mạng nào

Đây là dấu hiệu đáng quan ngại vào tháng 1/2020, nhất là thời điểm sau đại dịch Covid 19 và hậu Brexit.

Tuy vậy, một trong những lợi ích của việc đột ngột phải tiếp xúc với các công cụ kỹ thuật số thông qua việc làm việc từ xa và phải làm việc cùng với các đối tác am hiểu công nghệ đã giúp cho những người trước đây vốn bảo thủ trong việc sử dụng công nghệ mới trở nên cởi mở hơn, và dễ chấp nhận những giá trị mà công nghệ mang lại.

Thời điểm sau đại dịch chính là cơ hội phát triển mạnh mẽ cho thị trường số, khi mà các nền tảng đã sẵn có, và toàn dân đã dần quen với việc mọi hoạt động diễn ra tại nền tảng kỹ thuật số. Vì vậy, các doanh nghiệp cần gấp rút hoạch định lại định hướng phát triển của mình theo đà phát triển của công nghệ kỹ thuật số.

Cơ hội quốc tế, cạnh tranh toàn cầu

Chính phủ của các quốc gia trên toàn thế giới đang chuyển hướng tập trung vào các xưởng sản xuất trong nước nhằm mục đích khôi phục nền kinh tế hậu đại dịch Covid 19. 

Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp công nghiệp ở Anh (cả doanh nghiệp gạo cội và doanh nghiệp mới nổi) đều đã cho ra mắt phát kiến “sản xuất thông minh” hướng đến gia tăng phát triển và ứng dụng công nghệ kỹ thuật số. Với những quốc gia không nhanh chân ứng dụng kỹ thuật số trong sản xuất, sự mất đi lợi thế cạnh tranh là hoàn toàn có thể xảy ra. 

Toàn cầu hóa (Globalization)

Cơ hội quốc tế, cạnh tranh toàn cầu

Các xu hướng được cho là sẽ thống trị trong vài thập kỷ tới đều đại diện cho những cơ hội lớn dành cho các nhà sản xuất – hành động về biến đổi khí hậu, gia tăng dân số, an ninh lương thực và nước, nền kinh tế tuần hoàn, năng lượng tái tạo, điện khí hóa, chăm sóc sức khỏe, và khám phá không gian.

Mặc dù cơ hội là khá nhiều cho các doanh nghiệp, sự cạnh tranh giữa các công ty cho các cơ hội này cũng nhiều không kém. Các doanh nghiệp thành công là doanh nghiệp thể hiện sự kiên cường, năng suất, hiệu quả và sáng tạo. 

Đây là lúc mà sự cam kết, cống hiến mà các doanh nghiệp thể hiện trong bối cảnh đại dịch Covid 19 được sử dụng để vượt qua những khó khăn, thách thức sắp tới. Đây chính là lúc chuyển lời nói thành hành động.


Thẻ:Tin Tức

Xem thêm bài viết