DANH MỤC SẢN PHẨM

Thế nào là thép không gỉ? Phân loại và đặc điểm của từng loại thép inox

Thép không gỉ hay còn được nhiều người biết đến hơn với tên gọi là Inox. Vậy nó gồm có bao nhiêu loại và quy trình gia công diễn ra như thế nào? Cùng Halana tìm hiểu ngay trong bài viết ngày hôm nay.

thép không gỉ có phải là thép inox không?

Thép không gỉ là gì? Phân loại thép không gỉ

Thép không gỉ là hợp kim của sắt với 10,5% Crom. Ngoài ra, người ta còn bổ sung thêm một số nguyên tố kim loại khác để làm tăng khả năng hoạt động của thép. Ví dụ như bổ sung thêm Niken để làm tăng khả năng chống ăn mòn axit và khiến thép mềm dẻo hơn. Hoặc như bổ sung thêm Nitơ để tạo sự ổn định cho thép không gỉ ở môi trường lạnh. Thép không gỉ có 4 loại chính:

  1. Austenitic: đây là loại thép không gỉ thông dụng nhất hiện nay, chứa 7% Niken, 16% Crom, 0.08% Carbon. Chúng có khả năng chịu ăn mòn cao trong phạm vi nhiệt độ khá rộng, không bị nhiễm từ. Đồng thời, thép cũng mềm dẻo, dễ uốn và dễ hàn. Các mác thép nổi bật phải kể đến là thép không gỉ 304, thép không gỉ 316l, SUS 301,… 
  2. Ferritic: loại thép không gỉ này có tính chất cơ lý tương tự thép mềm (thép carbon thấp) nhưng lại chịu ăn mòn tốt hơn. Ferritic có chứa khoảng 12% – 17% Crom. Các mác thép thuộc dòng này là SUS 430, 410, 409,…
  3. Duplex: đây là loại thép được kết hợp giữa Ferritic và Austenitic. Chúng chứa ít Niken so với loại Austenitic. Duplex chịu lực tốt và mềm dẻo được. Trong tình hình Niken ngày càng khan hiếm, dòng thép không gỉ này được ứng dụng thay thế nhiều hơn. 
  4. Martensitic: loại này chứa 11% - 13% Crom. Nó có độ bền chịu lực và độ cứng tốt. Mức độ chịu ăn mòn đạt tương đối.

thép không gỉ là gì?

Thép không gỉ

Cách làm thép không gỉ

Quy trình sản xuất thép không gỉ khá phức tạp, đòi hỏi phải đảm bảo an toàn tuyệt đối. Nhưng nhìn chung, quy trình ấy sẽ bao gồm 5 bước:

Bước 1: Kiểm tra phôi trước khi sản xuất

Trước khi đưa nguyên liệu vào sản xuất inox, kiểm tra phôi là bước đầu tiên và không thể thiếu. Việc kiểm tra này sẽ đảm bảo không còn bất kỳ thành phần phóng xạ nào gây hại cho con người. Đồng thời, đây cũng là bước tính hàm lượng các nguyên tố để phân loại mác inox phù hợp.

Bước 2: Thực hiện nấu chảy nguyên liệu 

Nguyên liệu hoặc phế liệu khi đưa vào sản xuất thép không gỉ sẽ được nấu chảy bằng hồ điện quang. Điện cực Carbon tiếp xúc trực tiếp với mảnh vụn thép không gỉ và các hợp kim. Để đẩy nhanh quá trình nóng chảy, người sản xuất bổ sung thêm Cacbon, Ferrosilicon, Oxy hoặc khí đốt. Nhiệt độ thép nóng chảy có thể lên đến 1800 độ C.

Sau khi nguyên liệu tan chảy, người sản xuất sẽ làm giảm lượng Cacbon. Họ cho hỗn hợp Oxy-argon vào và bổ sung thêm các nguyên tố hợp kim như Niken, Molybdenum, Ferrochrome. 

Tiếp theo, họ sẽ tiến hành điều chỉnh nhiệt độ và thành phần của thép không gỉ. Tỷ lệ các thành phần sẽ quy định đặc tính của thép. Ở công đoạn này, các tạp chất sẽ được loại bỏ. Kết thúc quá trình nấu chảy nguyên liệu, nhà sản xuất sẽ đúc phôi các phiến hoặc thỏi theo kích thước cụ thể.

Xem thêm: Các loại lưới thép đục lỗ được ưa chuộng nhất hiện hay

Bước 3: Cán nóng – cán nguội khi sản xuất thép không gỉ 

Cán nóng là quá trình gia công thép không gỉ ở nhiệt độ trên nhiệt độ tái kết tinh của vật liệu. Ở đây, người sản xuất sẽ dùng bán thành phẩm như tấm, hoa, phoi,... sau khi đúc để cán nóng. Các hạt biến dạng, kết tinh lại giúp duy trì cấu trúc của thép không gỉ ổn định..

Cán nguội là bước gia công tiếp theo để làm giảm độ dày của thép thành tấm, ống hoặc dây. Nhờ công nghệ máy móc hiện đại, việc cán nguội tạo ra các sản phẩm đa dạng kích thước hơn.

Bước 4: Ủ - tẩy gỉ khi sản xuất inox

Sau khi cán nguội, cấu trúc của thép không gỉ thường bị biến dạng hoặc xô lệch. Công đoạn ủ sẽ khôi phục các đặc tính vật liệu. Công đoạn này được thực hiện bằng cách xử lý nhiệt để ổn định tinh thể của thép.

Tiếp đó, sản phẩm được đi qua hỗn hợp axit tẩy rửa và làm sạch với nước rửa ở áp suất cao. Đây là công đoạn loại bỏ đi các vết gỉ còn sót lại, Nhờ đó, tính chất cơ lý của sản phẩm trở nên hoàn hảo hơn.

Bước 5: Hoàn thiện thành phẩm thép không gỉ

Thép không gỉ được cắt thành hình dạng cụ thể để phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau trong đời sống. Thông thường, chúng sẽ được dán thêm lớp màng nhựa để tránh trầy xước khi vận chuyển.

 

cách làm thép không gỉ

Chế tạo Inox

Xem thêm: Thép ống mạ kẽm

Ứng dụng của thép không gỉ.

Thép không gỉ ít bị ăn mòn và biến đổi màu ở môi trường tự nhiên. Do đó, nó được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp và đời sống hàng ngày.

  1. Để chế tạo ra các thiết bị, đồ dùng, dụng cụ như xoong nồi, kệ đỡ, thìa đũa, thau chậu,...
  2. Làm ống công nghiệp, tàu thuyền công nghiệp, vỏ ngoài kiến trúc, các công trình xây dựng,…
  3. Sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp hoá dầu, sản xuất giấy, bột giấy,…
  4. Để chế tạo nên cánh tuabin, lưỡi dao,…
  5. Làm bể chứa và tàu chở dầu để vận chuyển các thực phẩm, nguyên liệu như dầu vì tính chống ăn mòn.

ứng dụng của thép không gỉ

Ứng dụng của thép không gỉ

Tính chống ăn mòn của thép inox

Khả năng chống ăn mòn của thép không gỉ là nhờ tỷ lệ Crom. Khi Crom trong hợp kim thép tiếp xúc với không khí thì một lớp Cr2O3 rất mỏng xuất hiện trên bề mặt vật liệu. Nó mỏng đến mức không thể thấy bằng mắt thường. Vì vậy mà bề mặt của inox vẫn sáng bóng.

Mua thép không gỉ giá tốt ở đâu?

Trên thị trường có rất nhiều đơn vị phân phối và sản xuất thép không gỉ. Tuy nhiên để chọn được sản phẩm chất lượng tốt, giá thành rẻ, bạn có thể đến HALANA. 

Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm công nghiệp, máy móc, thiết bị xây dựng,... Đến với Halana, quý khách sẽ được tư vấn nhiệt tình để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Liên hệ với chúng tôi ngay để được báo giá ống thép không gỉ!

Xem thêm: Khái niệm, ứng dụng và bảng tra thép hình chữ C

Lời kết

Như vậy, bài viết đã giải đáp cho bạn đọc mọi thắc mắc liên quan đến “Thép không gỉ là gì?”. Để tìm hiểu về vật liệu xây dựng khác ngoài lưới thép không gỉ, hãy theo dõi Halana tại website: https://halana.vn/. Chúng tôi rất hân hạnh được tư vấn và đồng hành cùng quý khách!

Thẻ:Tin Tức

Xem thêm bài viết