DANH MỤC SẢN PHẨM

Sử dụng chân máy, nhưng bạn có thực sự hiểu đúng về ngàm máy ảnh và ngàm chuyển đổi

Khi sử dụng máy ảnh, mọi người thường hay bị nhầm lẫn giữa ngàm chuyển đổi và ngàm máy ảnh. Việc phân biệt hai loại ngàm này là điều mà khi muốn trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp bạn cần biết. Tùy theo hãng sản xuất mà ngàm sẽ có những nét đặc trưng riêng, thể hiện nét riêng của hãng đó. Vậy ngàm chuyển đổi là gì? Ngàm máy ảnh là gì? làm thể nào để phân biệt ngàm máy ảnh và ngàm chuyển đổi?

Ngàm Chuyển Đổi Là Gì?

Từ khi những chiếc máy ảnh được thiết kế không có gương lật được ra mắt đã dẫn tới nhu cầu sử dụng ngàm chuyển đổi xuất hiện và phát triển.

Trong cấu tạo của máy ảnh, ngàm là một bộ phận riêng biệt tách rời và có thể thay thế, nó được thiết kế theo hình trụ, vừa vặn với máy ảnh. Ngàm chuyển đổi có thiết kế một đầu gắn với ngàm máy ảnh, một đầu gắn với ống kính, lens phù hợp.

Ngàm chuyển đổi có vai trò gắn kết thân máy ảnh và ống kính. Trong hệ thống phần cứng của máy ảnh, ngàm giữ một vị trí rất quan trọng mà bất cứ máy ảnh nào cũng cần có. Với những người chuyên chụp ảnh hay có tìm hiểu về máy ảnh, chắc chắn sẽ khá quen với từ này, nó được dùng nguyên theo nghĩa dịch từ thuật ngữ tiếng anh 'Mount'. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người lẫn lộn giữa hai loại ngàm máy ảnh và ngàm chuyển đổi. Để phân biệt được chúng, chúng ta cần hiểu rõ và chi tiết cấu tạo của máy ảnh.

Điểm Khác Nhau Giữa Ngàm Máy Ảnh Và Ngàm Chuyển Đổi

Ngàm Máy Ảnh

  • Đây là nơi được xem là cửa của máy ảnh, nơi giao nhau của những phần bên trong của máy ảnh với môi trường bên ngoài. Ngàm máy ảnh là một bộ phận cố định, không thể thay đổi và tách rời, có nhiệm vụ gắn trực tiếp ống kính vào máy. Nó được thiết kế ở mặt trước của thân máy, ẩn bên trong và có hình trụ tròn.
  • Tùy vào mỗi hãng hoặc nơi sản xuất, mỗi loại ngàm máy ảnh sẽ có những nét đặc trưng riêng biệt khác nhau. Thông thường, những ngàm này chỉ gắn và tương thích với ống kính hoặc ngàm chuyển đổi thuộc nhãn hàng đó.
  • Ngàm máy ảnh có khả năng gắn trực tiếp ông kính vào thân máy ảnh, nó có khả năng tự động lấy nét, với chất lượng ảnh tường đối tốt không bị nhòe hay out nét. Nhưng, một nhược điểm lớn mà đa số ngàm máy ảnh vẫn bị hiện nay chính là việc không thể lắp với ống kính hay ngàm chuyển đổi của hãng khác.

Ngàm Chuyển Đổi

  • Đây là một thiết bị hỗ trợ, có thiết kế một đầu gắn với ngàm máy ảnh một đầu khác gắn với ống kính. Ngàm chuyển đổi là một bộ phận có thể tách rởi khỏi thân máy, hình dạng hình trụ giống với ngàm máy ảnh. Loại ngàm này được nhiều người sử dụng quan tâm và tìm hiểu khi mua máy ảnh.
  • Ngàm chuyển đổi có một lợi thế hơn ngàm máy ảnh là chúng cho phép chúng ta gắn với hầu hết các ông kính từ các hãng khác nhau, không bắt buộc phải là hãng sản xuất ra loại ngàm đó, chỉ cần là những ống kính của loại máy ảnh không có gương lật.
  • Tuy nhiên, khi sử dụng ngàm chuyển đổi bạn phải tự lấy nét bằng tay. Vì vậy, chúng ta cần có nhiều kỹ thuật và kinh ngiệm lấy nét hơn, để cho ra nững bức hình đẹp và sắc nét.
  • Được ví như 'cổ cò' trong các đường ống nhựa, ngàm chuyển đổi cũng có vai trò tương tụ ngàm máy ảnh là nối dài với ổng kính, nhưng nó có thể nối với bất kỳ loại ống kình nào không phụ thuộc vào nhà sản xuất.

Những Thông Tin Chúng Ta Cần Biết Thêm Về Ngàm

Như chúng ta đã biết, mỗi hãng sẽ có những thiết kế khác nhau về ngàm chuyển đổi tùy vào mục đích của chúng, buộc người mua cần tinh ý và cẩn thận để phân biệt. Bên cạnh những bộ phận như giao diện cơ khí và điện, mặt bích tiêu cự, khoảng cách từ cảm biến tới ngàm cũng có sự khác biệt. Có một thuật ngữ để nói về khoảng cách này chính là Flange depth. Nó là một thuật ngữ, thông tin quan trọng để bnaj có thể hiểu rõ hơn về khả năng sử dụng của những loại ống kính khác nhau. Với khoảng cách càng lớn thì việc sử dụng ngàm càng khó khăn. Ngoái ra, chúng cũng có thể có những kí hiệu hoặc chuôi ngàm khách nhau.

Chuôi của ngàm thường có 3 loại chính là loại ren, lưỡi lê, hoặc một khoá nòng lock (khóa ma sát). Trên thị trường hiện nay, đa số các loại ngàm vẫn được thiết kế với việc sử dụng chuôi loại lưỡi lê, vì loại chuôi này có cơ chế gắn chính xác dễ dàng và thuận tiện hơn dù là loại máy ảnh cơ hay điện tử. Vít-ren thường được gắn rất mỏng manh và không thể sắp xếp các ống kính ở một vị trí quay đáng tin cậy, nhưng những loại như giao diện C-mount vẫn còn rộng rãi trong việc sử dụng cho các loại máy khác như máy quay video và thiết bị quang học.

Đối với gắn kết có chuôi dạng lưỡi lê được cấu tạo có một số các chấu (thông thường sẽ là ba) xung quanh các cơ sở của ống kính, để có thể phù hợp với các hốc có kích cỡ trong tấm gắn ống kính ở mặt trước của máy ảnh. Các chấu thường được thiết kế theo một cách nào đó, tuy nhiên vẫn có chung mục đích là đảm bảo rằng các ống kính chỉ được chèn thêm vào một hướng, thường bằng cách làm cho mỗi chấu có một kích thước khác nhau. Ống kính sẽ được gắn chặt chỉ bằng một thao tác vặn tay nhẹ nhàng. Sau đó nó được khóa ở vị trí của một pin lò xo, có thể hoạt động để loại bỏ các ống kính.

Hiện tại, chúng ta có hai loại ngàm được chia ra dựa theo cơ chế điều khiển là ngàm cơ học và ngàm điện tử. Đôi với việc sử dụng ngàm điện tử khác ngàm cơ ở chỗ nó vận hành khẩu độ và truyền gửi giá trị khẩu độ, thực hiện giao tiếp với phần thân máy ảnh không thông qua phối hợp cơ học mà hoàn toàn thông qua tín hiệu điện Việc sử dụng tín hiệu điện cho ngàm là một cuộc cách mạng, nhằm giới thiệu một hệ thống lấy nét điện tử. Hai hãng sản xuất máy ảnh tiên phong trong cuộc cách mạng sử dụng ngàm điện tử này phải kể đến Canon với ngàm EF.

Trên đây là những chia sẻ giúp mọi người hiểu hơn về ngàm trong máy ảnh, cách để phân biệt ngàm máy ảnh và ngàm chuyển đổi. Mong rằng, qua đây bạn có thể lựa chọn ra loại ngàm phù hợp với mình. EI INDUSTRIAL tự hào là nơi cung cấp không chỉ phụ kiện về máy ảnh mà còn có những thiết bị công nghệ uy tin, chất lượng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

Châu FPT

 

Thẻ:Tin Tức

Xem thêm bài viết