DANH MỤC SẢN PHẨM

Quy Định Về Quản Lý Của Nhà Nước Đối Với Giày Bảo Hộ

Việc giày bảo hộ lao động đang ngày càng trở nên phổ biến và xuất hiện khắp nơi trên thị trường khiến việc kiểm soát chất lượng và sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, nhà nước đã có các quy định riêng trong việc này. Mời các bạn xem tại bài viết dưới đây.

Quy Định Quản Lý Giày Ủng Bảo Hộ

Giày Bảo Hộ Và Ủng Bảo Hộ Lao Động Sản Xuất Trong Nước

Giày bảo hộ và ủng bảo hộ lao động an toàn sản xuất trong nước phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy phù hợp với các quy định của pháp luật.

Việc chứng nhận hợp quy do các tổ chức chứng nhận sự phù hợp đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định thực hiện.

Giày bảo hộ và ủng bảo hộ lao động sản xuất trong nước

Giày bảo hộ và ủng bảo hộ lao động sản xuất trong nước

Phương thức thực hiện: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất (Phương thức 3 trong Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).

Giày Bảo Hộ Và Ủng Bảo Hộ Lao Động Nhập Khẩu

Giày bảo hộ và ủng bảo hộ lao động nhập khẩu phải được chứng nhận hợp quy và đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

Việc chứng nhận hợp quy do các tổ chức chứng nhận sự phù hợp đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định thực hiện hoặc các tổ chức, cá nhân nước ngoài được thừa nhận tiến hành.

Giày bảo hộ và ủng bảo hộ lao động nhập khẩu

Giày bảo hộ và ủng bảo hộ lao động nhập khẩu

Việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương thức thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa (Phương thức 7 trong Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).

Miễn kiểm tra chất lượng giày ủng an toàn nhập khẩu trong trường hợp thỏa thuận song phương, đa phương giữa các cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước xuất khẩu giày ủng an toàn quy định không phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu.

Riêng với sản phẩm mẫu dùng trong mục đích trưng bầy quảng bá sản phẩm, không trực tiếp sử dụng đối với người lao động thì được miễn kiểm tra chất lượng nhập khẩu, số lượng tối đa 5 đôi.

Xem thêm: Tại sao nên đeo dây đeo an toàn khi làm xây dựng?

Giày Bảo Hộ Và Ủng Bảo Hộ Lao Động Cung Cấp Trên Thị Trường

Giày bảo hộ và ủng bảo hộ lao động cung cấp phải có dấu hợp quy, ghi nhãn theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

Tương ứng với tính năng bảo vệ phải có các ký hiệu thể hiện trên phương tiện bảo vệ cá nhân. Ký hiệu này phải được hướng dẫn cách nhận biết tại tài liệu hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

Tổ chức, cá nhân cung cấp giày ủng an toàn phải cung cấp tài liệu hướng dẫn sử dụng, bảo quản và kiểm tra trong quá trình sử dụng của nhà sản xuất.

Quản lý Sử Dụng Giày Bảo Hộ Và Ủng Bảo Hộ Lao Động

Giày bảo hộ và ủng bảo hộ lao động phải được bảo quản trong môi trường khô ráo thoáng mát, cách xa vật phát nhiệt, không bị ảnh hưởng của các dung môi có hại và theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

Quản lý sử dụng giày bảo hộ và ủng bảo hộ lao động

Quản lý sử dụng giày bảo hộ và ủng bảo hộ lao động

Sử dụng Giày bảo hộ và ủng bảo hộ lao động đúng mục đích, theo đúng chức năng và theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

Giày bảo hộ và ủng bảo hộ lao động phải được kiểm tra theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Không sử dụng giày ủng an toàn nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu hoặc quá thời hạn sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Người sử dụng lao động phải căn cứ vào hướng dẫn sử dụng, bảo quản và kiểm tra trong quá trình sử dụng của nhà sản xuất, xây dựng nội dung kiểm tra tính năng của giày ủng an toàn. Nội dung hướng dẫn kiểm tra phải được phổ biến cho người lao động và treo ở vị trí thuận lợi cho người lao động tự kiểm tra.

Trước khi sử dụng giày ủng an toàn, người lao động phải tự kiểm tra theo hướng dẫn đã được niêm yết tại nơi làm việc.

Việc tự kiểm tra khi sử dụng giày ủng an toàn hàng ngày phải được giám sát và có sổ ghi lại kết quả.

Trách Nhiệm Của Tổ Chức, Cá Nhân

Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, cung cấp và sử dụng Giày bảo hộ và ủng bảo hộ lao động có trách nhiệm tuân thủ các quy định tại Quy chuẩn này.

Quy chuẩn này là căn cứ để các cơ quan kiểm tra chất lượng và chứng nhận hợp quy giày ủng an toàn.

Quy chuẩn này là căn cứ thanh tra nhà nước về lao động và thanh tra an toàn, vệ sinh lao động tiến hành thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động

Tổ Chức Thực Hiện

Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn và tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật này.

Các cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm kịp thời phản ánh với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét giải quyết.

Tổng Kết

Trên đây là toàn bộ nội dung quy định của nhà nước về việc quản lý sản xuất và sử dụng giày lao động đối với cá nhân, tập thể và tổ chức. Mong các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích sau bài viết này.

Xem thêm: Quy định quan trọng của giày bảo hộ cách điện
Thẻ:Tin Tức

Xem thêm bài viết