DANH MỤC SẢN PHẨM

Quản Lí Chuỗi Cung Ứng Và Những Điều Bạn Cần Biết

Ở Việt Nam hiện nay, ngành logistics và quản lí chuỗi cung ứng là ngành quản trị những mạng lưới và kết nối của các doanh nghiệp cùng tham gia vào công việc cung cấp dịch vụ và hàng hoá đến người tiêu dùng. Đây là công việc vô cùng quan trọng, không thể thiếu vắng trong nền kinh tế hiện đại ngày nay. Sau đây, hãy cùng Ei Industrial tìm hiểu sâu hơn về việc quản lí chuỗi cung ứng này nhé!Định Nghĩa Của Ngành Logistics Và Quản Lí Chuỗi Cung Ứng Là Gì?

Logistics và quản lí chuỗi cung ứng (Logistics and Supply Chain Management) là ngành về nghiên cứu, phát triển cũng như quản trị các dịch vụ vận chuyển trong quá trình thực hiện việc sản xuất kinh doanh hàng hoá.


Ngành quản lí chuỗi cung ứng giúp cho ta có một cái nhìn bao quát hơn về hình ảnh về hệ thống kinh doanh của một doanh nghiệp, giúp cho người quản trị doanh nghiệp có thể hoạch định được những chiến lược phát triển sản xuất hàng hoá hiệu quả nhất và cuối cùng là phân phối hàng hoá đến tay người tiêu dùng một cách nhanh và hiệu quả nhất. Cốt lõi của ngành quản lí chuỗi cung ứng là việc cung cấp những sản phẩm và dịch vụ là đúng thời gian và địa điểm yêu cầu, với số lượng và chất lượng ổn định cùng với chi phí tiết kiệm nhất.

Hình ảnh 1: Những ngành nhỏ trong quản lí chuỗi cung ứng.


Ở thời điểm hiện nay, vẫn có không ít người vẫn còn mơ hồ giữa việc quản trị logistics và quản lí chuỗi cung ứng là một. Tuy nhiên, trong thực tế, hai khái niệm này khác nhau hoàn toàn. Để hiểu thêm logistics là gì thì việc đầu tiên chúng ta phải hiểu một cách chắc chắn là logistics chỉ là một phần rất nhỏ trong chuỗi cung ứng và xuất nhập khẩu.


Chuỗi cung ứng có 3 loại dòng chảy chính:

  1. Dòng thông tin
  2. Dòng hàng hoá
  3. Dòng tài chính hay còn gọi là dòng tiền

Logistics có chức năng chính là đảm bảo chắc chắn rằng dòng hàng hoá trong chuỗi cung ứng diễn ra theo một tuần tự nhất định.

1. Định Nghĩa Của Ngành

Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management - SCM) là việc quản lí cung và cầu cho toàn bộ hệ thống của doanh nghiệp, là bao gồm tất cả các hoạt động của quản lí hậu cần gồm việc lập những kế hoạch và quản lí các hoạt động liên quan đếnn việc tìm nguồn cung ứng cũng như là sản xuất, quản lí hoạt động logistics của doanh nghiệp. Việc quản lí chuỗi cung ứng yêu cầu sự kết nối giữa các đối tác trong một chuỗi cung ứng toàn diện hơn để đem lại những hiệu quả, sự hài lòng dành cho khách hàng.

Hình ảnh 2: Những yếu tố quan trọng trong quản lí chuỗi cung ứng


Mục đích của chuỗi cung ứng là đạt được tối đa của tổng giá trị hay còn gọi là value của chuỗi quản lí, được tạo ra bằng cách thoả mãn các yêu cầu của các client thông qua các sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên của doanh nghiệp. Các nguồn tài nguyên này có thể bao gồm khả năng phân phối, dự trữ, nguồn lao động, việc lưu kho và đồng thời tối đa hoá mức chi phí của chuỗi cung ứng ở mức tối thiểu.

2. Tại Sao Doanh Nghiệp Phải Quản Lí Chuỗi Cung Ứng?

Quản lí chuỗi cung ứng cần phải đảm bảo mức mục tiêu đã đặt ra được để thực hiện một cách xuyên suốt và không bị gián đoạn trong quá trình thực hiện.


Việc quản lí chuỗi cung ứng nhằm ảnh hướng sâu sắc dến những hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá của doanh nghiệp, nhất là trong tình hình kinh tế hiện nay khi sự cạnh tranh trên thị trường hiện nay rất cao. Quản lí chuỗi cung ứng này mang lại rât nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cụ thể như sau:

  1. Tiết kiệm chi phí dành cho doanh nghiệp: Trong trường hợp doanh nghiệp quản lí và đo lường được những rủi ro thường gặp trong chuỗi cung ứng, các nhà quản lí có thể giảm được những chi phí như chi phí lưu kho và giảm lượng hàng hoá tồn kho. Bởi vì thế, họ luôn cung cấp các dịch vụ chất lượng nhất đến các khách hàng và việc phân phối đầy đủ hàng hoá trong thời gian tốt nhất nhằm đảm bảo hiệu quả tối ưu.
  2. Tạo nên lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành: Chuỗi cung ứng chiếm tỉ trọng trong chi phí rất lớn trong các hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời là các hoạt động mang lại các trải nghiệm cho các khách hàng. Nếu quản lí chuỗi cung ứng tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm được giá thành sản phẩm cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ dành cho các khách hàng của mình.
  3. Mang đến khả năng phát triển của doanh nghiệp: Quản lí chuỗi cung ứng có tác động rất lớn đến việc phát triển của doanh nghiệp, bao gồm khả năng chiếm lĩnh thị trường cũng như sự tín nhiệm của khách hàng hiện tại. Bởi vì chuỗi cung ứng ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận của khách hàng khi đã sử dụng dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp. Khi thực hiện tốt vấn đề này có thể giúp các doanh nghiệp vượt qua các đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc.
  4. Ngoài ra, việc quản lí chuỗi cung ứng có thể mang đến các lợi ích khác như: Cải thiện độ chính xác trong dự báo về sản xuất, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, giảm giá thành trên mỗi sản phẩm và còn cải thiện sự quay vòng của các đơn hàng.

3. Những Vấn Đề Cần Lưu Ý Trong Việc Quản Trị Chuỗi Cung Ứng

Nền Kinh Tế Thay Đổi Nhanh Chóng

Chuỗi cung ứng này bao quát hết tất cả về các hoạt động về hậu cần và vận chuyển được hàng hoá, trong một quốc gia và giữa các quốc gia trên thế giới. Sự thay đổi này nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của các nhà quản trị nhờ nắm bắt được các xu hướng của các nền kinh tế khi yêu cầu được chất lượng hàng hoá được nâng cao, thời gian vận chuyển cũng được rút ngắn lại.

Luồng Dữ Liệu Được Liền Mạch

Vì quản lí chuỗi cung ứng sẽ có giới hạn về thời gian trên nền dữ liệu có đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành công của chuỗi cung ứng. Việc tìm kiếm những công cụ phù hợp để đối chiếu cũng như khớp dữ liệu từ các người tiêu dùng, hệ thống nhà cung cấp một các rất hiệu quả và tạo ra một lộ trình và thông tin phù hợp

Kiểm Soát Chi Phí Của Doanh Nghiệp

Trước đây, chi phí vận chuyển luôn được duy trì ở mức rất cao, chiếm tỉ trọng rất lớn trong việc định giá thành của sản phẩm. Nhằm đảm bảo tuân thủ về mặt chất lượng và thời gian nên việc chi phí phát sinh rất lớn là điều không thể tránh khỏi.

Hình ảnh 3: Logistics là một ngành nhỏ trong quản lí chuỗi cung ứng.


Các doanh nghiệp hiện nay đang cố gắng giải quyết các vấn đề này bằng cách địa phương hoá quy trình phân phối đến người tiêu dùng cuối (end user) trên quy mô lớn, điều này giúp gia tăng hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.

Các Chiến Lược Phân Phối

Trong quản lí chuỗi cung ứng, chiến lược phân phối bao gồm việc đảm bảo những nhà kho - điểm trung gian, dịch chuyển có thể điều phối những sản phẩm tới các cửa hàng một cách tối ưu về thời gian và chi phí, đồng thời giữ mức tồn kho ở mức tối thiểu.


Doanh nghiệp trong đây cần hoạch định về số lượng nhà kho cũng như các điểm trung gian nên áp dụng các chiến lược phân phối khác nhau, phù hợp với nhu cầu của mình để tăng hiệu quả cho doanh nghiệp

Kiểm Soát Hàng Tồn Kho

Việc kiểm soát hàng tồn kho phải được đảm bảo ở mức tối thiểu để giảm thiểu các vấn đề về chi phí cho doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo được chất lượng của hàng hoá. Tuy nhiên, do nhu cầu của các khách hàng luôn luôn thay đổi theo thời gian, doanh nghiệp cũng cần lượng tồn kho để đáp ứng được các nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng.


Vì thế, điều quan trọng của doanh nghiệp cần có công cụ dự đoán các như cầu của khách hàng để giữ mức tồn kho vừa đủ cho các doanh nghiệp

Kết Luận

Trên đây, EI Industrial đã cung cấp cho bạn các thông tin về quản lí chuỗi cung ứng ở mức căn bản. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này.

Thẻ:Tin Tức

Xem thêm bài viết