DANH MỤC SẢN PHẨM

Những tiêu chuẩn tiêu chuẩn đo điện trở cách điện dây dẫn bạn cần biết

Nếu bạn là người làm trong các ngành liên quan đến các thiết bị điện tử hoặc thường xuyên làm việc với những thiết bị này, chắc hẳn những tiêu chuẩn đo điện trở cách điện dây dẫn đã không còn quá xa lạ với bạn nữa. Còn nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ những tiêu chuẩn này là gì thì hãy cùng EI Industrial tìm hiểu rõ hơn nhé!

Khái niệm điện trở cách điện

Điện trở cách điện là thông số cho ta biết được liệu mãy móc ta đang sử dụng có an toàn hay không. Thông số này có được từ việc lấy số liệu từ vỏ động cơ và hai đầu ra sử dụng. Chỉ số này càng lớn có nghĩa là độ an toàn của thiết bị càng cao.
Để đo thông số này, ta cần phải sử dụng thiết bị đô chuyên dụng với một độ chính xác vô cùng lớn. Thiết bị này thường được gọi là megomet với mức điện áp đầu ra 500V hoặc 1000V.
Thông qua số liệu này, ta có thể nhận biết được tình trạng của các máy móc cũng như sự thay đổi của dòng điện chạy qua chúng theo thời gian.
Đồng hồ đo điện có thể được ứng dụng để:

  • Đồng hồ điện trở thường được dùng để đo đạc các chỉ số cũng như kiểm tra điện và các loại máy móc
  • Là công cụ đắc lực trong việc sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị điện,...
  • Giúp đánh giá các sản phẩn nghiệm thu, cài đặt,...
  • Đồng hồ đo điện trở còn có nhiều tính năng khác, có thể hoạt động như một máy dò đa năng

Megomet được dùng để đo điện trở cách điện

Những tiêu chuẩn đo điện trở cách điện cần biết

Mỗi thiết bị điện sẽ có những thông số tiêu chuẩn đo điện trở cách điện khác nhau tùy vào kỹ thuật điện áp chịu đựng được của thiết bị. Hầu hết các máy móc hiện nay được sử dụng phổ biến trong sản xuất và dân dụng đều có phần dẫn điện được bọc một lớp bỏ cách điện.
Lấy ví dụ, một chiếc xe máy có thông số 690VAC thì ta có thể tính được điện trở cách điện của xe này bằng cách nhân 690 với 1.414, nghĩa là 975.8VDC. Như vậy, cần dùng thang 1kVDC để thử điện trở cách điện của chiếc xe này.
Trong khi đó, nếu muốn thử điện trở cách điện dây dẫn của những cáp điện 0.6-1kV, ta sẽ có thể tính được điện áp thử là 1.5kVDC. Vậy nên ta cần chọn thang điện áp phóng điện phù hợp trước khi chọn điện áp thử.
Có 2 loại tiêu chuẩn đo điện trở cách điện thường dùng là cao áp với điện áp từ 1000 đến 5000V, dùng cho các thiết bị điện áp cao và hạ áp với điện áp là 500V dùng cho các thiết bị điện áp thấp

Các loại thiết bị khác nhau sẽ có tiêu chuẩn cách điện khác nhau

Những cách đo điện trở cách điện của dây dẫn

Khi đo điện trở cách điện, ta cần phải lưu ý làm đúng theo quy trình để bảo đảm sự an toàn của người thực hiện.
Cố 2 cách chính khi đo điện trở cách điện là trực tiếp và gián tiếp.

Đo điện trở cách điện gián tiếp

Khi đo điện trở cách điện, ta có thể sử dụng máy đo điện trở cách điện megomet hoặt dùng một số thiết bị khác như vôn kế, ampe kế rồi xác định dòng điện rò xem điện áp này nằm ở khoảng mức nào? 500V, 2500V hay 5000V? Để xác định chỉ số này, ta có thể sử dụng công thức: Điện trở cách = Điện áp một chiều đặt vào cách điện/Dòng điện dò đo được.

Đo điện trở cách điện trực tiếp

Để đo điện trở cách điện trực tiếp, ta có thể sử dụng Megomet để tính thông số điện trở cách điện giữa 2 đầu dây và vỏ máy. Ta có thể dùng cách này để đo nhiều nguồn điện áp khác nhau trên các cực từ 500V đến 5000V tùy nhu cầu.

Có thể đo điện trở cách điện trực tiếp hoặc gián tiếp

Quy trình đo điện trở cách điện

Bước 1: Bảo đảm an toàn

An toàn luôn là yếu tố cần được lưu tâm hàng đầu khi thực hiện các thao tác liên quan đến điện. Chú ý kiểm tra xem các thiết bị đã được ngắt kết nối với nguồn điện chưa trước khi đo điện trở cách điện của thiết bị.

Bước 2: Đánh giá các thiết bị cần đo

Liệt kê số lượng dụng cụ điện cần được kiểm tra điện trở cách điện và lưu ý các loại máy móc có dấu hiệu bị hư hỏng để chọn lựa mức điện áp phù hợp khi kiểm tra.

Bước 3: Kết nối megomet vào thiết bị

  • Trường hợp thiết bị cần đo là động cơ điện xoay chiều: một đầu megomet kết nối với vỏ động cơ, đầu còn lại nối với công tắc nguồn. Nên ngắt kết nối các thành phần nhỏ hơn trong động cơ và kiểm tra mỗi linh kiện từng cái một để tìm ra vị trí nơi điện bị rò.
  • Với những loại thiết bị khác: kết nối megomet với dây dẫn và các bề mặt kim loại. Nhớ rằng thiết bị được đo phải được ngắt kết nối với nguồn điện và được đặt trên bề mặt làm từ vật liệu cách điện.

Bước 4: Tiến hành đo đạc và ghi chép lại thông số

Đo điện trở cách điện là một công việc đơn giản nếu bạn đã nắm rõ quy trình

Lưu ý khi đo điện trở cách điện của dây dẫn

Một điều luôn cần phải nhớ khi đo điện trở cách điện là phải chú ý các quy tắc an toàn. Cần kiểm tra, bảo đảm nguồn điện đều đã được tắt nguồn và các nguồn điện áp cũng như vỏ máy đều đã được cách ly với đất.
Ngoài ra, để bảo đảm kết quả đo được có độ chính xác cao, ta nên vệ sinh qua phần vỏ máy cách điện của thiết bị trước khi tiến hành đo đạc cũng như kiểm tra nguồn va các đầu nối dây đo của megomet.

An toàn là quy tắc quan trọng hàng đầu

Kết luận

Qua bài viết này, EI Industrial mong rằng đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về những tiêu chuẩn đo điện trở cách điện cũng như quy trình để đo chỉ số này. Chúc bạn thành công khi thực hiện nhé!

Mọi nhu cầu thắc mắc cũng như liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN EI INDUSTRIAL

Thẻ:Tin Tức

Xem thêm bài viết