DANH MỤC SẢN PHẨM

Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết Về Loại Vật Liệu Acrylic

Nhựa là một trong những loại vật liệu được ứng dụng vô cùng phổ biến trong đời sống và sản xuất hiện nay. Trên thị trường có rất nhiều loại nhựa, một trong những loại nhựa nổi bật và được dùng nhiều nhất đó chính là nhựa Acrylic. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về loại vật liệu Acrylic qua bài viết này.

Tổng quan về loại vật liệu Acrylic

Tổng quan về loại vật liệu Acrylic

Tổng Quan Về Loại Vật Liệu Acrylic

Vật liệu Acrylic là kết quả của các quá trình nghiên cứu khoa học nhằm mục đích tìm ra những loại nguyên vật liệu thay thế cho các nguồn tài nguyên nguyên vật liệu có nguồn gốc tự nhiên đang ngày càng một lúc trở nên khan hiếm hơn.

Tính đến thời điểm hiện tại có rất nhiều dòng sản phẩm trên thị trường có thành phần được cấu tạo từ vật liệu Acrylic, có thể kể đến như các sản phẩm đồ nội thất, in ấn, biển quảng cáo,...bởi tính thẩm mỹ cao của loại vật liệu này. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nguồn gốc của loại vật liệu này, cũng như những đặc tính nổi bật của nhựa Acrylic.

Vật Liệu Acrylic Là Gì?

Vật liệu Acrylic hay còn được biết đến nhiều hơn với tên gọi là nhựa Acrylic, là một loại vật liệu có cấu tạo chứa một hoặc nhiều dẫn xuất của axit acrylic. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại nhựa Acrylic, nhưng phổ biến nhất trong số đó là loại vật liệu PMMA, tên đầy đủ là Polymethyl methacrylate, được tinh chế từ dầu mỏ với nhiều đặc tính ưu việt.

Trong số đó không thể không kể đến khả năng chống chịu tia cực tím cũng như là các loại môi trường thời tiết khắc nghiệt. Hơn nữa, đây là một loại vật liệu ngoài việc có bề mặt bóng và độ đàn hồi cao thì còn có tính nhiệt dẻo, rất dễ dàng trong các quá trình đúc, cắt, khoan, uốn. Loại vật liệu này hiện nay có đến hơn 50 màu sắc khác nhau. Mặc dù là như vậy nhưng màu trong suốt được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất.

khung ảnh trong suốt làm bằng nhựa acrylic

Khung ảnh trong suốt được làm bằng nhựa Acrylic

Chính vì những đặc tính kể trên mà những dòng sản phẩm được cấu tạo từ loại vật liệu Acrylic đều sở hữu khả năng xuyên thấu cũng như khả năng chống chịu được nhiệt độ cao. Vì vậy, nhựa Acrylic vẫn luôn được đánh giá là một trong những loại vật liệu sản xuất mang hơi hướng hiện đại, sang trọng, có độ bền cao và hiện đang được sử dụng vô cùng rộng rãi và phổ biến trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.

Bởi vì lí do sở hữu những đặc tính nổi bật như độ bền cao, bề mặt bóng mịn, dẻo dai mà loại vật liệu Acrylic đang càng lúc càng được sử dụng một cách thịnh hành hơn trên thị trường. Có thể dễ dàng nhận thấy được rằng loại vật liệu Acrylic hiện hữu trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta trong những sản phẩm nội thất như kệ ti vi, tủ bếp, tấm trang trí, nội thất gỗ phòng khách, phỏng ngủ, bàn ăn, tủ quần áo,...

Đặc Tính Nổi Bật Của Loại Vật Liệu Acrylic

  1. Tính chất bóng gương cao, nhẵn mịn. Chính vì đặc tính này mà các thương hiệu nội thất thường ứng dụng loại vật liệu Acrylic trong các sản phẩm của mình nhằm mục đích tạo ra một không gian nội thất trẻ trung, hiện đại nhưng không kém phần sang trọng.
  2. So với các loại vật liệu có tính bóng gương khác như kính, gương,... thì vật liệu Acrylic có phần trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều. Đặc tính này tạo điều kiện cho quá trình vận chuyển, thi công và lắp đặt các loại sản phẩm được diễn ra thuận tiện hơn. Ngoài ra, loại vật liệu Acrylic còn sở hữu tính năng dễ dàng uốn ép để có thể tạo nên những sản phẩm có hình dáng đẹp mắt, ấn tượng.
  3. Khả năng chống trầy xước cực kỳ tốt, dễ dàng việc vệ sinh, giúp cho các loại sản phẩm có thành phần bao gồm vật liệu Acrylic luôn giữ được ngoại hình bền bỉ, đẹp mắt.
  4. Vật liệu Acrylic nằm trong nhóm 7 trong số các loại nhựa tái chế vì nhựa Acrylic là một loại vật liệu không dễ dàng tái chế.

Ưu Điểm, Nhược Điểm Của Loại Vật Liệu Acrylic

Ưu Điểm

  1. Màu sắc phong phú, đa dạng: Loại vật liệu này hiện nay có đến hơn 50 màu sắc khác nhau, giúp người sử dụng có nhiều phương án lựa chọn hơn. Ngoài ra, đây là một loại vật liệu có khả năng giữ màu rất tốt nên bạn không cần phải lo lắng về vấn đề sản phẩm bị phai màu trong quá trình sử dụng.
  2. An toàn với con người, thân thiện với môi trường.
  3. Độ bóng sáng cao: Nhựa Acrylic là một loại vật liệu có lớp bề mặt bóng sáng, nhẵn mịn và phẳng hơn 2 lần nếu đặt lên bàn cân so sánh với các loại phủ sơn bề mặt thông thường. Đặc điểm này khiến cho những dòng sản phẩm được phủ nhựa Acylic luôn toát lên vẻ hiện đại, sang trọng và đẳng cấp.
  4. Dễ dàng vệ sinh: Những vết bẩn cũng như là những vết xước nhẹ trên bề mặt đều không phải là vấn đề đáng lo ngại với những sản phẩm sử dụng chất liệu nhựa Acrylic bởi loại vật liệu này sở hữu bề mặt bóng mịn, giúp thuận tiện cho quá trình vệ sinh, lau chùi bảo dưỡng.
  5. Bề mặt bóng nhẵn đến mức gần như tuyệt đối: Loại vật liệu Acrylic được thi công sản xuất bởi những máy móc thiết bị theo công nghệ tiêu chuẩn quốc tế với những quy trình sản xuất, kiểm định vô cùng khắt khe. Chính vì thế nên phần bề mặt của loại vật liệu này đạt tiêu chuẩn cực cao, có độ bóng nhẵn đến mức tuyệt hảo, tạo nên cảm giác tinh tế, sang trọng.
  6. Tính năng chống ẩm, chống thấm nước cực kỳ tốt: Đây là một trong những lí do mà các nhà sản xuất thường ứng dụng loại vật liệu này trong những sản phẩm nội thất, đặc biệt là những sản phẩm trong khu vực nhà bếp.
  7. Dễ dàng thi công: Nhựa Acrylic là loại vật liệu có thể chịu được nhiệt độ cao, trong khoảng từ âm 30 độ F đến 190 độ F. Khi đạt đến một ngưỡng nhiệt độ nhất định này loại vật liệu này có thể dễ dàng bị uốn cong, giúp dễ dàng trong việc tạo ra những kiểu dáng khác nhau tùy vào nhu cầu cũng như mục đích sử dụng.
  8. Vật liệu Acrylic là một loại vật liệu nhân tạo, có nguồn cung cấp dồi dào mà không cần phụ thuộc vào tự nhiên.

độ bóng sáng của acrylic

Ưu và nhược điểm của loại vật liệu Acrylic

Nhược Điểm

  1. Giá thành của loại vật liệu Acrylic tương đối cao so với các loại chất liệu bề mặt khác như laminate, melamine, veneer,...
  2. Để sản xuất nhựa Acrylic phải sử dụng những loại máy móc, trang thiết bị hiện đại có độ chính xác cao, điều này khiến chi phí sản xuất bị tăng lên đáng kể.
  3. Không phù hợp với các loại hình thiết kế cổ điển.
  4. Dễ bị trầy xước nhưng vấn đề này có thể khắc phục được.
Xem thêm: Tìm hiểu về JJS - Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản
Thẻ:Tin Tức

Xem thêm bài viết