DANH MỤC SẢN PHẨM

Những Điều Cần Biết Về Đèn Ốp Trần

Đèn LED Ốp trần được biết đến là một thiết bị chiếu sáng sở hữu nhiều ưu điểm và đặc biệt đèn có sử dụng công nghệ LED rất thịnh hành trên thị trường hiện nay. Với nhiều mục đích sử dụng khác nhau như: Căn hộ, văn phòng, trường học, xưởng có diện tích nhỏ,... với sự đa dạng về kích thước, màu sắc được bày bán trên thị trường. Dưới đây là những thông tin cơ bản bạn nên có về Đèn Ốp Trần trước khi quyết định lắp đặt.

Đèn ốp trần là gì? Phân loại

Khái niệm

Đèn ốp trần hay còn gọi là đèn áp trần, là thiết bị chiếu sáng được sử dụng phổ biến trong trang trí nội thất, nhiều người ưa thích đèn ốp trần vì giúp không gian căn nhà trở nên nổi bật và sang trọng hơn. Đặc biệt công nghệ LED ngày nay càng ngày càng phát triển, những chắc đèn áp trần sử dụng bóng đèn LED hiện đại có khả năng chiếu sáng mạnh nhưng lại không hề gây hại cho mắt.

Bên cạnh đó, chúng còn có tuổi thọ khá cao, độ bền tốt giúp cho các gia đình tiết kiệm tối đa về chi phí sữa chữa cũng như tiết kiệm điện năng một cách hiệu quả và đặc biệt là không gây hại cho sức khoẻ người dùng và thân thiện với môi trường tự nhiên. Chính vì những ưu điểm nổi bật ấy nên ngày càng nhiều gia đinh ưu ái sử dụng hệ thống đèn óp trần cho căn nhà của chính mình.

Phân loại

Đèn Ốp trần được phân loại bằng kiểu dáng, có 3 loại: Đèn LED ốp trần tròn và đèn LED ốp trần vuông, ốp trần hoa văn.

Phân loại dựa theo công suất: Đèn có dải công suất từ 6W đến 50W đảm bảo đáp ứng được đầy đủ nhu cầu sử dụng của người dùng.

Theo công năng: Đèn LED Ốp trần phổ thông, đèn LED Ốp trần IP (chống nước, chống bụi), đèn LED Ốp trần Smart (điều khiển từ xa).

Theo ứng dụng: Ốp trần sử dụng trong gia đình, văn phòng công sở, bệnh viện, siêu thị/trung tâm thương mại,…

  1. Đèn Led ốp trần tròn: Hình dạng tròn, đường kính thông thường từ 120 – 300mm, dày khoảng 30-40mm, góc chiếu sáng rộng.
  2. Đèn led ốp trần vuông: Hình dạng vuông, kích thước cạnh 120 – 300mm, dày 25 – 40mm, Góc chiếu sáng khoảng 150 độ.

Cấu tạo và đặc điểm của đèn ốp Trần

Cấu tạo

Hầu hết các loại đèn LED ốp trần hiện nay được cấu tạo thành bởi 3 bộ phận chính sau:

  1. Vỏ đèn: Là vỏ bọc bên ngoài với nhiệm vụ chính là bảo vệ các thiết bị bên trong như mắt LED, có nhiệm vụ tản nhiệt và có thể làm giảm mức độ rò rỉ điện năng. Phần giữa vỏ của đèn LED Ốp trần có 2 phần quan trọng chính là: mặt đáy, cover. Mặt đáy có chức năng tản nhiệt và là bộ phận chứa các linh kiện bên trong đèn, cover có khả năng phân tán ánh sáng phát từ nguồn LED có thể đồng đều hơn.
  2. Chip LED: Đây chính là phần đầu não và quan trọng nhất của một chiếc đèn LED vì có nhiệm vụ biến điện năng thành quang năng để có thể phát ra ánh sáng. Chip LED này sẽ được bảo vệ bởi các đế tản nhiệt.
  3. Phần nguồn (driver):Với chức năng duy trì sự ổn định của đèn khi hoạt động. Ở các dòng đèn Ốp trần thông dụng, driver được tách rời ra với thân vỏ của sản phẩm, dễ dàng trong việc tháo lắp và thay thế; còn đối với các dòng LED Ốp trần IP, chip LED và nguồn sẽ được thiết kế nằm bên trong đèn giúp tăng độ kín khít, tránh nước và bụi bẩn.
Xem thêm: Các mẫu đèn ốp trần tại Halana

Cấu tạo của đèn LED ốp trần.

Cấu tạo của đèn LED ốp trần.

Đặc điểm

Tiết kiệm điện

Hầu hết các đèn LED hiện nay đều nổi tiếng với công nghệ chiếu sáng hiện đâị cùng với khả năng tiết kiệm năng lượng. Đạt hiệu quả lên đén gần 90% (tức là 90% năng lượng điện được chuyển hoá thành ánh sáng) trong khi con số này đối với đèn sợi đốt chỉ lả 10%. Chúng có khả năng cung cấp mức quang thông lớn, hiệu suất có thể lên đến hơn 90 lumen/watt. Một đèn LED ốp trần 10W có thể phát ra ánh sáng tương đương với đèn sợi đốt 50-60W.

Tuổi thọ cao

Tuổi thọ trung bình của một đèn LED Ốp thường dao động từ 10.000 đến 30.000 giờ (gấp 30 so với đèn sợi đốt). Vì vậy trong thời gian dài sử dụng, bận không cần phải lắp đặt hay thay thế thường xuyên vừa tiết kiệm được thời gian công sức mà còn tiết kiệm được tiền bạc chi phí sữa chữa.

Độ bền cao

So với các loại đèn huỳnh quang, đèn sợi đốt thông thường dễ vỡ khi va chạm nhẹ thì LED lại khá bền vì được sản xuất từ các vật liệu chắc chắn, thường là hợp kim nhôm ở phần khung, đế và tản nhiệt còn đối với phần vỏ bóng thì được làm từ nhựa, mica hoặc PMMA. đều là những vật dụng chuyên dụng có khả năng bảo vệ cao và chống chịu lực cơ học tốt cả chống nước lẫn chống cháy.

Thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng

Các công nghệ sản xuất đèn huỳnh quang phải bắt buộc chứa chất thuỷ ngân (tạo ra những tia cực tím sóng ngắn từ đó mới phát sáng được) cực kỳ độc hại nếu bị phát tán ra khỏi môi tường bên ngoài khi bóng đèn bị vỡ. Đèn LED nhờ sử dụng các vật liệu an toàn và thân thiện với môi trường nên đặc biệt không chưa bất kỳ các chất độc hại nào mà còn có thể được tái chế lại ở bất kỳ nhà máy nào.

Thiết kế đa dạng

Đèn được thiết kế với nhiều mẫu mã, chủng loại, kích thước, công suất phù hợp cho nhiều không gian, nhu cầu của khách hàng.

Và các đặc điểm khác mà Đèn Ốp sở hữu như: kiểm soát linh hoạt ánh sáng và màu sắc; không gây tiếng ồn, toả nhiều nhiệt trong thời gian sử dụng; có thể bât/tắt liên tục mà không sợ ảnh hưởng đến tuổi thọ của đèn.

Ứng dụng của những chiếc đèn ốp

Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng các loại đèn vừa có tính năng chiếu sáng lại vừa đem lại vẻ đẹp thẩm mĩ cho không gian sống của mình lại càng cao. Vì vậy, những chiếc đèn ốp trần led hiện nay được thiết kế với rất nhiều kiểu dáng, mẫu mã và kích thước khác nhau, thu hút ánh nhìn của nhiều dối tượng sử dụng khác nhau.

Ứng dụng của những chiếc đèn ốp.

Ứng dụng của những chiếc đèn ốp.

Với những ưu điểm vượt trội đã nêu trên, những chiếc đèn LED được chú tâm hơn hẳn các loại đèn khác. Những mẫu đèn ốp trần với thiết kế độc đáo, bắt mắt là cầu nối giúp kết nối mọi người với nhau, đồng thời giúp cho không gian sống của bạn trở nên tiện nghi và dễ dàng hơn. Đèn ốp trần có thể được bố trí lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau như phòng khách, phòng bếp, phòng tắm, phòng ngủ các gia đình cũng phòng họp, phòng làm việc của văn phòng công ty đến các kiến trúc khác nhau như resort, khách sạn hay các trung tâm thương mại lớn,...

Phân biệt giữa đèn LED ốp trần (Celling Light) và đèn LED âm trần (Downlight)

Đèn LED ốp trần được nhà sản xuất cam kết rằng sẽ tối ưu việc lắp đặt trực tiếp lên bề mặt trần nhà mà không cần khoét lỗ nhờ việc thiết kế liền khối giữa bề mặt đèn và phần đáy đèn.

Đèn LED âm trần sở hữu đặc điểm giữa bề mặt đèn và đáy đèn được thiết kế riêng biệt . Đáy đèn được làm từ nhôm với nhiệm vụ chính là tản nhiệt được thiết kế xếp nếp liên tiếp và được lắp ráp ẩn trong bề mặt trần nhà nên kích thước lỗ khoét phải bằng với kích thước đế đèn.

Đối với tính năng chiếu sáng của 2 đèn cũng khác nhau:

  1. Đèn âm trần: Cung cấp khả năng chiếu sáng cơ bản, ánh sáng được chiếu có góc chiếu cố định và chiếu thẳng xuống phía dưới sàn. Vì vậy đèn downlight có độ tập trung chiếu sáng điểm cao hơn đèn ceiling.
  2. Đèn Ốp trần: có hiệu ứng trang trí mạnh hơn do có tính thẩm mỹ cao. ánh sáng toả ra đều trong không gian, khuyếch tán ra mọi phía thay vì tập trung thẳng một điểm như đèn downlight.
Xem thêm: Tìm hiểu về đèn âm trần
Thẻ:Tin Tức

Xem thêm bài viết