DANH MỤC SẢN PHẨM

Nguyên nhân dẫn đến CB chống giật không hoạt động bình thường

Ngày nay với sức tiêu thụ điện ngày càng nhiều ở mỗi hộ gia đình, Aptomat hay còn gọi là CB sẽ đôi khi diễn ra sự cố nhảy aptomat liên tục. Hãy cùng tìm hiểu được nguyên nhân gây nên hiện tượng này để đề phòng và bảo vệ an toàn cho gia đình mình nhé!

Tổng quan về CB

Aptomat là tên gọi thông thường của thiết bị đóng cắt tự động (hay cầu dao tự động). Trong tiếng Anh thiết bị này có tên là là Circuit Breaker (thường được viết tắt thành CB). Aptomatđóng vai trò bảo vệ quá tải và ngắn mạch trong hệ thống điện. Đối với một số dòng Aptomat khác, được bổ trợ thêm chức năng bảo vệ chống dòng rò thường được gọi là Aptomat chống rò hay Aptomat chống giật. "Át" là tên gọi vắn tắt đôi khi được sử dụng của Aptomat.

Tổng quan về CB chống giật

Aptomat chống giật (CB chống giật) hay còn được gọi với cái tên khác là Át chống giật, Cầu dao chống dòng rò, Aptomat chống dòng rò...

CB chống giật là loại thiết bị đóng cắt dòng điện được sản xuất và ứng dụng trong các hệ thống điện từ dân dụng ở các hộ gia đình cho đến các công trình công cộng và các hệ thống điện công nghiệp.

Aptomat chống giật hay còn được gọi là CB chống giật

Cấu tạo CB chống giật

  1. CB chống giật được dùng cho điện 1 pha: thường có 2 dây nóng và dây nguội đi qua 1 biến dòng với lõi sắt hình xuyến. Đây được xem là 1 biến thế lõi xuyến phổ biến với cuộn sơ cấp 1 vòng dây. Cuộn thứ cấp thường lên đến vài chục dây.
  2. CB chống giật dùng cho điện 3 pha 3 dây: loại này được cấu thành với 3 dây pha đi qua tâm biến dòng.
  3. CB chống giật sử dụng cho điện 3 pha 4 dây: tương ứng như mô tả ở trên với loại 3 dây pha cùng với dây trung tính đi qua tâm biến dòng.

Các loại CB chống giật

Tương tự như Aptomat thường, Aptomat chống giật (CB chống giật) được chia thành 03 loại chính như sau:

  1. Loại 01: Aptomat chống giật dạng tép RCCB (tên đầy đủ: Residual Current Circuit Breaker).
  2. Loại 02: Aptomat chống giật dạng tép, có bảo vệ quá tải RCBO (tên đầy đủ: Residual Circuit Breaker with Overcurrent protection).
  3. Loại 03: Aptomat chống giật dạng khối có bảo vệ quá tải ELCB (tên đầy đủ: Earth Leakage Circuit Breaker).

Chức năng của CB chống giật

CB chống giật phát huy vai trò vào những trường hợp nguy hiểm bằng cách ngắt điện khi có dòng điện rò xuống đất hay có người bị điện giật. Ngoài ra CB chống giật ELCB, RCBO còn giúp bảo vệ quá tải tương tự như CB thường. Trong khi đó RCCB chỉ có chức năng chống dòng rò, nên chúng cần phải được kết hợp với MCB để bảo vệ quá tải. RCCB + MCB = RCBO.

CB chống giật giữ vai trò kiểm soát, rà soát những dòng điện quá tải hoặc dòng điện ngắn mạch, cũng như các trường hợp rò rỉ điện. Nhờ đó đưa ra quyết định đóng ngắt dòng điện hợp lý, giúp bảo vệ dòng điện, mạng điện và các loại thiết bị điện khác trong hệ thống điện. Đặc biệt rất hiệu quả trong việc chống chập điện và làm hạn chế cháy nổ. CB chống giật hay cầu dao điện tự động thường được thiết kế với một role điện từ nên khả năng nhạy điện của thiết bị này là rất cao, tự động ngắt mạch điện nhanh chóng và chính xác nên việc bảo vệ và phòng chống chập cháy vô cùng hiệu quả.

Những dấu hiệu nhận biết CB chống giật gặp vấn đề?

Cầu dao nhảy liên tục

Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi CB chống giật của bạn có vấn đề. Nếu bạn nhận thấy cầu dao bị vấp mỗi khi bạn bật cùng một thiết bị, hoặc cầu dao của CB chống giật bật nhaỷ liên tục thì có thể chúng đang bắt đầu hỏng.

Đèn nhấp nháy

Đèn trong nhà của bạn có thường xuyên nhấp nháy không? Nếu chúng có dấu hiệu nhấp nháy hoặc bỗng dưng tắt - bật thường xuyên, đây có thể là dấu hiệu cho thấy CB chống giật của bạn không hoạt động như bình thường.

Thiết bị điện trong nhà có dấu hiệu bất thường

Vấn đề về thiết bị điện

Máy sấy của bạn tắt giữa chu kỳ hoặc lò nướng của bạn không đạt được nhiệt độ thích hợp? Đây có thể không phải là vấn đề với máy móc mà thay vào đó là lỗiCB chống giật của bạn đang hoạt động không ổn định.

Nghe thấy mùi khét

Nếu bạn nhận thấy mùi khét phát ra từ bảng điều khiển, đừng bỏ qua nó. Điều này có thể gây ra do một sự cố ngắt điện hoặc dây điện nguy hiểm tiềm ẩn khiến bảng điều khiển quá nóng. Nếu điều này xảy ra trong một thời gian dài, nó có thể gây ra tình trạng khẩn cấp về điện hoặc hỏa hoạn.

03 nguyên nhân chính dẫn đến CB chống giật bị hỏng

Do nguồn địện áp quá tải

Quá tải điện áp được cho là một trong những nguyên do phổ biến nhất khiến cho thiết bị chống giật trong hộ gia đình nhảy liên tục. Điều này gây ra do gia đình bạn đang sử dụng quá nhiều thiết bị điện cùng một lúc, đặc biệt là những thiết bị điện với công suất lớn như máy giặt, bình nước nóng lạnh, bàn ủi, máy giặt… và điện áp vượt quá dòng điện định mức của aptomat cho phép.


Do rò rỉ, Chập cháy nguồn điện

Đây được xem là một nguyên nhân nguy hiểm và thật may là chiếc CB chống giật của bạn đã hoạt động hiệu quả. Vì các thiết bị điện hoặc đường dây dẫn điện của gia đình bạn trong quá trình sử dụng có thể đã bị chập điện nên đã khiến cho chiếc cầu dao tự động nhảy.

Do aptomat bị hỏng:

Nếu toàn bộ thiết bị trong nhà bạn vẫn hoạt động bình thường và nguồn dây dẫn liên kết với Aptomat cũng không gặp vấn đề gì thì nguyên nhân khiến Aptomat bị nhảy liên tục là do Aptomat đã bị hư. Aptomat bị hư có thể do lỗi từ bên trong hoặc bên ngoài tác động vào nó, khiến nó không thể chịu nổi công suất của các thiết bị điện nên dẫn tới hiện trạng cháy CB chống giật.

Nếu bạn vẫn chưa tìm được nguyên nhân khiến cho CB chống giật nhà bạn thường xuyên bị nhảy trong quá trình sử dụng hàng ngày, thì tốt nhất bạn nên tìm đến thợ sửa điện chuyên nghiệp để giúp bạn kiểm tra và khắc phục một cách nhanh, an toàn và hiệu quả nhất. Bạn cũng nên nhớ thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện cũng như chiếc CB của mình để phòng tránh các hiện tượng trên nhé.

Thẻ:Tin Tức

Xem thêm bài viết