DANH MỤC SẢN PHẨM

Lịch Sử, Cấu Tạo và Ứng dụng Bút Bi trong cuộc sống hằng ngày

Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta, có những vật dụng không thể thiếu, vô cùng quan trọng, một trong số đó chính là cây bút bi. Đã từ lâu cây bút đã trở thành một vật dùng gắn bó với chúng ta mọi lúc mọi nơi giúp chúng ta ghi chép lại mọi thứ quan trọng. Nhưng bạn đã biết rõ về các tính năng cây bút chúng ta sử dụng hằng ngày chưa? Bài viết này có thể giúp bạn giải đáp các thắc mắc.

Lịch sử hình thành của bút bi

Nguồn gốc của cây bút bi là do Một người Mỹ tên John Loud đã xin cấp bằng sáng chế bút vào năm 1888 nhưng không được dùng cho mục đích thương mại. Mãi đến những năm cuối thế kỉ XIX, một nhà báo người Hungary tên là Lazso Biro đã nhận thấy sự bất tiện trong việc viết bằng bút chấm mực. Vào những năm 1930, Lazso Biro làm cộng tác viên biên tập cho một tờ báo nhỏ. Điều làm ông thất vọng là việc những cây bút máy luôn làm bẩn giấy tờ và thường xuyên bị hỏng.

Lịch sử hình thành của bút bi

Lịch sử hình thành của bút bi

Một hôm, Biro ra công viên, thấy một bọn trẻ chơi bi. Một viên bi vô tình chạy qua vũng nước, để lại sau một vệt dài. Viên bi đó khiến ông nảy ra một ý tưởng đặt viên bi ở đầu bút để nó truyền mực trong ống ra giấy. Rồi ông lại được mời đi thăm một xưởng in báo. Biro để ý rằng, loại mực dùng để in báo rất nhanh khô, nhờ đó giấy không bị mực làm bẩn và ông quyết định tạo ra một loại bút sử dụng loại mực giống như vậy.

Từ khi đó, được sự giúp đỡ của anh trai tên George, là một kĩ sư hóa học, Biro bắt đầu công việc thiết kế ra một loại bút mới. Biro lắp vào đầu bút một viên bi nhỏ, có thể xoay tự do trong một cái hốc. Khi di chuyển đầu bút trên giấy, viên bi đó xoay tròn, và kéo mực xuống in trên giấy. Cây bút của ông viết mau khô hơn. Năm 1887, ông nhận bằng sáng chế Anh quốc, từ đó bút bi được sử dụng rộng rãi cho tới ngày nay.

Xem thêm: Các loại bút viết ở Halana

Cấu tạo của bút bi

Cấu tạo cơ bản của một chiếc bút bi gồm ba phần: vỏ bút, ruột bút và các bộ phận đi kèm. Phần bên ngoài là vỏ bút có hình ống trụ, dài 14 - 15cm, làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường in các thông số sản xuất. Phần bên trong gọi là ruột bút, làm từ chất liệu nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước. Cuối cùng là các bộ phận đi kèm bao gồm lò xo, nút bấm, đai ngoài vỏ. Mực bút bi thường là một loại bột nhão chứa khoảng 25 đến 40 phần trăm thuốc nhuộm.

Cấu tạo của bút bi

Cấu tạo của bút bi

Hiện nay chúng ta thường sử dụng hai loại bút bi phổ biến đó là loại bút dùng một lần và loại bút sử dụng được nhiều lần. Đối với loại bút dùng một lần thì cấu tạo của nó hết sức đơn giản bề ngoài chỉ là thiết kế vỏ bằng nhựa bao bọc đến phần ruột bút khi viết hết mực thì có thể vứt đi. Còn loại bút thứ hai sử dụng nhiều lần thì bề ngoài được thiết kế bằng hợp kim vô cùng chắc chắn khi hết mực chỉ cần thay ruột bút là có thể sử dụng bình thường. Bên trong bút bi có chứa một ống mực đặc.

Khi viết, mực được in lên giấy nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ, với đường kính khoảng từ 0,5 đến 1.2 mm, gắn nơi đầu ống chứa mực. Mực của bút bi khô rất nhanh, khác với các loại bút mực. Nhờ sự ma sát của viên bi mực bám trên viên bi mà chúng ta có thể viết được. Phần vỏ bút thường làm bằng nhựa cứng hay kim loại quý (tùy theo mẫu mã và thị hiếu của người tiêu dùng).

Có loại vỏ bút thiết kế thêm nắp đậy. Trong nắp có một miếng đệm cao su để mực không bị khô và viên bi không bị trầy khi va chạm nhỏ. Có loại vỏ được thiết kế với phần đầu có cái núm bấm lên xuống (đối với loại này thì bút được gắn thêm lò xo). Khi cần dùng, ta chỉ cần bấm ở đầu ngòi bút, ngòi bút sẽ lộ ra để viết, khi không viết nữa, ta chỉ cần bấm thêm lần nữa, ngòi bút lại thụt vào, tránh hư ngòi viết thật tiện dụng.

Ứng dụng

Hiện nay để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng có vô số chủng loại bút bi, mẫu mã, màu sắc khá đa dạng. Có loại bút bi đậy nắp, có loại bấm ở đầu bút để ngòi lộ ra, có loại xoay thân bút,có loại trượt, tùy vào sở thích của người sử dụng. Một số loại có chức năng tích hợp đèn led, có thể sử dụng nhiều loại mực trong cùng một cây bút.

Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều thương hiệu bút bi, trong đó bút của các hãng Thiên Long, Bến Nghé khá uy tín. Giá một cây bút bi khá rẻ, dao động từ 1500 – 4000 đồng một cây. Một số loại bút trang trí hoặc để làm quà tặng thì có giá khá cao, từ mười mấy nghìn đến vài chục nghìn.

Riêng bút bi dành cho doanh nhân, vỏ làm bằng kim loại quí thì có giá khá cao từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng một cây. Nếu để ý các bạn sẽ thấy, những người thành đạt, có học thức hoặc có địa vị cao trong xã hội đều luôn có trong người mình một cây bút bi, họ có thể dùng nó như một món trang sức cá nhân, cũng có thể dùng nó trong công việc hằng ngày như: kí séc , kí hợp đồng, note một số thứ quan trọng,…

Ứng dụng của bút bi

Ứng dụng của bút bi

Nói chung, bút bi hợp túi tiền với tất cả mọi người, từ học sinh – sinh viên ít tiền đến các doanh nhân thành đạt. Bút bi là loại bút rất hữu ích cho đời sống con người. Bút bi giúp cho công việc học tập, viết lách trở nên hiệu quả hơn, tiện lợi hơn.

Bút bi còn có thể sáng tạo nghệ thuật, từ chiếc bút bi, người ta có thể vẽ được bức tranh đẹp hay xăm hình nghệ thuật bằng bút bi. Và bút bi còn có thể là một món quà ý nghĩa cho người thân yêu của bạn, thay vì chọn mua cho người thân yêu món quà xa xỉ đắt tiền như hoa, bánh, đồ lưu niệm ,… thỳ việc mua một chiếc bút bi tầm trung hoặc cao cấp lại là sang kiến hợp lí, nó vừa mang lại giá trị sử dụng lâu dài vừa mang tính thẩm mỹ cao.

Kết luận

Trên đây là bài viết tổng quan về bút bi. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích thì đừng quên theo dõi Halana để biết thêm nhiều thông tin thú vị. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Xem thêm: Các loại văn phòng phẩm ở Halana
Thẻ:Tin Tức

Xem thêm bài viết