DANH MỤC SẢN PHẨM

LED Driver Là Gì? Những Câu Hỏi Thường Gặp

Hiện nay, đèn LED đang dần trở nên phổ biến, đánh bại hàng loạt các loại đèn truyền thống khác và “thống lĩnh” thị trường các thiết bị chiếu sáng. LED Driver là một bộ phận cần thiết để cấu tạo nên đèn LED. Vậy LED Driver là gì? LED Driver có cấu tạo ra sao và đóng vai trò gì trong đèn LED?

Tổng quan về LED Driver

LED Driver là gì?

Đèn LED đang không ngừng phát triển và trở thành thiết bị chiếu sáng được rất nhiều gia đình sử dụng, bên trong đèn LED có các nguồn led, tuy nhiên không nhiều người thật sự biết LED Driver là gì.

LED Driver còn có tên gọi khác là nguồn LED hoặc trình điều khiển LED. Đây là một nguồn điện khép kín, được dùng để kiểm soát dòng điện cùng với điện áp cung cấp cho đèn LED. Có thể nói, LED Driver có nhiệm vụ tương tự như máy biến áp của các bóng đèn điện áp thấp và chấn lưu của đèn huỳnh quang. Đều là bộ phận cung cấp cho đèn LED một lượng điện vừa đủ mà chúng đòi hỏi để đèn có thể hoạt động.

 LED Driver là gì?

 LED Driver là gì?

Vai trò của led Driver đối với đèn led

  1. Nguồn led có vai trò rất quan trọng trong việc phát sáng của đèn led. Cung cấp nguồn điện áp thích hợp và giúp đảm bảo ổn định hoạt động của đèn led.
  2. Trong quá trình hoạt động nếu có một sự thay đổi nhỏ cũng sẽ khiến đèn xảy ra vấn đề. Nên chúng sẽ bảo vệ đèn led khỏi biến động điện áp hoặc biến động dòng điện.
  3. Giúp đèn led chiếu sáng ổn định, kéo dài tuổi thọ cho đèn led.
  4. Ngoài ra, bộ nguồn còn bảo vệ toàn diện, tăng độ bền cho trình điều khiển đèn LED. Nếu gặp các lỗi như điện thấp áp và cao áp cho đầu ra và đầu vào, tải mở và đầu ra sẽ được xử lý. Chức năng bảo vệ thích ứng nhiệt độ ở bộ vi mạch cũng giúp quản lý sức nóng đèn LED hiệu quả hơn.

Cấu tạo của LED Driver

Diode chỉnh lưu

  1. Có vai trò biến đổi dòng điện xoay chiều AC ra dòng điện một chiều DC.

Biến áp

  1. Giúp cho việc hạ điện áp xuống ngưỡng điện áp hoạt động của đèn led.
  2. Chất lượng của biến áp sẽ quyết định chất lượng cũng như khả năng tiết kiệm điện.

Tụ hóa

  1. Tụ lọc nguồn đầu vào: San phẳng và lọc nhiễu điện áp đầu vào giúp dòng ổn định trước khi đưa qua tụ lọc thứ cấp.
  2. Tụ lọc nguồn đầu ra: Các tụ lọc thứ cấp sẽ tiếp tục lọc điện áp đầu ra để thành điện áp một chiều giúp đèn chiếu sáng ổn định hơn.

Mosfet công suất

  1. Mosfet là bộ phận quan trọng trong nguồn led driver. Bộ phận mosfet có thể đóng cắt với tần số rất cao. Cấu tạo mạch điện nguồn đèn led có chất lượng rất tốt hiện nay.

Cấu tạo của LED Driver.

Cấu tạo của LED Driver.

Nguyên lý hoạt động mạch LED Driver

Khối 1

  1. Cầu đi-ốt có chức năng chỉnh lưu, biến nguồn điện xoay chiều AC đầu vào thành dòng điện một chiều DC.

Khối 2

  1. Đây là bộ phận được coi là như “trái tim” của bộ nguồn Driver bao gồm IC điều khiển cùng bộ đóng ngắt Mosfet.
  2. Nguyên lý hoạt động của khối này là tạo nên những xung dao động một chiều, làm khối 4 hoạt động.
  3. Dòng điện khi có những sự thay đổi thì IC sẽ điều khiển đóng ngắt Mosfet để giúp công suất luôn được đảm bảo.

Khối 3

  1. Khối có chức năng làm phẳng xung điện đầu ra của Mosfet. Khi xung một chiều ra khỏi mosfet do hoạt động đóng ngắt của Mosfet nên xung sẽ không phẳng mà bị nhiễu kim.
  2. Khối 3 này sẽ có tác dụng làm phẳng xung điện, loại trừ nhiễu áp cao từ đó có thể giúp tăng tuổi thọ của bóng đèn led.
  3. Chú ý: chỉ những bộ nguồn cao cấp mới sở hữu khối này.

Khối 4

  1. Khối điều chỉnh ngưỡng điện áp xuống mức hoạt động của đèn led là 10V. 12V hay 24VDC.
  2. Nếu biến áp càng tốt thì hiệu suất hoạt động của bộ nguồn càng cao.

Khối 5

  1. Đây là các bộ tụ điện lọc điện áp đầu ra. San phẳng điện áp đầu ra giúp ánh sáng phát ra từ chip led hoạt động được ổn định.
  2. Với các bộ nguồn kém chất lượng thì tụ điện sẽ không đủ lớn để xử lý và khiến cho đèn dễ xảy ra lỗi hơn trong quá trình hoạt động.

Khối 6

  1. Khối cuối cùng chính là đèn led. Chip led trong thân đèn phát sáng khi có dòng điện chạy qua làm điot phát sáng.

Một số LED Driver phổ biến hiện nay

Driver sử dụng điện trở để hạ áp

Có thể nói, đây là loại LED Driver cơ bản và thô sơ nhất của các dòng driver led. Nguyên lý hoạt động của chúng là sử dụng điện trở lớn hơn để hạ áp dòng điện xuống đến mức phù hợp với các đèn LED. Tuy nhiên, ngày nay ít ai sử dụng loại Driver này bởi tính năng còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là đối với những dòng đèn hiện đại. Chất lượng cao như đèn LED âm trần, đèn LED ốp trần,…

LED Driver dòng

Loại LED Driver này sử dụng IC cùng với biến thể để chuyển đổi dòng điện sao cho phù hợp với yêu cầu của các đèn LED. Dòng LED Driver này có tính năng nổi bật hơn so với Driver sử dụng điện trở. Giúp tạo dòng cố định dù điện áp có bị biến đổi.

LED Driver Dimmable

Nhìn chung, LED Driver Dimmable có thể nói là dòng hiện đại nhất trong số các dòng của LED Driver. Sử dụng chiết áp để có thể thay đổi độ sáng của đèn LED theo ý muốn. Được ứng dụng rất nhiều trong các thiết bị chiếu sáng hiện đại.

LED Driver điện áp không đổi

Dòng LED Driver này dùng để biến điện áp thông thường 220V thành điện áp một chiều và không đổi. Loại Driver này có chi phí thấp hơn so với những Driver khác, vì vậy có thể hạ giá thành của đèn LED xuống. Đây cũng là bộ driver led rất phổ biến đối với các kỹ sư thiết kế và lắp đặt.

Xem thêm: Các mẫu đèn led ở Halana

NGUỒN CHO LED - DRIVER 12V-24V - 50W denledquocte2

Driver sử dụng điện trở để hạ áp.

Một số câu hỏi thường gặp

Có phải driver dòng không đổi hoạt động tương tự như một điện trở?

Đúng, cả hai đều điều chỉnh dòng. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng một điện trở, dòng điện sẽ từ từ tiếp tục tăng theo thời gian. Trình điều khiển (driver) dòng không đổi là thích hợp hơn vì chúng phù hợp hơn, hiệu quả và linh hoạt hơn, đặc biệt là cho các đèn LED công suất cao.

Driver có thể vận hành nhiều hơn một bộ đèn LED không?

Trong một số trường hợp, một trình điều khiển bên ngoài có thể hoạt động nhiều hơn một đèn. Thông số kĩ thuật trình điều khiển luôn chỉ ra số lượng đèn có thể hoạt động.

Sự khác nhau giữa TRIAC, Trailing Edge và 1-10v Dimmers là gì?

TRIAC là dimmer thường được sử dụng và rẻ nhất. Tuy nhiên, chúng tạo ra các lượng không mong muốn của nhiễu điện từ (EMI).

Thiết bị điều chỉnh độ lệch góc (Reverse Phase hoặc ELV) tạo ra lượng EMI thấp hơn nhiều, nhưng chúng đắt hơn so với bộ điều chỉnh độ sáng TRIAC. Ngoài ra, tại Hoa Kỳ, hầu hết các bộ điều chỉnh độ lệch của Trailing yêu cầu dây trung tính phải chạy đến bộ điều chỉnh độ sáng.

Bộ điều chỉnh 0-10V sử dụng dây điều khiển điện áp thấp để mờ. Điều này có nghĩa là một cặp dây bổ sung phải được kết nối với mọi trình điều khiển mô-đun mờ hoạt động.

 

Thẻ:Tin Tức

Xem thêm bài viết