DANH MỤC SẢN PHẨM

Khởi động từ là gì? Những điều bạn cần biết

Định nghĩa

Khởi động từ, hay còn được gọi là contactor là một loại thiết bị quan trọng trong nhiều hệ thống điện. Contactor là khí cụ điện áp giữ vai trò đóng ngắt mạch điện thường xuyên.

Nhờ khởi động từ mà chúng ta có thể dễ dàng điều khiển mạch điện từ xa cùng với phụ tải với dòng điện có mức điện áp đến 500V và cường độ dòng đến 600A. Nhờ có khởi động từ mà ta có thể tắt mở các dụng cụ điện như đèn, máy tưới cây, các loại động cơ,... thông qua các nút bấm hoặc thiết bị điều khiển từ xa.

Xem thêm: Cùng tìm hiểu rccb là gì?

Định nghĩa khởi động từ

Cách phân loại

Khởi động từ có nhiều cách phân loại khác nhau có thể được kể đến như:

  1. Contactor dùng cho điện một chiều hay điện xoay chiều
  2. Contactor dùng cho các mức dòng khác nhau: từ 9A đến 12A, 18A hay thậm chí đến 800A và lớn hơn nữa
  3. Contactor có cuộn hút 1 chiều 24VDC, 48VDC,... hay cuộn hút xoay chiều 220VAC, 380VAC,...
  4. Contactor có kết cấu phù hợp với những nơi hạn chế về chiều cao như gầm xe hoặc với những nơi chật hẹp về chiều rộng như buồn tàu điện
  5. Contactor 1 pha, 2 pha, 3 pha, 4 pha,...
  6. Chức năng của contactor cũng là một cách phân loại phổ biến.

Contactor có nhiều cách phân loại khác nhau

Xem thêm: Các chuyển điện 1 pha sang 3 pha đơn giản nhất

Thông số

Khi lắp đặt hoặc chọn mua khởi động từ, bạn sẽ cần cân nhắc các thông số sau:

  1. Điện áp định mức: với dòng điện một chiều thì thường là 110V, 220V, 440V còn đối với dòng điện xoay chiều sẽ là 127V, 220V, 380V, 500V.
  2. Dòng điện định mức: xác định đúng giá trị của chỉ số này giúp cho contactor sẽ không bị phát nóng quá mức khi dòng điện chạy qua. Các cấp thông dụng của dòng điện định mức là 10A, 20A, 25A, cho đến 250A, 300A và tới 600A.
  3. Khả năng đóng ngắt: số chỉ cường độ dòng điện mà contactor có thể hoạt động hiệu quả. Chỉ số khả năng ngắt thường nằm ở khoảng từ 1 đến 10 lần giá trị định mức của dòng điện còn với khả năng đóng thì thường từ 1 đến 7 lần giá trị dòng điện định mức.
  4. Đồ bền: có hai loại là độ bền cơ và độ bền điện:
  5. Độ lền cơ là số lần đóng ngắt tối đa khi dòng điện không đi qua các tiếp điểm của khởi động từ mà contactor có thể hoạt động tốt trước khi bị hỏng. Thông thường khởi động từ sẽ có độ bền cơ từ 5 đến 10 triệu lần đóng ngắt.
  6. Độ bền điện là số lần đóng ngắt dòng điện định mức. Chỉ số này thường nằm vào khoảng 200.000 đến 1 triệu lần đóng ngắt tùy vào từng loại công tắc từ.
  7. Số cực của contactor: từ 1 pha cho đến 4 pha


Cấu tạo

Một chiếc công tắc tơ thường bao gồm 3 bộ phận chính là nam châm điện, hệ thống dập hồ quang và hệ thống tiếp điểm.

  1. Nam châm điện gồm cuộn dây dùng để tạo ra lực hút nam châm, lò xo giúp đưa nắp trở về vị trí ban đầu và lõi sắt.
  2. Hệ thống dập hồ quang để xử lý tình trạng các tiếp điểm bị cháy và mòn dần khi chuyển mạch
  3. Hệ thống tiếp điểm giúp kết nối contactor trong tủ điện với pần lõi từ di động qua bộ phận liên động về cơ, có hai loại chính là tiếp điểm chính và tiếp điểm phụ; ngoài ra còn có thêm tiếp điểm thường đóng.
  4. Tiếp điểm chính giúp cho dòng điện lớn đi qua. Đây là loại tiếp điểm thường đóng khi cấp nguồn vào mạch từ của công tắc từ trong tủ điện.
  5. Tiếp điển phụ có khả năng cho dòng điện đi qua các tiếp điểm nhỏ hơn 5A, có hai trạng thái là thường đóng hoặc thường hở.
  6. Tiếp điểm thường đóng là loại tiếp điểm ở trạng thái đóng khi dây nam chân trong contactor không hoạt động và mở ra khi contactor hoạt động.

Một chiếc công tắc tơ gồm nhiều bộ phần khác nhau

Ứng dụng

Contactor được sử dụng vô cùng phổ biến trong các hệ thống điện để tắt mở nguồn cấp cho thiết bị điện.

Công tắc to đóng vai trò là một giải pháp tự đống hóa hệ thống dây chuyền sản xuất trong công nghiệp, điều khiển các động cơ hoặc bảo đảm an toàn cho các thiết bị khi vận hành. Khi ứng dụng contactor vào những dây chuyền sản xuất, ta không mất quá nhiều công sức nhưng lại có được một độ ổn định rất lớn, cải thiện việc sản xuất rất nhiều.

Càng ngày thì ngành tự động hóa lại cần xử lý những công việc có tính chất khó nhằn và phức tạp hơn nên phương pháp cơ điện từ đang dần dần trở nên phổ biến hơn để đáp ứng được những nhu cầu này. Công tắc tư được sử dụng phổ biến cả trong sản xuất lẫn đời sống thường nhật:

  1. Công tắc tơ điều khiển động cơ cấp nguồn trực tiếp cho động cơ khởi động hoặc kết hợp với rơ le nhiệt để hạn chế vấn đề quá tải của động cơ
  2. Công tắc tơ khởi động sao - tam giác giúp chuyển hoạt động của động cơ từ chế độ sơ đồ hình sao lúc mới khởi động sang sơ đồ hình tam giác khi máy đã chạy ổn định, giúp giảm dòng khởi động.
  3. Công tắc tơ điều khiển tụ bù giúp đóng ngắt các tụ bù vào lưới điện để bù công suất phản kháng. Những chiếc contactor này thường được sử dụng trong hệ thống bù tự động, được điều khiên bằng các bộ điều khiển tụ bù giúp đóng cắt các cấp tụ sao cho chắc chắn phù hợp với tải.
  4. Công tắc tơ điều khiển đèn chiểu sáng có thể được điều khiển bằng các loại rơ le thời gian hay PLC để đings cắt điện, ngừng cấp điện cho đèn chiếu sáng nhằm tắt mở điện theo đúng giờ đặt trước.
  5. Công tắc tơ kết hợp bảo vệ pha có cuộn hút kết nối với tiếp điểm cảnh báo của rơ le bảo vệ pha trong các trường hợp như mất pha, quá áp, thấp áp, mất trung tính, lệch pha để ngắt contactor khi gặp các sự cố liên quan đến pha. Như vậy, công tắc tơ sẽ nhả ra để hệ thống sẽ phải dừng hoạt động do mất nguồn, giúp bảo vệ an toàn cho thiết bị khi có vấn đề.

Công tắc từ có nhiều ứng dụng rất đa dạng

 

Kết luận

Qua bài viết này, EI Industrial mong rằng đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về công tắc từ cũng như chọn được cho mình cách sử dụng hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công khi thực hiện nhé!


Mọi nhu cầu thắc mắc cũng như liên hệ:


CÔNG TY CỔ PHẦN EI INDUSTRIAL

  1. (028) 3535 1323
  2. info@eiidustrial.com
  3. eiindustrial.com
  4. A01-06 Hoàng Anh River View, 37 Nguyễn Văn Hưởng, Thảo Điền, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh 700000
Thẻ:Tin Tức

Xem thêm bài viết