DANH MỤC SẢN PHẨM

Đèn Pin Cầm Tay Và Những Thông Tin Cần Biết

Đèn Pin là một vật dụng cần thiết sử dụng làm nguồn sáng ở những nơi không có nguồn điện. Ngoài đèn pin cầm tay thì còn có nhiêu hình thức được cải biến để phù hợp với những mục đích sử dụng đặc biệt khác nhau ví dụ như đèn pin gắn đầu dành cho thợ mỏ hay người leo núi cần rảnh tay. Cùng tìm hiểu tất tần tật về đèn pin trong bài này nha.

Đèn pin là gì? Lịch sử hình thành của đèn pin

Giới thiệu đèn pin

Đèn Pin là một thiết bị ánh sáng cầm tay sử dụng nguồn sáng là bóng đèn sợi đốt hoặc các diot phát sáng thuận tiện cho các trường hợp không có nguồn điện hoặc cho những người đi cắm trại, thám hiểm,... Đèn pin thết kế cơ bản có nguồn sáng gắn vào khung phản chiếu. Một tấm kính bảo vệ nguồn sáng, nguồn năng lượng và công tắc tắt bật.

Ngoài đèn pin cầm tay đa năng, nhiều hình thức đã được điều chỉnh cho các mục đích sử dụng đặc biệt. Đèn pin gắn trên đầu hoặc mũ bảo hiểm được thiết kế cho thợ mỏ và người cắm trại để rảnh tay. Một số đèn pin có thể được sử dụng dưới nước hoặc trong môi trường đặc biệt như môi trường dễ cháy nổ, hoá chất.

Một chiếc đèn pin điển hình sẽ có các bộ phận sau: vỏ đèn, công tắc, phản xạ, bóng đèn, ống kính, pin.

đèn pin cầm tay

Đèn pin cầm tay.

Lịch sử hình thành đèn pin

Chiếc đèn pin đầu tiên được phát minh đầu tiên vào năm 1896 là chiếc "pin khô" khác với các loại pin "ướt" trước kia là dùng dung dịch điện phân còn đối với pin khô thì sử dụng phân dạng sền sệt để khi sử dụng pin không bị rò rỉ ra ngoài.

Những chiếc pin đầu tiên sử dụng cho đèn là loại pin kẽm carbon nhưng loại này lại cung cấp dòng điện không ổn định và cần thời gian phải nghỉ ngơi nên hay đèn chỉ loé sáng trong thời gian ngắn rồi tắt ngấm nên vào thời điểm đó số lượng đèn bán ra rất ít và không thu hút được sự quan tâm của người dùng.

Sau dần vào những năm 1900 những chiếc đèn pin được nâng cấp sử dụng bóng đèn sợi đốt wolfram (cải thiện hiệu suất ánh sáng lên tới 3 lần so với bóng đèn sợi đốt carbon) được ra đời nên nó đã trở nên thông dụng hơn, năm 1922 một số hình thức mới của đèn được ra đời ví dụ như đèn hình trụ cầm tay, đèn để bàn,... nâng cao mức tiêu thụ đèn thời đó (ước tính có khoảng 10.000 chiếc đèn được sử dụng ở Mỹ).

Dần dà đèn pin ngày được hoàn thiện hơn từ những bóng đèn sợi đốt dần được thay thế bằng diot phát sáng và ngày nay, đèn pin sử dụng các diot phát sáng chủ yếu chạy bằng pin lithium dùng một lần hoặc sạc lại và hiện đại hơn nữa là sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời để duy trì nguồn sáng.

Xem thêm: Đèn pin siêu sáng và những điều cần biết

Cấu tạo của những chiếc đèn pin

  1. Vỏ: Ống chứa bao bọc bên ngoài của đèn để bảo vệ các thiết bị bên trong.
  2. Công tắc: là thiết bị giúp kích hoạt khi bạn muốn bật/tắt đèn.
  3. Phản xạ: là một bộ phận bằng nhựa, được phủ bằng một lớp nhôm sáng bóng nằm xung quanh đèn (bóng đèn) và chuyển hướng những tia sáng từ đèn tập hợ thành một chùm tia sáng ổn định và đó chính là ánh sáng mà bạn thấy từ đèn pin.
  4. Bóng đèn: Nguồn sáng của đèn. Hầu hết các loại đèn pin hiện nay đều sử dụng dây tóc vonfram (bóng đèn sợi đốt) hoặc di-ot phát sáng (đèn LED). Dây tóc bóng đèn vonfram hay đèn LED sẽ phát sáng khi có dòng điện chạy qua, đó được gọi là ánh sáng khả kiến.
  5. Vonfram là một yếu tố những sợi dây rất mỏng nhỏ và một khi bị đứt bạn cần phải thay thế chúng để đèn có thể hoạt động lại bình thường, với đèn LED có chứa chất bán dẫn (diode) rất nhỏ được gói gọn trong epoxy và phần này giúp đèn phát sáng khi có dòng điện đi qua.
  6. Ống kính: Được làm từ nhựa trong đó là phần mặt trước của đèn pin giúp bảo vệ phân fbongs đèn khỏi những tác nhân gây hại của môi trường như bụi bẩn, nước hay tránh những cú va đập làm hư hỏng bóng đèn vì bóng được làm từ thuỷ tinh nên rất dễ vỡ.
  7. Pin: Là nguồn năng lượng chính để đèn hoạt động.
  8. Mạch điện: Bao gồm một lò xo hoặc dải kim loại mỏng (thường là đồng hoặc đồng thau) được đặt khắp đen pin, tạo ra kết nối giữa các bộ phận khác nhau như pin, đèn, công tắc. Những bộ phân này dẫn điện và nối mọi thứ với nhau tạo thánh mạch điện hoàn chỉnh của đèn.
  9. Khi sở hữu được chiếc đèn pin thì bạn sẽ không cần lo dù bạn ở ngoài trời trong một cuộc thám hiểm vào ban đêm hoặc những buổi tối cúp điện ở nhà thì sự tiện lợi của chiếc đèn cầm tay.

Cấu tạo của đèn pin.

Cấu tạo của đèn pin.

Nguyên lý hoạt động của đèn

Khi công tắc được đẩy vào vị trí Bật, nó sẽ tiếp xúc giữa hai dải tiếp xúc và pin bắt đầu cung cấp nguồn năng lượng cho đèn. Dòng điện từ đèn pin chạy từ cực dương đến cực âm của pin trên một lò xo nhỏ được kết nối với dải tiếp xúc chạy dọc theo chiều dài vỏ pin và tiếp xúc với một bên công tắc. Cũng có một dải tiếp xúc phẳng khác ở phía bên kia công tắc, cung cấp năng lượng cho bóng đèn. Một bộ phận khác tiếp xúc với điện cực dương của pin trên cùng và cuối cùng hoàn thành mạch điện của đèn và phát sáng.

Khi đèn được kích hoạt bằng điện, dây tóc vonfram hay đèn LED trong đèn bắt đầu phát sáng tạo ra ánh sáng phản xạ khỏi gương được đặt xung quanh đèn, bộ phản xạ này chuyển hướng các tia sáng phát ra từ đèn gom chúng lại tạo thnahf chùm tia sáng ổn định đó là ánh sáng mà bạn nhìn thấy.

Khi công tắc đèn được đẩy về phía Tắt, hai dảu tiếp xúc sẽ tách rời nhau và ngắt đường dẫn của dòng điện sau đó kết thúc việc sản xuất ánh sáng từ đèn.

Xem thêm: Các loại đèn led ở Halana
Thẻ:Tin Tức

Xem thêm bài viết