DANH MỤC SẢN PHẨM

Đèn báo ô tô và những điều bạn chưa biết

Tất cả các dòng xe ô tô hiện nay đều được trang bị đèn báo lỗi trên bảng táp lô. Với mỗi loại đèn báo, ký hiệu đều mang một ý nghĩa và chức năng riêng. Những loại đèn báo thường được chia thành nhóm nguy hiểm, cảnh báo hư hỏng và bình thường với các màu sắc khác nhau. Tất nhiên việc nắm rõ toàn bộ các đèn báo ô tô là điều không dễ dàng. Sau đây, EI Industrial xin giới thiệu cho các bạn một vài loại đèn báo thông dụng.

Các Loại Cảnh Báo Lỗi Trên Các Xe Ô Tô

Trên xe ô tô cũng như xe gắn máy thường có xuất hiện các ký hiệu báo lỗi này nhằm mục đích giúp người sử dụng có thể hiểu được những thông tin từ nhà sản xuất muốn truyền tải, nhất là những cảnh báo lỗi về an toàn của người sử dụng. Các biểu tượng này thường được thiết kế nhỏ gọn, và các icon này đều được áp dụng một cách đồng bộ cho tất cả các dòng xe ô tô trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, tùy vào mục đích của nhà sản xuất xe mà dòng xe đó có trang bị đầy đủ các cảnh báo hay không, đôi khi vẫn có những nhà sản xuất chỉ sử dụng những cảnh báo cơ bản dựa vào những công nghệ hiện có của chiếc xe.

Việc học được những kiến thức này lại tương đối khá quan trọng với các người lái xe. Hãy cùng Ei Industrial tìm hiểu ý nghĩa của từng loại đèn cụ thể ở các phần tiếp theo.

Đèn Báo Lỗi Trên Ô Tô Xuất Hiện Khi Nào?

Có rất nhiều những nguyên nhân dẫn đến việc hiện lên các đèn báo trên ô tô. Trong thực tế, hiện tượng này đến từ quá trình sửa chữa. Ví dụ như khi người thợ sửa xe tháo và lắp lại các cảm biến nhưng lại quên việc xóa đèn. Mặc dù cảm biến đó có thể không bị bất kì vấn đề gì nhưng khi đã tháo ra thì được coi như lời cảnh báo cho sự an toàn của người sử dụng. Trong những trường hợp không xóa đèn cảnh báo thì về lâu dài các cảm biến sẽ hoạt động không đúng quy tắc vì nhiều nguyên do khác nhau.

Một nguyên nhân rất thường gặp khác khiến đèn báo lỗi xuất hiện trên xe chính là một bộ phận nào đó của xe đang có vấn đề cần phải giải quyết. Đây là sự cảnh báo rất quan trọng, báo hiệu cho bạn biết đã đến lúc bạn nên kiểm tra bộ phận được báo lỗi ngay lập tức để giảm thiểu rủi ro về an toàn có thể xảy ra.

Bạn Cần Lưu Ý Gì Khi Thấy Đèn Báo Lỗi Của Ô Tô?

Một tip rất hữu ích dành cho người điều khiển ô tô chính là dựa vào các màu sắc của đèn báo lỗi để nhận biết được những sự cố mà xe đang gặp phải. Nếu bất kỳ đèn báo nào trên ô tô hiện lên màu đỏ thì bạn hãy kiểm tra lại xe ngay lập tức bởi có thể đó là những lỗi gây mất an toàn cho tài xế và những người trên xe.

Những đèn báo có màu màu xanh dương hoặc xanh lá cây mang ý nghĩa là hệ thống có thể hoạt động bình thường. Nếu đèn báo hiện lên mang màu cam hoặc màu vàng thì bạn cần liên hệ với những nơi bảo hành, bảo dưỡng hoặc các trung tâm sửa chữa xe ô tô để kiểm tra sau đó.

Trong những trường hợp phát hiện các đèn báo lỗi trên bảng táp lô bạn cần phải giữ bình tĩnh của bản thân bởi vì đây chỉ là lời cảnh báo chứ không phải nguy hiểm sẽ xảy ra ngay lập tức. Mặc dù thế, nếu xét về lâu dài xe ô tô của bạn sẽ gặp nhiều rủi ro lớn hơn và chi phí sửa chữa tăng cao hơn khiến bạn có thể đau đầu về chúng. Vì thế bạn nên lưu ý chúng để khắc phục càng sớm càng tốt. Hiện nay, có rất nhiều dòng xe ô tô đời mới sẽ không dễ dàng để xử lí mã lỗi về cảnh báo. Vì thế, bạn cần mang vào các trung tâm bảo dưỡng, bảo trì xe ô tô để sử dụng các thiết bị chẩn đoán chuyên dụng để có thể xử lí những vấn đề của xe nhằm đảm bảo an toàn khi lưu thông trên đường.

Ý Nghĩa Của Các Đèn Báo Thông Dụng

Các đèn báo ký hiệu cảnh báo nguy hiểm

Các ký hiệu đèn báo này luôn mang màu đỏ với mức độ cảnh báo cao nhất với mức độ nguy hiểm cao có thể gây ảnh hưởng đến việc vận hành xe hay ảnh hưởng đến an toàn của những người ngồi trong xe. Các loại đèn báo nguy hiểm thường được hiển thị trên màn hình phụ hoặc trên cụm đồng hồ trên xe ô tô.

Những ký hiệu màu đỏ cảnh báo nguy hiểm cần lưu ý trên xe ô tô

  1. Đèn báo phanh tay: đây là loại đèn báo giúp những người tài xế vẫn đang vẫn còn trong chế độ kích hoạt phanh tay (phanh tay cơ hoặc phanh tay điện tử).
  2. Đèn báo nhiệt độ: đây là loại đèn cảnh báo nhiệt độ động cơ nóng quá mức so với mức tiêu chuẩn của các nhà sản xuất. Điều này có thể đến từ các nguyên nhân như: hết nước làm mát hoặc hệ thống nước làm mát gặp vấn đề, ...
  3. Đèn báo áp suất dầu ở mức thấp: đây là loại đèn cảnh báo cho người sử dụng về mức độ bôi trơn của động cơ và cần được tài xế xử lý càng nhanh càng tốt vì để lâu sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận hành của động cơ…
  4. Đèn báo túi khí: đây là loại đèn cảnh báo hệ thống túi khí có thể xảy ra lỗi và trong trường hợp không may sẽ dẫn tới hiện tượng túi khí không được kích hoạt khi xe ô tô xảy ra va chạm.
  5. Đèn báo lỗi ắc quy: đây là loại đèn cảnh báo cho tài xế biết xe có các sự cố ở hệ thống ắc quy. Khi gặp lỗi này, tài xế cần mang đi sửa chữa ngay vì nếu để lâu, có thể xe ô tô sẽ không đề máy được.
  6. Đèn báo khoá vô lăng: đây là loại đèn cảnh báo cho tài xế về hệ thống trợ lực lái của vô-lăng đang có vấn đề và vô lăng sẽ bị khoá lại giống như lúc chưa đề máy xe.
  7. Đèn báo chưa thắt dây an toàn: đây là loại đèn cảnh báo bạn cần cài dây an toàn ngay lập tức. Bạn nên hết sức lưu loại đèn này để đảm bảo an toàn cho bản thân và hành khách trên xe ô tô.
  8. Đèn báo cửa xe để mở: đây là loại đèn cảnh báo cửa ra vào của xe trong tình trạng đang mở hoặc chưa được đóng chặt. Bạn cần kiểm tra ngay trước khi xe lăn bánh để đảm bảo an toàn cho xe ô tô và cả những người đi đường.
  9. 12. Đèn báo nắp cốp hoặc nắp ca pô đang mở: đây là loại đèn cảnh báo cốp xe hoặc nắp ca pô của xe hiện đang trong tình trạng để mở hoặc chưa được đóng chặt. Bạn cần kiểm tra lại thật kĩ trước khi xe lăn bánh để đảm bảo an toàn cho người đi đường.

Các đèn báo lỗi cần phải được kiểm tra

Các đèn báo này có màu vàng với mục đích cảnh báo người sử dụng xe ô tô rằng xe đang cặp sự cố kỹ thuật, cần bạn kiểm tra và khắc phục càng sớm càng tốt

Các ký hiệu màu vàng cảnh báo sự cố kỹ thuật trên xe ô tô

  1. Đèn báo động cơ khí thải: đây là cảnh báo việc động cơ khí thải của chiếc xe đang gặp trục trặc.
  2. Đèn báo ABS: Đèn báo này thường xuất hiện trên những chiếc xe trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Đây là loại cảnh báo bạn cần lưu ý vì nó ảnh hướng đến chất lượng vận hành cũng như an toàn của những người ngồi trong xe.
  3. Đèn báo áp suất lốp: đây là đèn báo về việc các áp suất lốp xe của bạn đang trong tình trạng thiếu hay thường được gọi là lốp non

Kết Luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về đèn báo lỗi trên ô tô. Hi vọng thông qua bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về những đèn báo trên bảng táp lô để có thể giữ an toàn cho bản thân và người đi cùng. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này!

Thẻ:Tin Tức

Xem thêm bài viết