DANH MỤC SẢN PHẨM

Dây Chuyền Sản Xuất Là Gì ? Dây Chuyền Sản Xuất Được Phân Loại Như Thế Nào ?

Dây chuyền sản xuất là một cụm từ quen thuộc và được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực sản xuất, chế tạo sản phẩm. Với sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0, các phương pháp sản xuất hàng loạt, theo dây chuyền ngày càng được cải tiến, áp dụng nhiều máy móc, công nghệ hiện đại để tối ưu hơn hoạt động sản xuất, cải thiện năng suất lao động, đồng thời giảm chi phí áp dụng cho nhân công trong các nhà máy.
Dây chuyền sản xuất là một trong những phương pháp phổ biến trong quản lí sản xuất. Ngày nay khi lựa chọn phần mềm quản lý sản xuất. Nhiều doanh nghiệp đều cân nhắc rằng phần mềm có hoạt động trên định hướng dây chuyền hay không?
Hãy để EI Industrial giải đáp những thắc mắc và giúp bạn tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé !

Dây Chuyền Sản Xuất Là Gì ?

  • Dây chuyền sản xuất là một tập hợp nhiều các hoạt động. Ở đó, mỗi hoạt động sẽ được thực hiện tuần tự và được thiết lập theo quy trình sẵn có trong một nhà máy. Nhiệm vụ của quá trình này là chế tạo ra các sản phẩm từ các vật liệu được đưa vào ban đầu hoặc lắp ráp các bộ phận để ra được thành phẩm cuối cùng.
  • Dây chuyền sản xuất được ứng dụng trong rất nhiều hoạt động công nghiệp , ví dụ như gia công kim loại, chế tạo máy móc, lắp ráp ô tô, sản xuất thực phẩm,...
  • Hiểu một cách đợn giản, phương pháp sản xuất dây chuyền là một hình thức làm việc theo tổ đội, và mỗi công đoạn trong đó sẽ được thực hiện bởi một nhóm người những thiết bị, máy móc phù hợp với nhiệm vụ đó. Các hoạt động được thực hiện tuần tự và có sự phối hợp giữa các nhiệm vụ, tạo thành một dây chuyền kết nối nhịp nhàng.

Dây chuyền sản xuất

  • Trong một dây chuyền, mỗi một công đoạn (không phải công đoạn cuối cùng) sẽ sản xuất ra một thành phẩm chưa hoàn chỉnh, mà chỉ là “đầu vào” của công đoạn tiếp theo. Nếu như trước đây, các sản phẩm được thực hiện theo phương pháp thủ công, đơn chiếc với quy trình vật liệu đầu vào - sản phẩm hoàn thiện thì với việc sản xuất hàng loạt, các công đoạn với các nhiệm vụ khác nhau sẽ được thực hiện liên tục, rút ngắn thời gian làm việc và tập trung vào chuyên môn sản xuất hơn.
  • Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của nền công nghiệp tự động hóa, công nghệ sản xuất đã được cải tiến dần khi áp dụng các máy móc, thiết bị tự động hóa để thực hiện các nhiệm vụ, thay thế cho các phương pháp sản xuất hàng loạt sử dụng sức dụng sức người truyền thống đã lỗi thời và không còn đáp ứng được các yêu cầu sản xuất trong thời hiện đại. Tự động hóa trong công nghiệp mang đến những sản phẩm với độ chính xác như tuyệt đối, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí nhân công. Các giải pháp tự động hóa như robot, máy tự động.... có thể thay thế con người thực hiện các công nghiệp đòi hỏi kỹ thuận cao, thực hiện trong môi trường độc hại với thời gian nhanh chóng.

Phân Loại Dây Chuyền Sản Xuất

Có rất nhiều cách để phân loại các quy trình sản xuất hàng loạt, nhưng hầu hết người ta sẽ phân loại theo 3 yếu tố là : tên gọi, quy mô và hình thức sản xuất.

  • Phân loại theo tên gọi

Phân loại dây chuyền sản xuất theo tên gọi thực chất là phân loại theo sản phẩm, ví dụ như dây chuyền nguyên liệu thô (sản xuất tôn, inox, gạch, xi măng, nhựa), sản xuất sản phẩm nông nghiệp, sản xuất thực phẩm, dây chuyền đóng gói bao bì, dây chuyền lắp ráp,...

  • Phân loại theo quy mô

Dây chuyền sản xuất có thể phân loại theo quy mô vừa, nhỏ và lớn. Quy mô sản xuất của dây chuyền được đánh giá dựa trên quy mô của nhà xưởng, số lượng nhân công, loại máy móc thiết bị, số lượng sản phẩm thực hiện mỗi ngày....

  • Phân thoại theo hình thức

Có 2 hình thức sản xuất sản phẩm theo dây chuyền, đó là bán tự động và tự động.

  1. Sản xuất bán tự động còn được gọi là sản xuất truyền thống. Sản xuất truyền thống là mô hình sản xuất dựa vào nguồn nhân lực là chủ yếu, còn máy móc chỉ là công cụ hỗ trợ. Do vậy, phương pháp này tồn tại nhiều bất cập như hiệu quả lao động không đồng nhất (vì dựa trên sức người nên không thể đảm bảo độ chính xác và giống nhau tuyệt đối), ngoài ra còn có vấn đề khác như chi phí lao động cao, điều kiện làm việc không đảm bảo an toàn.
  2. Sản xuất tự động là công nghệ tiên tiến được áp dụng để dần thay thế cho sản xuất truyền thống đã lỗi thời và không còn đáp ứng được nhịp độ của nền sản xuất hiện đại. Sản xuất tự động có sự tham gia của các loại máy móc tự động, không có hoặc có rất ít sự can thiệp của con người.

Dây chuyền sản xuất
Mọi thiết bị đều đã được lập trình sẵn và hoạt động tuần tự nên đảm bảo độ chính xác gần như tuyệt đối. Lúc này, người lao động chỉ đóng vai trò giám sát, điều chỉnh dây chuyền chứ không tham gia trực tiếp công đoạn sản xuất.
Áp dụng phương pháp dây chuyền sản xuất mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cụ thể như giảm chi phí vận hành, đảm bảo tính đồng nhất và tăng chất lượng của sản phẩm, tăng năng suất làm việc, tăng tính linh hoạt trong sản xuất, giảm chi phí nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm, cải thiện môi trường lao động cũng như nâng cao uy tín của thương hiệu và tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đơn vị khác.

Vai trò của dây chuyền sản xuất đối với ngành công nghiệp

  • Việc áp dụng dây chuyền sản xuất sẽ giúp cho các doanh nghiệp tạo ra được một lượng sản phẩm nhờ máy móc hiện đại.
  • Các sản phẩm được sản xuất ra cũng sẽ đồng nhất về chất lượng, tính thẩm mỹ nhờ dây chuyền sản xuất khép kín. Hạn chế tối đa các sản phẩm bị lỗi so với khi áp dụng hình thức sản xuất thủ công.
  • Ngoài ra, khi ứng dụng dây chuyền sản xuất tự động, các doanh nghiệp cũng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, nhân công làm việc, chi phí đầu tư...Tốc độ làm việc của máy móc nhanh hơn rất nhiều so với con người, đồng thời, khả năng hoạt động liên tục trong khoảng thời gian dài cũng góp phần nâng cao hiệu suất công việc, số lượng sản phẩm cho doanh nghiệp.
  • Giảm thiểu tối đa rủi ro cho nhân viên và tạo dụng uy tín đối với khách hàng, người tiêu dùng.

Dây chuyền sản xuất

Kết Luận

Kinh tế ngày càng nâng cao, đồng nghĩa tương quan là thời đại công nghệ càng ngày đi lên. Nền công nghiệp không còn quá phụ thuộc vào lao động thủ công nữa.
Thay vào đó chính là ứng dụng dây chuyền sản xuất tự động hóa vào cung ứng, hạn chế sự tham gia của con người. Giúp nâng cao hiệu suất lao động, mức giá nhân công một cách tối đa.
Hy vọng với những thông tin mà EI Industrial đã chia sẻ ở phía trên sẽ giúp cho bạn có cái nhìn tổng quan hơn về dây chuyền sản xuất cũng như vai trò của nó. Cảm ơn các bạn đã theo dõi !

Mọi nhu cầu thắc mắc xin liên hệ

Thẻ:Tin Tức

Xem thêm bài viết