DANH MỤC SẢN PHẨM

Công Nghiệp Văn Hóa - Bước Tiến Quan Trọng

Ngành công nghiệp văn hóa, một phần của ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo, được Chính phủ xác định là một trong những ngành kinh tế tiềm năng. Công nghiệp văn hóa không giúp truyền thông rộng rải bản sắc văn hóa dân tộc mà còn đem lại tiềm năng về kinh tế. Nhưng đây còn là một ngành khá mới và chưa được nhiều người biết đến, hãy cùng EI Industrial tìm hiểu những thông tin hữu ích ở bài viết dưới đây.

Định Nghĩa Công Nghiệp Văn Hóa

Là một nhành của ngành công nghiệp sáng tạo, ngành công nghiệp văn hóa (Cultural industry) là một lĩnh vực kinh tế liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, lưu trữ và phân phối hàng hóa và dịch vụ văn hóa trên phương diện công nghiệp và thương mại. Nói cách khác, ngành này là một ngành tham gia, trên quy mô lớn, với các hàng hóa và dịch vụ có bản chất văn hóa — và thường được bảo vệ bởi quyền sở hữu trí tuệ — cùng với những cân nhắc về kinh tế hơn là vì mục đích phát triển văn hóa. Thuật ngữ này lần đầu tiên được đưa ra bởi Theodor W. Adorno và Max Horkheimer trong Biện chứng của Khai sáng (1947): 21 người đã chọn thuật ngữ này thay cho văn hóa đại chúng, ngụ ý rằng hiện tượng đó "phát sinh một cách tự phát từ chính quần chúng," giống như một nền văn hóa; ngành công nghiệp văn hóa loại trừ khái niệm này và thay vào đó nhấn mạnh rằng hiện tượng đó được tạo ra.

Ngành công nghiệp văn hóa

Ngành công nghiệp văn hóa chung quy lại sẽ gồm: âm nhạc, sản xuất phim, truyền hình, nguyên tác, xuất bản, thiết kế và các ngành nghề thử công truyền thống. Tuy nhiên, ở một vài nước thì thể thao, các loại hình biểu diễn nghệ thuật, du lịch văn hóa và quảng cáo cũng được xem là một trong những lĩnh vực thuộc công nghiệp văn hóa. Ngành công nghiệp này hoạt động dựa trên 2 yếu tố là tri thức và nhân công, tạo ra của cải và góp phần hình thành nên giá trị cho các cá nhân và xã hội.

Với sự phát triển của công nghệ - kỹ thuật hiện nay, công nghiệp văn hóa ở nhiều nước trên thế giới cũng đang dần ứng dụng những công nghệ hiện đại, tân tiến cũng như dần thích ứng với những chính sách trên phạm vị toàn thế giới. Điều này cũng làm thay đổi phạm vi ảnh hưởng của những sản phẩm vắn hóa, dịch vụ và chuyển dịch hướng đầu tư giữa các quốc gia với nhau.

Những Lĩnh Vực Thuộc Công Nghiệp Văn Hóa

Những lĩnh vực tiêu biểu của ngành công nghiệp văn hóa trên phạm vi thế giới là:

  • Công nghiệp giải trí
  • Công nghiệp điện ảnh
  • Công nghiệp âm nhạc
  • Công nghiệp thể thao
  • Công nghiệp truyền hình
  • Công nghiệp du lịch
  • Công nghiệp xuất bản

Những lĩnh vực thuộc công nghiệp văn hóa

Đối với Việt Nam, hiện nay có 12 lĩnh vực được xác định bới Chính phủ:

  • Thiết kế; Kiến trúc; Thời trang
  • Quảng cáo
  • Phần mềm và các trò chơi giải trí
  • Thủ công mỹ nghệ; Nghệ thuật biểu diễn
  • Điện ảnh; xuất bản; Truyền hình và phát thanh
  • Mỹ thuật; nhiết ảnh và triển lãm
  • Du lịch văn hóa

Một Số Ví Dụ Về Công Nghiệp Văn Hóa

Ta có thấy ví dụ của ngành công nghiệp văn hóa ở một vài nước khá quen thuộc như:

  • Nhật Bản: là một nước có ngành công nghiệp văn hóa tiêu biểu, ta có thấy bao gồm các khía cạnh về viết và xuất bản truyện tranh, những sản phẩm lưu niệm liên quan đến truyện tranh, anime, game,...doanh thu trung bình của nước này lên tới 2 tỉ USD.
  • Hàn QUốc: là một trong những nước Châu Á thành công nhất trong ngành công nghiệp văn hóa, những lĩnh vực của họ vươn ra tầm thế giới là âm nhạc, phim, điện ảnh.

Vai Trò Quan Trọng Của Ngành Công Nghiệp Văn Hóa

Ngày nay, không chỉ Việt Nam mà cả thế giới đều thấy được việc phát triển công nghiệp văn hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng, là một bước tiến trọng tâm.

Công nghiệp văn hóa được xem là một trong những ngành mang lại lợi nhuận lớn của nhiều nước thế giới. Theo thông kế toàn cầu của UNESCO năm 2015, được công bố vào 2017, ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo đã đạt tổng doanh thu lên đến 2.250 nghìn tỷ USD đồng thời tạo ra công việc cho ~29,5 triệu lao động trên toàn thế giới với gần 20% ở độ tuổi từ 15 đến 29. Những đất nước có nền công nghiệp văn hóa hàng đầu (Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Ðộ) trở thành thị trường CCIs lớn nhất thế giới, vượt qua cả châu Âu và Bắc Mỹ.

Vai trò của ngành công nghiệp văn hóa

Ở nước ta, ngành công nghiệp văn hóa còn là một ngành công nghiệp đầy mới mẻ. Được đề cập chính thức trong Nghị quyết 33-NQ/TW, tại Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng , về «Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước». Và năm 2016, Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. đã được phê duyệt bới Chính phủ. Điều này được xem là một bước tiến rất lớn của nước ta, cũng như xác định rõ tầm quan trọng của những lĩnh vực kinh tế sáng tạo.

Những Thách Thức Phải Đối Mặt Của Ngành Công Nghiệp Văn Hóa

Vì vẫn là một tân binh trong ngành công nghiêp văn hóa và sáng tạo nói chung, những lĩnh vực cụ thể nói riêng, nên Việt Nam không tránh khỏi những khó khăn và thách thức phải đối mặt.

Trước những yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, chúng ta còn gặp nhiều thách thức để có thể chứng minh tiềm năng của mình trong phát triển công nghiệp văn hóa như: Nhận thức về công nghiệp văn hóa với tư cách là một ngành kinh tế có tầm ảnh hưởng và quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội còn tương đối thấp; những cơ chế, chính sách phát triển các lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp văn hóa vẫn chưa được hoàn thiện để tạo hành lang pháp lý,cũng như hỗ trợ phát triển trong bối cảnh mới; Thị trường văn hóa phát triển còn mang tính tự phát, thiếu chuyên nghiệp; Những mô hình thử nghiệm chưa được quan tâm đúng về không gian sáng tạo và khởi nghiệp.

Thị trường văn hóa ở Việt Nam

Bên cạnh đó, nước ta tuy có nhiều nhân tài nhưng chưa có nhiều điều kiện để phát triển; chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế trong những tổ chức văn hóa nghệ thuật; thiếu chính sách cơ cấu, phối hợp giữa các ngành, lĩnh vực, cùng các địa phương trong việc phát triển công nghiệp văn hóa . Đây là một vài nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định nhu cầu, thị hiếu nghệ thuật và tác động đến phong các sống của người dân, nếu không có những bước kiểm soát tốt ngành này sẽ bị nhiễu loạn, tạo điều kiện cho những thương phẩm văn hóa độc hại sẽ thâm nhập.

Trên đây là những thông tin thu vị và hữu ích về ngành công nghiệp văn hóa - một ngành kinh tế mũi nhọn đầy triển vọng. Mong rằng quá bài này bạn sẽ có thêm được nhiều thông tin liên quan tới ngành này.

Mọi Chi tiết vui lòng liên hệ

Thẻ:Tin Tức

Xem thêm bài viết