DANH MỤC SẢN PHẨM

Công Nghiệp Trọng Điểm Là Gì? Tỷ Trọng Các Ngành Công Nghiệp Trọng Điểm Của Việt Nam Hiện Nay

Ngành công nghiệp trọng điểm là gì? Nhóm ngành này đã đem lại những lợi ích nào cho nền công nghiệp Việt Nam nói riêng và toàn bộ nền kinh tế quốc gia nói chung ? Các bạn hãy cùng Halana tìm hiểu về nó và điểm danh qua một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam nhé!

Ngành công nghiệp trọng điểm được hiểu là gì?

Ngành công nghiệp trọng điểm được hiểu là nhóm ngành công nghiệp giữ vị trí rất quan trọng trong cơ cấu của toàn ngành công nghiệp. Đây là nhóm ngành công nghiệp có thế mạnh tương đối bền vững, có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao cũng như tác động tích cực đến các ngành kinh tế khác ngoài công nghiệp.

Công nghiệp trọng điểm rất quan trọng

Công nghiệp trọng điểm rất quan trọng

Cụ thể, công nghiệp trọng điểm là ngành có thể tạo ra một hiệu ứng lan tỏa đến toàn bộ nền kinh tế quốc gia và nâng cao mặt bằng kinh tế thông qua việc phát triển sản xuất trong nước, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng cường hoạt động xuất khẩu để gia tăng khoản ngoại tệ, thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển đồng thời nâng cao trình độ công nghệ của một đất nước.

Tỷ trọng một số ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam

Công nghiệp điện tử

Nhóm ngành công nghiệp điện tử có thể nói là ngành công nghiệp trọng điểm nắm giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế đất nước ta và đặc biệt có tác động lan tỏa đến các ngành công nghiệp khác.

Theo số liệu mới nhất từ cơ quan nhà nước, công nghiệp điện tử Việt Nam chiếm tỷ trọng 17,8% trong toàn ngành công nghiệp. Trong đó, các sản phẩm công nghiệp điện tử được sản xuất nhiều nhất là điện thoại, bo mạch chủ, máy tính bảng, màn hình, tivi, camera, thiết bị máy văn phòng và các sản phẩm quang học.

Công nghiệp điện tử Việt Nam đang trên đà phát triển

Công nghiệp điện tử Việt Nam đang trên đà phát triển 

Từ kết quả quy hoạch công nghiệp điện tử của Việt Nam giai đoạn 5 năm 2016-2020, tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành này được ghi nhận đạt ở mức 23,8%/năm. Mặc dù sự ảnh hưởng đáng kể đền từ dịch COVID-19, công nghiệp điện tử vẫn giữ được “phong độ” của minh, được thể hiện qua con số khả quan của tốc độ tăng trưởng ngành.

Cũng trong giai đoạn 2016-2020, ngành điện tử Việt Nam đã tập trung phát triển các linh kiện điện tử cơ bản, bảng mạch in, vi điện tử điện thoại di động, thiết bị điện tử và các lĩnh vực khác, điện tử gia dụng, thiết bị văn phòng, máy vi tính, thiết bị ngoại vi, linh kiện và phụ tùng ngành ô tô (Thiết bị điện, chiếu sáng, điều khiển,...). Sau năm 2020, nhu cầu phụ tùng điện và điện tử trong nước trong thiết bị tự động hóa, thiết bị y tế và các lĩnh vực khác sẽ lớn hơn.

Công nghiệp năng lượng

Là một quốc gia may mắn sở hữu nguồn tài nguyên dồi dào và phong phú, Việt Nam đã tận dụng lợi thế đó mà phát triển nên các ngành công nghiệp năng lượng. Cho nên, nhóm ngành này là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm luôn được quan tâm chú trọng phát triển.

Về tổng quan, ngành công nghiệp năng lượng bao gồm các ngành công nghiệp khai thác dầu khí, công nghiệp khai thác than và ngành công nghiệp điện lực. Tuy nhiên, trong các năm trở lại đây, cơ cấu ngành công nghiệp đang có sự chuyển dịch khi tỷ trọng ngành công nghiệp khai khoáng đang giảm dần chỉ còn ở mức 5,55% vào năm 2020.

Công nghiệp khai thác dầu khí

Ngành công nghiệp khai thác dầu khí được ghi nhận vẫn đang tiếp tục có nhiều đóng góp to lớn vào ngân sách của nhà nước và đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia. Dưới đòn tấn công mạnh mẽ của dich COVID-19 vào Việt Nam, các hoạt động khai thác, sản xuất, kinh doanh của ngành này cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tuy vậy, tổng sản lượng quy dầu khai thác đạt 20,5 triệu trong cả năm, đã vượt hơn 0,7% so với kế hoạch dự kiến (10-15 triệu tấn) vào năm 2020. Nếu tính chung vào giai đoạn 2016-2020, tổng sản lượng dầu khí được ước lượng đạt ở mức 120, 87 triệu tấn quy dầu, nhìn chung đã hoàn thành thành công kế hoạch 5 năm đề ra.

Công nghiệp dầu khí ở Việt Nam

Công nghiệp dầu khí ở Việt Nam

Công nghiệp khai thác than

Về cơ bản, ngành công nghiệp khai thác than đã đạt được mục tiêu mà kế hoạch nhà nước đề ra. Nguồn than được sản xuất ra không chỉ cung cấp đủ cho hoạt động sản xuất điện mà còn phục vụ cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

Xét cả giai đoạn 2016-2020, sản xuất than sạch được ghi nhận đã tăng từ 38,7 triệu tấn vào năm 2016 lên khoảng 48,17 triệu tấn vào năm 2020; tiêu thụ than sản xuất trong nước tăng từ 41,1 triệu tấn vào năm 2016 lên trên 47,2 triệu tấn vào năm 2020.

Công nghiệp khai thác than ở Việt Nam

Công nghiệp khai thác than ở Việt Nam

Công nghiệp điện lực

Đây là ngành đang thực hiện rất tốt khả năng của mình khi phục vụ đầy đủ cho các hoạt động kinh tế - xã hội của quốc gia, sản xuất cũng như nhu cầu sinh hoạt người dân.Theo báo cáo về kết quả hoạt động sản xuất công nghiệp giai đoạn 2016-2020, tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu ước tính đạt 1.049,3 tỷ kWh tương đương với mức tăng trưởng trung bình trong cả giai đoạn là 8%.

Sang quý 1/2021, tỷ trọng ngành công nghiệp đã đạt mức tăng khá ở con số 6,5% so với cùng kì năm 2020. Trong đó, tỷ trọng của ngành sản xuất và phân phối điện đã tăng thêm 4,5%.

Công nghiệp điện lực Việt Nam

Công nghiệp điện lực Việt Nam

Công nghiệp sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm

Giá trị sản xuất của ngành sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng 19,1% trong nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam. Có thể nói, đây là ngành công nghiệp trọng điểm chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Điều này cũng cho thấy được tầm quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu lương thực của người dân cũng như đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm đang có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ hơn do nhu cầu tăng cao đến từ người tiêu dùng nội địa và nước ngoài.

Ngành công nghiệp sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm Việt Nam chịu ảnh hưởng do dịch bệnh

Ngành công nghiệp sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm Việt Nam chịu ảnh hưởng do dịch bệnh 

Tốc độ tăng chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành sản xuất, chế biến thực phẩm bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 7%/năm, trong đó năm 2016 tăng 8,2%; năm 2017 tăng 6%; năm 2018 tăng 8,2%; năm 2019 tăng 7,9%; năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên chỉ tăng 4,5%.

Những tháng đầu năm 2021, nhóm ngành này cũng đã thể hiện dấu hiệu phục hồi rõ rệt khi chỉ số sản xuất trong 4 tháng đầu đã tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Công nghiệp dệt may

Ngành công nghiệp dệt may vốn dĩ là một ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam từ trước tới giờ. Đây cũng là ngành đang ngày càng thể hiện được tiềm lực phát triển đáng kể của nó đối với nền công nghiệp Việt Nam.

Năm 2020 có thể nói là một năm cực kì khó khăn cho ngành công nghiệp dệt may Việt Nam khi dịch COVID-19 gây ra sự gián đoạn về nguồn cung của ngành. Hơn nữa, tình hình dịch bệnh phức tạp diễn ra tại các thị trường tiêu dùng trọng yếu của Việt Nam như Mỹ, châu Âu đã làm suy giảm về nguồn cầu.

Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19

Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19

Kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành dệt may năm 2020 ước đạt 35,27 tỷ USD, giảm 9,29% so với năm 2019. Tuy nhiên, đây được cho vẫn là mức rất tích cực trong bối cảnh tổng cầu dệt may thế giới giảm 25%.

Bước sang 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ước đạt 19,18 tỷ USD, tăng 21% so với 6 tháng đầu năm 2020 và tăng 4,25% so với 6 tháng đầu năm 2019. Kết quả tích cực này cho thấy ngành công nghiệp đang phục hồi nhanh chóng và từng bước trở lại với thị trường toàn cầu.

Kết Luận

Với những thông tin được đề cập, Halana hy vọng sẽ giúp bạn hiểu biết rõ hơn về tỷ trọng các ngành công nghiệp trọng điểm Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Rất cảm ơn bạn đã theo dõi!

Nguồn: Viện Nghiên Cứu Chiến Lược, Chính Sách Công Thương

Thẻ:Tin Tức

Xem thêm bài viết