Canvas (hay còn được gọi là vải bố) đang trở thành chất liệu khá quen thuộc đối với chúng ta. Hẳn bạn đã từng sử dụng những chiếc túi, rèm hay những đôi giày làm từ chất liệu này và cũng hơi bị…quen mặt với chất liệu này rồi đúng không nào? Nhưng liệu bạn có hiểu hết về lịch sử, đặc tính và công dụng của loại vải này? Hôm nay hãy cùng Halana tìm hiểu tất tần tật về loại vải đang được phổ biến trên thị trường này qua bài viết dưới đây nhé.
Vải Canvas là gì? Nguồn gốc tên gọi vải Canvas?
Vải canvas là tên gọi chung chỉ những loại vải được dệt từ cây gai dầu, với đặc điểm riêng biệt là sợi vải được dệt ngang dưới dạng lưới, thô nhưng khá bền chắc, ít thấm nước, rất thích hợp làm túi đựng. Tên gọi Canvas cũng đã có từ rất lâu, bắt nguồn từ “canabis” trong tiếng Ả – rập, hiểu theo nghĩa la-tinh là cây gai dầu. Ở giai đoạn đầu, loại cây này là nguyên liệu chính để dệt vải Canvas.
Nhờ những đặc tính như bền, chắc, không thấm nước,… mà ngay từ khi ra đời, vải canvas đã được tận dụng để làm lều, bạt buồm, hay thậm chí là ‘giấy’ vẽ tranh của các họa sĩ.
Vải Canvas
Nguồn gốc và một số điều bạn chưa biết về vải Canvas
Vào khoảng năm 1500 TCN, người Ấn Độ đã thêm bông vào dệt cùng sợi gai dầu. Vào thế kỷ VIII, Saracens và Moors đã mang bông từ Bắc Phi tới châu Âu. Từ đó, ở Barcelona và Venice, bông được cho thêm vào trong quá trình dệt vải để sản xuất buồm cho các con thuyền. Những cánh buồm bằng vải canvas pha bông được đưa vào sử dụng rộng rãi.
Ngày nay, thay bằng bông, chất liệu tổng hợp được đưa vào để chế tạo ra các loại vải buồm. Đến đầu thế kỷ 20, công ty J.Edmond & Sons của Mỹ đã sử dụng canvas vào sản xuất các loại băng truyền và một vài chi tiết ghép nối trong bánh xe nước.
Một số đặc tính của vải Canvas
- Đồ bền chắc ưu việt: vải canvas nổi tiếng nhất trong thế giới vải bởi sự bền chắc tuyệt đối của chúng, từ thời xa xưa vải canvas luôn là ưu tiên hàng đầu để làm những cánh buồm cho thuyền.
- Khả năng chống nước: vải canvas tự nhiên không chống nước nhiều lắm, chúng thường được tăng cường thêm với phương pháp chống thấm khi hoàn thành quy trình sản xuất. Chính vì lý do này, vải canvas được sử dụng trong nhiều sản phẩm ngoài trời… lều, bạt, buồm..
- Giữ màu: màu nhuộm trên vải canvas luôn giữ được ngay cả trong điều kiện môi trường khắc nghiệt nhất.
- Một trong những ưu điểm lớn nhất của vải canvas là nó dễ dàng kết hợp thêm các đặc tính hoá học để tăng cường tính chất tự nhiên của mình.. bao gồm cả các phương pháp để tăng khả năng chịu nước, chống cháy & kháng nấm mốc. Vải canvas được xử lý kỹ có thể bảo quản hàng thập kỷ so với nhiều loại vải khác.. tuy nhiên khả năng này không thể vượt qua ưu thế của vải lanh được.
- Vải nhẹ & dễ dàng vệ sinh.
Một số đặc tính của vải Canvas
Một số loại vải Canvas trên thị trường hiện nay
- Vải canvas cotton: một trong những loại vải canvas phổ biết nhất được kết hợp với sợi bông.
- Vải canvas lanh: nguyên liệu dệt vải lanh cũng có thể dệt thành vải canvas nhưng giá thành của chúng thường gấp 2 đến 3 lần so với vải cotton.
- Vải canvas hemp: hemp có nguồn gốc từ cây “gai dầu”, vật liệu chủ yếu để dệt vải bạt. Vải canvas hemp có ưu điểm hơn vải cotton, bao gồm cả khả năng chống nấm mốc. Sợi gai dầu có khả năng đàn hồi tốt và có thể chịu được nhiệt độ cao hơn so với vải cotton.
- Vải canvas tổng hợp: Vải canvas cũng có thể được làm từ sợi tổng hợp. Các loại sợi tổng hợp phổ biến được sử dụng để tạo ra vải canvas bao gồm polyester và nylon.
Ứng dụng của vải Canvas trong cuộc sống hiện nay
Do những đặc tính của mình (nhẹ, chống nước,…) mà vải bố không hay được dùng để may quần áo mà thường chỉ ứng dụng vào sản xuất giày, các loại túi, rèm cửa, các vật dụng công nghiệp và hàng hải. Điển hình trong số đó là Giày SAFETY JOGGER CLIMBER, Giày bảo hộ Jogger Climber S3 có xuất xứ từ Bỉ, là sản phẩm thuộc thương hiệu giày bảo hộ lao động Safety Jogger uy tín, chất lượng.
Safety Jogger Jumper S3 được sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu – EN ISO 20345 S3 với kiểu dáng cổ cao trẻ trung, năng động, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng, đảm bảo an toàn cho người lao động trong những môi trường làm việc nhiều rủi ro. Bên cạnh đó là độ an toàn cũng như độ bền cao đã giúp sản phẩm chiếm được rất nhiều sự ưu ái từ anh em công nhân, kỹ sư. Nhờ chất liệu từ vải Canvas nên giày có khả năng chống nước rất tiện dụng cho việc di chuyển trong nhiều môi trường khác nhau.
Giày bảo hộ có chất liệu là vải Canvas
Ngoài ra nhờ khoa học và sự phát triển của công nghệ nhuộm vải, chất liệu canvas này đã có thêm nhiều gam màu rực rỡ khác.. và các thuộc tính tự nhiên của vải cũng được nâng cao.
Hướng dẫn làm sạch các vật dụng cấu tạo từ vải Canvas
Vừa rồi bạn đã có được đầy đủ những thông tin về nguồn gốc, công dụng của vải canvas, giờ thì chúng ta sẽ đến với một vấn đề quan trọng không kém: Làm thế nào để giặt những món đồ làm từ chất liệu này? Trước tiên, hãy phân loại chúng, bởi có những món đồ bạn có thể tự giặt, có những món bắt buộc phải đi giặt ngoài (rèm cửa, bạt cỡ lớn,…).
- Với những món đồ có kích thước vừa phải, bạn có thể tự giặt. Bạn có thể thực hiện theo các quy trình:
- Làm sạch các vết bẩn trên vải bằng một miếng bọt biển và nước sạch. Nhớ xoa bọt biển nhẹ nhàng và không động đến những vùng không bị bẩn.
- Ngâm vải bố với nước lạnh.
- Pha xà phòng giặt hơi loãng, khuấy tay cho xà phòng tan ra và cho vải bố vào ngâm tiếp trong 5 phút.
- Lấy ra khỏi chậu và giặt sạch dưới vòi nước lạnh
- Không vắt mà phơi những món đồ đã giặt lên mặt phẳng cứng, để khô tự nhiên, không sử dụng bàn là hoặc máy sấy.
- Với những vết bẩn cứng đầu, bạn có thể dùng thuốc tẩy nhưng nhớ tránh xa những loại thuốc có chứa CLO bởi nó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sợi vải..
- Với những món đồ không thể tự giặt, hãy mang ra các tiệm giặt là và yêu cầu họ giặt theo chế độ phù hợp với vải bố.
Kết luận
Trên đây là tất tần tật những thông tin cần biết về vải Canvas. Hi vọng với những chia sẻ trên, bạn có thể hiểu biết thêm về chất liệu này và có thể sử dụng chúng đúng cách.