DANH MỤC SẢN PHẨM

Kinh nghiệm mở cửa hàng điện nước thành công

Bạn đang có nhu cầu mở cửa hàng điện nước nhưng không có kinh nghiệm và không biết bắt đầu từ đâu? Vậy hãy cùng Halana tìm hiểu chi tiết về kinh nghiệm mở cửa hàng điện nước ở nội dung bên dưới nhé!

Kinh nghiệm mở cửa hàng điện nước

Kinh nghiệm mở cửa hàng điện nước

Kinh nghiệm mở cửa hàng điện nước thành công

Chuẩn bị những kiến thức chuyên ngành

Kinh nghiệm mở cửa hàng điện nước đầu tiên là bạn cần phải trang bị các kiến thức cơ bản về nguyên lý và cách thức hoạt động của những thiết bị điện và vật tư ngành nước mình sắp kinh doanh tại cửa hàng. Bạn có thể học cách sửa chữa, lắp đặt những lỗi cơ bản và hiểu rõ sản phẩm đó để có thể tư vấn cho khách hàng.

Bạn cũng nên biết khách hàng cần những sản phẩm nào, những sản phẩm này cần những phụ kiện gì đi kèm để tư vấn và lựa chọn phù hợp nhất cho khách hàng. 

Hơn nữa, bạn nên đặt ra các nguyên tắc bán hàng cho cửa hàng điện nước của mình để từ đó nâng cao thương hiệu và danh tiếng uy tín.

Các sản phẩm điện nước cơ bản

Các sản phẩm điện nước cơ bản

Xác định khoản vốn đầu tư và vận hành

Kinh nghiệm mở cửa hàng điện nước tiếp theo là vốn kinh doanh. Như các mô hình bán hàng kinh doanh khác, trên thực tế bạn cần phải xác định chính xác những khoản đầu tư cho cửa hàng càng chi tiết càng tốt để tối ưu chi phí, giảm thiểu tối đa những rủi ro và mang lại lợi nhuận sớm nhất cho cửa hàng.

Ví dụ: chi phí thuê mặt bằng cho cửa hàng, thông thường chủ nhà sẽ làm hợp đồng thuê 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm và bạn sẽ thanh toán trước một phần chi phí này trước khi bắt đầu mở cửa hàng.

Chi tiết các khoản vốn ở mục bên dưới nhé!

Chọn địa điểm mở cửa hàng phù hợp

Địa điểm vẫn luôn là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến sự thành công của tiệm điện nước hay bất kỳ cửa hàng kinh doanh nào. Chọn vị trí phù hợp, cửa hàng sẽ dễ dàng thu hút khách, tiếp thị và quảng cáo thương hiệu của mình đến nhiều đối tượng mua hàng khác nhau mà không cần phải tốn quá nhiều chi phí.

Để mở cửa hàng kinh doanh thiết bị điện nước, chủ đầu tư nên lựa chọn mặt bằng có diện tích từ 50m2 trở lên để đảm bảo đủ không gian trưng bày tất cả các mặt hàng.

Tìm nguồn hàng giá tốt, chất lượng cao

Tìm hiểu thông tin và nhập hàng từ các nguồn cung uy tín, hàng hóa chất lượng cao, giá cả phù hợp, cạnh tranh và lựa chọn các mặt hàng có lợi nhuận để có thể hoàn vốn nhanh nhất. Mục tiêu bán hàng đạt số lượng lớn thay vì lợi nhuận từng mặt hàng cao giúp bạn có được lượng khách hàng ổn định và trung thành.

Sử dụng các phần mềm quản lý cửa hàng điện nước

Sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng sẽ nâng cao tính hiệu quả trong quá trình kinh doanh tiệm điện nước. Khi dùng phần mềm quản lý này, bạn luôn nắm được tình hình bán hàng như các mặt hàng bán chạy, còn tồn kho bao nhiêu từ đó nắm bắt được thị hiếu của khách hàng để nhập đúng mặt hàng. Có ba giải pháp quản lý cửa hàng thông dụng:

  1. Quản lý bằng sổ sách theo cách truyền thống, nhưng ở thời điểm hiện tại bạn không nên sử dụng vì sẽ mất rất nhiều thời gian cập nhập, thống kê và tính toán. Trong quá trình cập nhập bạn có thể bị viết sai hoặc nhầm. Nghiêm trọng hơn là bị mất sổ.
  2. Quản lý bằng MS Excel: Đây cũng là phương pháp quản lý cửa hàng ddienj nước tốt, đặc biệt đối với những cửa hàng giới hạn về vốn, không thể sử dụng dịch vụ cung cấp phần mềm quản lý cửa hàng điện nước.
  3. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng: Nếu cửa hàng của bạn đang kinh doanh tốt và có chi phí để sử dụng dịch vụ cung cấp phần mềm thì đây chính là giải pháp tối ưu cho cửa hàng. Đa số các phần mềm hiện nay đều có các chức năng chính là quản lý sản phẩm, quản lý thu chi, tồn kho, máy tính tiền, máy quét mã vạch,…
Xem thêm: Các phần mềm quản lý cửa hàng điện nước hiệu quả, tiện lợi nhất


Phần mèm quản lý tiệm điện nước

Phần mềm quản lý bán hàng

Nắm bắt các xu hướng bán hàng và công nghệ hỗ trợ

Bạn có thể cập nhật xu hướng liên tục thông qua các kênh mạng xã hội (facebook, zalo, tik tok,..) báo chí, truyền hình để từ đó cửa hàng có thể nhập hàng kịp thời với nhu cầu của khách hàng. Một số sản phẩm chỉ theo xu hướng trong thời gian ngắn nên việc bắt kịp xu thế là một điều rất quan trọng nếu bạn muốn có lợi nhuận khi kinh doanh mặt hàng dễ bắt trend.

Mở cửa hàng điện nước cần bao nhiêu vốn?

Tính toán hợp lý các khoản chi phí làm một kinh nghiệm mở cửa hàng điện nước quan trọng, vậy mở cửa hàng điện nước cần khoảng bao nhiêu vốn? Chi phí đầu tư khi kinh doanh cửa hàng điện nước không phải là một con số, một khoản nhất định, nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố: mục tiêu kinh doanh, loại hàng hóa và số lượng hàng mà bạn sẽ bán…

Để có thể xác định một cách tương đối số vốn này thì ban đầu bạn cần xác định được hướng kinh doanh, phương án kinh doanh và đặc biệt là quy mô của cửa hàng. Để tính được vốn mở cửa hàng điện nước, bạn cần phải ước tính các chi phí cụ thể:

Chi phí thuê mặt bằng cho tiệm điện nước

Chi phí thuê mặt bằng sẽ khoảng 5 đến 15 triệu đồng/tháng hoặc hơn tùy từng vị trí, khu vực. Nếu bạn chọn một khu vực đông đúc, tiện lợi cho việc mua bán thì giá mặt bằng sẽ cao hơn và ngược lại. Nếu bạn đã có sẵn mặt bằng rồi thì chi phí này bạn có thể tiết kiệm được.

Chi phí nhân viên, nhân công

Chi phí trung bình của một nhân viên bán hàng hoặc giao hàng khoảng từ 8 – 20 triệu đồng, tùy từng khu vực. Nếu bạn kinh doanh với quy mô nhỏ, có thể tự làm các công việc này thì bạn cũng có thể tiết kiệm được khoảng chi này. Nếu là thợ điện nước, bạn có thể tự giao hàng, lắp đặt luôn cho khách thì bạn cũng sẽ giảm được khoảng chi phí này và có thể lấy uy tín để bán và bảo hành cho khách.

Chi phí nhập sản phẩm, hàng hóa

Chi phí nhập hàng hóa, sản phẩm sẽ khó ước tính hơn những khoản chi khác bởi nó phụ thuộc vào số lượng hàng bán và thương hiệu của sản phẩm muốn nhập thuộc nhóm hàng cao cấp hay bình dân. Chi phí để nhập một lượng hàng đủ để duy trì hoạt động kinh doanh thì bạn cần phải có ít nhất 100 triệu - 500 triệu đồng.

Xem thêm: Chi tiết chi phí nhập sản phẩm theo từng diện tích cửa hàng

Chi phí thiết kế, trang trí cửa hàng

Để thu hút được nhiều khách hàng thì tiệm điện nước cần có biển hiệu nổi bật, đèn chiếu sáng, quầy kệ trưng bày đẹp mắt. Chi phí cho những khoản này khoảng từ 20 - 40 triệu đồng. Bạn cũng có thể tiết kiệm được chi phí này nếu bạn lựa chọn được các đơn vị cung cấp phù hợp, có những chính sách hỗ trợ tốt về gói Marketing, thiết kế, thi công giá kệ miễn phí.

Kết luận

Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã tích lũy cho mình được phần nào về kinh nghiệm mở cửa hàng điện nước. Halana chúc bạn mở cửa hàng thành công. Truy cập website Halana thường xuyên để cập nhật nhiều kiến thức bổ ích nhé!

Thẻ:Tin Tức

Xem thêm bài viết