DANH MỤC SẢN PHẨM

Các khu nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam

Khu nông nghiệp công nghệ cao hiện nay đã không còn xa lạ ở Việt Nam. Cùng tìm Halana hiểu xem khu nông nghiệp công nghệ là gì với bài viết dưới đây.

Khu nông nghiệp Công nghệ cao là gì?

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn được gọi là khu nông nghiệp công nghệ cao. Khu nông nghiệp Công nghệ cao tập trung thực hiện các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ. Nhờ vậy, ta có thể ứng dụng những thành tựu khoa học vào lĩnh vực nông nghiệp. 

Thông thường, khi nông nghiệp công nghệ cao chỉ chuyên môn hóa nghiên cứu trong 1 lĩnh vực nhất định. Bên cạnh đó, tùy vào vị trí địa lý mà những sản phẩm nông nghiệp cũng đã được định đoạt sẵn. Chính vì vậy, khi thành lập khu nông nghiệp ta cần chú ý đến vị trí địa lý và điều kiện phát triển của nông sản. 

Khi nông nghiệp công nghệ cao không cần diện tích lớn nhưng lại đòi hỏi rất nhiều về trang thiết bị. Những trang thiết bị hiện đại nâng cao hiệu quả nghiên cứu và cho ra những nông sản chất lượng cao, đem lại hiệu quả kinh tế.

Hiện nay, khu nông nghiệp công nghệ đang rất được chú trọng vì nó góp phần không nhỏ trong sự phát triển của đất nước. Những cây trồng có sản lượng cao đem lại hiệu quả kinh tế không hề nhỏ. Chính vì vậy, các khu nông nghiệp công nghệ rất được hỗ trợ và có nhiều chính sách ưu đãi. 

Khu nông nghiệp công nghệ cao

Khu nông nghiệp công nghệ cao

Điều kiện thành lập khu nông nghiệp công nghệ cao

Điều kiện thành lập khu nông nghiệp công nghệ cao được quy định rất rõ như sau:

  1. Đầu tiên, khi nông nghiệp công nghệ cao cần phải phù hợp với kế hoạch phát triển. Khu nông nghiệp cần có quy mô, diện tích, điều kiện tự nhiên phù hợp với sản phẩm nông nghiệp nghiên cứu. Mỗi vùng tùy theo đặc điểm địa lý sẽ phù hợp trồng với những loại nông sản khác nhau. 
  2. Bên cạnh đó, địa điểm cũng cần cần thuận lợi để có thể liên kết với cơ sở nghiên cứu có trình độ cao. 
  3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phải đáp ứng được yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, đào tạo. Cơ sở hạ tầng ở khu nông nghiệp công nghệ đòi hỏi rất khắt khe với những trang thiết bị đắt đỏ.
  4. Khu nông nghiệp công nghệ cần có nhân lực và đội ngũ quản lý chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, cần có những người nghiên cứu có trình độ cao để tiến hành các hoạt động nghiên cứu. 
Xem thêm: Khu công nghiệp công nghệ cao là gì? Các khu CNC tại Việt Nam

Những thuận lợi và khó khăn

Hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ đảm bảo được tính đồng bộ trong các hoạt động. Bên cạnh đó, khu nông nghiệp sẽ kiểm soát được chất lượng nông sản, từ đó điều chỉnh được chi phí đầu tư tiện ích.

Ngoài ra, hiện nay các khu nông nghiệp công nghệ cao luôn được hỗ trợ cao cho hoạt động nghiên cứu và đào tạo. Nhà nước cũng vô cùng chú trọng để có thể nâng cao chất lượng nông sản Việt. Với 1 nước xuất khẩu nông sản như Việt Nam thì ngành này vẫn luôn được các cơ quan chức năng chú trọng. 

Bên cạnh đó, khu nông nghiệp công nghệ cao sẽ được hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước. Những chi phí như chi phí thuê đất, thuế xuất khẩu nông sản, hỗ trợ KH&CN, hỗ trợ lao động. 

Bên cạnh những thuận lợi như trên, việc hình thành và phát triển các khu nông nghiệp công nghệ gặp phải rất nhiều khó khăn. Những khó khăn có thể kể đến như vốn đầu tư cao, thu hồi vốn chậm. Chính vì vậy, các doanh nghiệp có nguồn vốn nhỏ rất khó để có thể tham gia. Hơn nữa, hình thức này không thích hợp với nuôi trồng nghiên cứu cây con cần khoảng cách lớn. 

Các khu nông nghiệp công nghiệp cao tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đã có 10 khu nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó, 2 khi nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang và Phú Yên đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt. Nước ra vẫn tiếp tục quy hoạch và xây dựng 8 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khác. Những khu nông nghiệp ấy gồm Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Lâm Đồng, TP.HCM, Bình Dương, Cần Thơ. 

Về quy hoạch những vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được quyết định như sau. Các vùng sản xuất cà phê sẽ tập trung tại Tây Nguyên, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Các vùng sản xuất chè sẽ tập trung tại Thái Nguyên và Lâm Đồng. Các vùng sản xuất thành long sẽ tập trung tại Bình Thuận.

Khu nông nghiệp công nghệ cao nhìn từ trên cao

Khu nông nghiệp công nghệ cao nhìn từ trên xuống

Tương tự, các vùng sản xuất rau sẽ được tập trung chủ yếu tại Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, Lâm Đồng. Các vùng sản xuất hoa sẽ tập trung tại Lào Cai, Hà Nội và Tp.HCM. Bên cạnh đó, các vùng sản xuất cây ăn quả sẽ tập trung chủ yếu tại Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Khu nông nghiệp công nghệ cao Củ Chi sản xuất chủ yếu các loại hoa.

Vườn hoa tại khu nông nghiệp công nghệ cao Củ Chi

Vườn hoa tại khu nông nghiệp công nghệ cao Củ Chi

Ngoài ra, những vùng chăn nuôi bò sẽ được tập trung tại Sơn La, Hà Nội, Nghệ An và Lâm Đồng. Các vùng chăn nuôi lợn ngoại sẽ tập trung tại đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Còn lại, các vùng chăn nuôi gia cầm sẽ được tập trung tại đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ.

Các vùng sản xuất tôm nước mặn, nước lợ sẽ do khu vực Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. 

Xem thêm: Khu công nghiệp VSIP là gì? Hệ thống KCN VSIP tại Viêt Nam


Thẻ:Tin Tức

Xem thêm bài viết