Trong khoảng thời gian gần đây chắc hẳn bạn đã từng nghe qua về loại bụi mịn PM2.5 trong không khí ô nhiễm. Loại bụi mịn này có những tác hại rất xấu đối với sức khỏe con người. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản cũng như là các tác hại của loại bụi mịn này gây ra cho con người.
Bụi mịn PM2.5
Thế Nào Là Không Khí Bị Ô Nhiễm?
Tình trạng không khí bị ô nhiễm có thể được hiểu là sự thay đổi các tính chất tự nhiên trong không khí trong nhà hoặc ngoài trời bởi một hay nhiều các tác nhân hóa học, lý học cũng như là sinh học. Hiện tượng này sẽ dẫn đến việc môi trường không khí sẽ không còn giữ được bản chất tinh khiết vốn có mà sẽ bị ô nhiễm dần và về lâu dài sẽ gây những ảnh hưởng xấu đến cho con người cũng như là các loài sinh vật khác trên trái đất.
Khái Niệm Về Bụi Mịn PM2.5
Bụi mịn PM2.5 là một loại bụi trong không khí có đường kính rất nhỏ, nhỏ hơn 2.5 μm. Nguồn gốc của các loại bụi mịn này chủ yếu đến từ các loại khí thải giao thông, nhất là cái loại xe có động cơ được chạy bằng dầu diesel. Ngoài ra, các loại bụi mịn này có thể đến từ khí tải của các nhà máy công nghiệp, nhà máy điện, công trường xây dựng, hoặc là khí thải đến từ các quá trình đốt rác, đốt gỗ, phấn hoa, các loại chất thải côn trùng,…
Khái niệm về bụi mịn PM2.5
Bụi mịn được biết đến như là một loại hỗn hợp các chất dạng rắn hoặc cũng có thể là dạng lỏng bay trôi nổi trong không khí. Nếu bạn chưa biết thì các loại hợp chất có sẵn trong bụi còn được biết đến với một tên gọi chung là Particulate Matter – ký hiệu PM. Trong số các loại bụi mịn này, các loại hạt bụi có kích thước siêu vi (μm) được biết đến phổ biến nhất như:
- PM10: Đây là loại bụi mịn có phần kích thước đường kính từ 2.5 đến 10 μm (μm là viết tắt của đơn vị micromet, tương đương với kích thước của một phần triệu mét).
- PM2.5: Đây là loại bụi mịn có phần kích thước đường kính nhỏ hơn 2.5 μm.
- PM1.0: Đây được xem là loại bụi siêu mịn với kích thước 1 μm.
- Bụi nano PM0.1: Đây là loại bụi siêu mịn với kích thước dưới 0.1 μm.
Thông tin thêm cho bạn đọc đó chính là ngoài các loại khí thải độc hại trong không khí như SO2, NO2, CO,… thì các loại bụi mịn và bụi siêu mịn được các giới chuyên gia trên thế giới đánh giá là một trong những tác nhân hàng đầu trong thời điểm hiện tại dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí. Theo một số thống kê đến từ các trang nguồn uy tín thì vào thời điểm những tháng cuối năm 2019, tỷ lệ bụi mịn PM 2.5 trong không khí đã vượt ngưỡng an toàn cho phép gấp nhiều lần.
Xem thêm: Những điều bạn cần biết về hiệu suất lọc khuẩn BFE của khẩu trang
Bụi Mịn PM2.5 Có Tác Hại Như Thế Nào Đối Với Sức Khỏe Con Người?
Theo các khuyến cáo đến từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì các loại bụi siêu mịn PM2.5 có thể gây ra vô vàn tác hại nguy hiểm đến tình trạng sức của của con người. Trong đó, bụi mịn PM2.5 sẽ xâm nhập vào tế bào của cơ thể con người theo đường máu và sau đó loại bụi này sẽ phá hủy tất cả cơ chế miễn dịch của cơ thể. Điều này về lâu dài sẽ dẫn đến những tình trạng bệnh cấp tính và nặng hơn có thể dẫn đến những tổn thương đến mức vĩnh viễn với các cơ quan nội tạng quan trọng của cơ thể con người như phổi, tim, hay não,…
Tác hại của bụi mịn PM2.5
Ngoài ra, loại bụi mịn PM2.5 còn có tác hại làm phá hủy các cơ chế tự sản sinh các tế bào tự thực của cơ thể người và gây ra các độc tính. Nếu bạn chưa biết thì các tế bào tự thực chính là các tế bào được sản sinh ra trong tình trạng cơ thể con người xuất hiện những loại protein xấu hoặc khi cơ thể của con người đang trong trạng thái đói thì các tế bào tự thực này sẽ tiêu hóa các protein gây hại này và hỗ trợ chuyển hóa chúng sản sinh thành các dạng năng lượng.
Bởi vì lí do rằng bụi mịn PM2.5 là loại hạt bụi có kích thước đường kính rất nhỏ nên các loại hạt bụi này có thể dễ dàng hấp thụ các loại chất độc hại khác trong không khí và điều này khiến cho bụi mịn PM2.5 có tác hại nhiều hơn rất nhiều so với loại bụi mịn PM10. Trong suốt quá trình hấp thụ đó thì các loại kim loại được loại bụi mịn PM2.5 hấp thụ bao gồm Cr, Cd, Ni, As và cũng như là chất aldehyde có tác hại gây cản trở cho quá trình cơ chế sửa lỗi của DNA dẫn đến bệnh ung thư phổi.
Hơn nữa, khi loại bụi mịn PM2.5 kết hợp với các loại khí độc như SO2, NO2, CO và xâm nhập vào cơ thể con người sẽ gây tác hại cản trở hemoglobin kết hợp với khí oxi và điều này sẽ khiến cho các tế bào gặp phải tình trạng bị thiếu oxi. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều bệnh về đường hô hấp, suy giảm các chức năng của phổi, cũng như là làm nặng thêm tình trạng của các loại bệnh hen và bệnh tim.
Các Cách Để Bảo Vệ Sức Khỏe Trước Các Tác Hại Của Bụi Mịn PM2.5
Sử Dụng Các Loại Sản Phẩm Máy Lọc Không Khí Trong Nhà
Trên thị trường hiện nay tồn tại rất nhiều loại máy lọc không khí với chức năng giúp lọc sạch các loại vi khuẩn nấm mốc, các tác nhân gây ra hiện tượng dị ứng,… Bên cạnh đó, các loại sản phẩm thiết bị lọc không khí này còn có chức năng lọc được các loại bụi siêu mịn PM2.5 và PM10.
Ngoài ra, hiện nay trên thị trường còn có những sản phẩm máy lọc không khí thông minh đến từ thương hiệu Xiaomi có chức năng có thể đo được chất lượng của không khi sau khi lọc. Chức năng này có thể giúp cho người sử dụng an tâm hơn trong suốt quá trình sử dụng các loại sản phẩm máy lọc không khí.
Sử Dụng Các Loại Sản Phẩm Khẩu Trang Chuyên Dụng Khi Ra Ngoài
Các loại sản phẩm khẩu trang được đánh giá là một loại vật bất li thân của mọi người dân trong thời điểm không khí bị ô nhiễm vô cùng nặng nề như hiện nay. Mặc dù là như vậy nhưng bạn cần lưu ý rằng các loại khẩu trang thông thường sẽ không lọc được các loại bụi siêu mịn như PM2.5.
Sử dụng các loại khẩu trang chuyên dụng khi ra ngoài
Đối với các loại bụi siêu mịn này thì bạn cần sử dụng các loại khẩu trang chuyên dụng bởi vì những loại khẩu trang đặc biệt này mới được trang bị tính năng lọc các hạt bụi siêu mịn. Tuy nhiên, để đạt được hiệu suất lọc bụi mịn tốt nhất thì chúng tôi khuyên bạn nên chọn mua những loại sản phẩm khẩu trang N95 hay N99.
Kết luận
Trên đây là bài viết về bụi mịn PM2.5. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích thì đừng quên theo dõi Halana để biết thêm nhiều thông tin chi tiết. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Xem thêm: Sự khác biệt giữa khẩu trang N95 và khẩu trang N99