Bạn đang có nhu cầu mua những chiếc giày, ủng bảo hộ lao động và khi tìm kiếm trên các website thì đôi lúc sẽ thấy thông tin “giày bảo hộ đạt tiêu chuẩn TCVN 5588:1991”. Nội dung bài viết sẽ mang lại cho bạn một số thông tin căn bản về tiêu chuẩn này.

Đây là nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam về Ủng cách điện do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5588 – 1991

ỦNG CÁCH ĐIỆN

Lời nói đầu

TCVN 5588-1991 do Viện năng lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị và được Ủy ban khoa học Nhà nước ban hành theo quyết định số: 833/QĐ ngày 12 tháng 12 năm 1991.
ỦNG CÁCH ĐIỆN
Dielectric foot — wear
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại ủng cách điện dùng làm phương tiện bảo vệ bổ sung nhằm tăng cường khả năng an toàn điện cho người trong thử nghiệm, vận hành thiết bị điện.

1. QUY CÁCH

1.1. Ủng cách điện được chế tạo theo hai cấp điện áp sử dụng:

  • Đến 1000V.
  • Trên 1000V.
1.2. Ủng được chế tạo với kích cỡ sau:
Ủng nam: 247, 255, 262, 270, 277, 285, 292.
Ủng nữ: 225, 232, 240, 247, 255, 262, 270.
1.3. Kiểu và kích thước cơ bản cần phần hợp với các quy định trong bảng 1, hình 1 và hình 2.
Bảng 1
Kích thước, mm
Ủng nam Ủng nữ
Kích thước Độ rộng không nhỏ hơn Chiều cao H không nhỏ hơn Kích thước Độ rộng không nhỏ hơn Chiều cao H không nhỏ hơn
L A B L A B
247 171 200 360 225 153 188 320
255 174 203 368 232 156 191 325
262 177 206 375 240 159 194 330
270 180 209 383 247 162 197 335
277 183 212 390 255 165 200 340
285 186 215 398 262 168 203 345
292 189 218 405 270 171 206 350

Chú thích

l1 = 16% L l2 = 41% L l3 = 20% L
Ủng nam: h1 = 42% H h2 = 20% H h3 = 24% H
Ủng nữ: h1 = 39% H h2 = 18% H h3 = 22% H
1.4. Chiều dày của ủng tại các vị trí đo tương ứng trên hình 1 và hình 2 không nhỏ hơn trị số quy định trong bảng 2.
Bảng 2
mm
Vị trí trên ủng Ủng cao su Ủng PVC
Nam Nữ
1 2,5 2,5 3,0
2 2,0 2,0 2,5
3 3,5 3,5 3,4
4 1,3 1,3 1,8
5 8,0 6,0 8,0
6 22,0 17,0 22,0

1.5. Cho phép chế tạo ủng với kiểu và kích thước khác trừ chiều dầy của ủng tại:

  • Mũi ủng (vị trí 1).
  • Đế ủng (vị trí 5 và 6).

2. YÊU CẦU KỸ THUẬT

2.1. Ủng phải được chế tạo để sử dụng bình thường trong điều kiện khí hậu của môi trường theo TCVN 1443-73:

  • Nhiệt độ đến 40o C.
  • Độ ẩm tương đối đến 98% ở nhiệt độ 25o C.
  • Độ cao so với mặt biển không lớn hơn 1000m.
2.2. Ủng cần được chế tạo vào màu xám sáng hoặc nâu nhạt. Từng đôi phải đồng nhất về màu sắc.
2.3. Các chỉ tiêu cơ lý của ủng phải phù hợp với bảng 3.
Bảng 3
Chỉ tiêu cơ lý Cao su PVC
Phần trên Phần đế Phần trên Phần đế
Độ bền kéo đứt, kg/cm2 không nhỏ hơn 70 60 60 65
Độ dần dài tương đôi khi kéo đứt, % không nhỏ hơn 500 400 350 250
2.4. Độ bền điện phải phù hợp với quy định ở bảng 4.
Bảng 4
Loại ủng với cấp điện áp sử dụng Điện áp thử V, tần số công nghiệp trong thời gian một phút Dòng điện dò, mA, ở điện áp thử, không lớn hơn
Đến 1000V 5000 9
Trên 1000V 20000 9
2.5. Ủng không được thấm nước trong quá trình sử dụng.
2.6. Ủng phải chịu được thử nghiệm lão hóa trong 168h ở nhiệt độ 70oC. Sau khi thử các chỉ tiêu cơ lý không kém hơn 75% so với quy định ở bảng 3.

3. PHƯƠNG PHÁP THỬ

3.1. Kiểm tra đồng bộ phải, trái, màu sắc cho mỗi đôi bằng cách xem xét.
3.2. Đo các kích thước cơ bản bằng dụng cụ đo với độ chính xác đến 1 mm.
3.3. Kiểm tra khả năng không thấm nước bằng cách bơm không khí vào ủng với áp lực 0,5kPa/cm2 và dìm vào bể nước. Trong thời gian 10s mặt ủng không được sủi bọt.
3.4. Đo chiều dầy của ủng bằng dụng cụ đo có đường kính vết đo 10mm, dưới áp lực 100G và sai số cho phép không quá 0,1mm. Kết quả đo chiều dầy là giá trị trung bình của 3 số đo đối với mỗi điểm đo.
3.5. Các chỉ tiêu cơ lý được xác định theo TCVN 1592-87 và TCVN 1593-87.
3.6. Độ bền cách điện được xác định theo TCVN 2329-78 và TCVN 2330-78. Phần điện cực đo được thực hiện như sau: ủng được dìm vào bể nước. Nước được rót vào trong ủng sao cho phần ủng khô, tính từ mép ủng là 5cm. Mực nước trong ủng và ngoài ủng phải bằng nhau. Điện cực được đặt hẳn vào phần nước trong ủng nối tiếp với đồng hồ mili-ampemét và mắc vào một cực của máy biến áp. Cực kia của máy biến áp đặt vào phần nước bên ngoài ủng và nối đất.
Các ủng không đạt yêu cầu cách điện phải được loại bỏ.
3.7. Trường hợp kết quả thử không đạt yêu cầu theo một chỉ tiêu bất kỳ (trừ chỉ tiêu cách điện) thì cho phép tiến hành thử lần thứ 2, với số mẫu gấp 2 lần. Kết quả thử này được coi là lần cuối cùng.
3.8. Thử lão hóa theo TCVN 5586 : 1991 (Số hiệu của tiêu chuẩn găng cách điện).

4. GHI NHÃN, BAO GÓI VÀ BẢO QUẢN

4.1. Trên mỗi ủng, mặt ngoài, cách mép trên của ủng 50mm. Nhà chế tạo đóng dấu mực trứng không phai hoặc dấu nối ghi rõ:
a) Tên và ký hiệu của sản phẩm;
b) Cơ sở chế tạo;
c) Cấp điện áp sử dụng;
d) Tháng, năm xuất xưởng.
4.2. Trước khi đóng gói, ủng phải được sấy khô trong môi trường nhiệt độ 60oC, trong thời gian 1h.
4.3. Ủng phải được đóng gói thành đôi, đồng mẫu, cùng cỡ trong hộp giấy. Trọng lượng mỗi hòm đóng gói không quá 50kG.
4.4. Mỗi hòm được gắn phiếu ghi rõ:
a) Tên và ký hiệu sản phẩm;
b) Cơ sở chế tạo;
c) Điện áp sử dụng;
d) Số đôi, cỡ số;
đ) Tháng, năm, xuất xưởng;
e) Ký hiệu tiêu chuẩn.
4.5. Ủng cần được bảo quản trong môi trường khô ráo, thoáng mát, cách xa vật phát nhiệt không có ảnh hưởng của dung môi có hại như xăng, dầu, axit v.v….
Share.
Leave A Reply

Exit mobile version