Trong quá trình tìm hiểu và chọn mua các loại sản phẩm trên các website thì chắc hẳn bạn đã ít nhất một lần bắt gặp thông tin “sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO 9001”. Tuy nhiên thì không phải ai cũng hiểu về ý nghĩa của tiêu chuẩn này. Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về tiêu chuẩn này.
Khái Niệm Về ISO
ISO được biết đến là một cách viết tắt của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for Standardization). Tổ chức này là một cơ quan thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế cũng như đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới. Ngoài ra, tổ chức này bao gồm các đại diện đến từ các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia khác nhau.
Tổ chức ISO được chính thức thành lập vào ngày 23/02/1947 tại trụ sở đầu tiên ở Geneva, Thụy Sĩ và hoạt động trên phạm vị lên đến 162 quốc gia khác nhau. Vào thời điểm đó thì tổ chức này được xem là tổ chức đầu tiên được cấp phép tư vấn chung cùng với Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Ủy ban Liên hợp quốc.
Tổng quan về ISO
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO còn được biết đến như là một loại hình tổ chức độc lập phi chính phủ và các thành viên trực thuộc tổ chức này là các tổ chức tiêu chuẩn đến từ 162 quốc gia thành viên. Bên cạnh đó, tổ chức này còn được xem là một nhà phát triển có quy mô lớn nhất trên thế giới trong lĩnh vực về các tiêu chuẩn hóa quốc tế tự nguyện và tổ chức này cũng đóng vai trò tạo ra những điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển của thương mại thế giới qua việc cung cấp các tiêu chuẩn chung giữa các quốc gia.
Các tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên mục đích tạo ra các loại sản phẩm và dịch vụ mang tính an toàn, đáng tin cậy nhưng cũng không kém phần chất lượng. Các loại tiêu chuẩn mà tổ chức ISO đưa ra nhằm mục đích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tăng tối đa năng suất trong khi có thể giảm thiểu đến mức tối đa những sai sót cũng như là lãng phí. Những loại tiêu chuẩn này cho phép so sánh các loại sản phẩm đến từ những thị trường khác nhau và qua đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể hội nhập vào nhiều loại thị trường khác nhau, đồng thời qua đó có thể hỗ trợ sự quá trình phát triển của thương mại toàn cầu dựa trên cơ sở công bằng.
Ngoài ra, các loại tiêu chuẩn chứng nhận hệ thống còn có chức năng bảo vệ người tiêu dùng cuối của các loại sản phẩm và dịch vụ nhằm mục đích đảm bảo việc các sản phẩm được cấp chứng nhận tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu được thiết lập quốc tế.
Xem thêm: Tác hại khôn lường của bụi mịn PM2.5
Các Dạng Thành Viên Của ISO
Tổ chức ISO bao gồm 162 quốc gia thành viên và được chia thành 3 nhóm:
- Hội viên: Đây không chỉ được xem là cơ quan tiêu chuẩn đại diện ở mỗi quốc gia mà còn là những thành viên duy nhất của tổ chức ISO có quyền biểu quyết.
- Thành viên thường trực: Đây được xem là những quốc gia không có tổ chức tiêu chuẩn của riêng họ. Các thành viên trong nhóm này được thông báo về các công việc của tổ chức ISO nhưng không có quyền tham gia vào việc ban hành các loại tiêu chuẩn.
- Thành viên đăng ký: Đây được xem là những quốc gia có nền kinh tế nhỏ. Những quốc gia này cần trả lệ phí thành viên và có thể theo dõi sự phát triển của các quốc gia thành viên khác.
Tổng Quan Về Tiêu Chuẩn ISO 9001
Khái Niệm Về Tiêu Chuẩn ISO 9001
Tiêu chuẩn ISO 9001 là loại tiêu chuẩn được biết đến như là một loại tiêu chuẩn quốc tế được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong số các loại tiêu chuẩn vè hệ thống quản lý ISO. Bên cạnh đó, đây chính là loại tiêu chuẩn được các doanh nghiệp, tổ chức áp dụng cho hệ thống quản lý chất lượng (QMS) của mình.
Nội dung của tiêu chuẩn ISO 9001 bao gồm những nguyên tắc, yêu cầu cơ bản tập trung vào các vấn đề nâng cao hiệu suất hoạt động của các quá trình trong hệ thống của các doanh nghiệp, tổ chức nhằm mục đích đạt được những mục tiêu mà các doanh nghiệp, tổ chức đó đã đề ra. Những mục tiêu đang được nhắc đến có thể là đáp ứng, thõa mãn được các yêu cầu cũng như là mong đợi của khách hàng và các bên liên quan khác.
Điều này được xem như là chìa khóa để các doanh nghiệp, tổ chức có thể tồn tại và phát triển một cách thành công trong thực trạng bối cảnh nền kinh tế thị trường đang có những cạnh tranh vô cùng khốc liệt.
Tiêu chuẩn ISO 9001
Các Phiên Bản Của Tiêu Chuẩn ISO 9001
Từ khi được chính thức ra đời vào năm 1987 đến nay thì tiêu chuẩn ISO 9001 đã trải qua tổng cộng năm phiên bản: ISO 9001 : 1987, ISO 9001 : 1994, ISO 9001 : 2000, ISO 9001 : 2008 và ISO 9001 : 2015 là phiên bản hiện hành mới nhất nhằm mục đích thay thế các phiên bản cũ trước đó chính thức hết hiệu lực.
- ISO 9001 : 1987 (Quản lý chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kĩ thuật).
- ISO 9001 : 1994 (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001 : 1996 Quản lý chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kĩ thuật).
- ISO 9001 : 2000 (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001 : 2000 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu).
- ISO 9001 : 2008 (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001 : 2008 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu).
- ISO 9001 : 2015 (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001 : 2015 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu). Đây là phiên bản hiện hành mới nhất nhằm mục đích thay thế cho phiên bản ISO 9001 : 2008 đã hết hạn vào tháng 9/2008.
Điểm cải tiến của tiêu chuẩn ISO 9001 : 2015 so với các phiên bản cũ trước đó chính là ở việc tiếp cận tư duy dựa trên các rủi ro. Với cách tư duy mới này thì các tổ chức, doanh nghiệp có thể xác định được các yếu tố có khả năng là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề khiến cho các quá trình và hệ thống quản lý của các tổ chức, doanh nghiệp đó đi chệch khỏi các kết quả đã được hoạch định trước đó. Qua đó thì các tổ chức, doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp kiểm soát cũng như là phòng ngừa nhằm mục đích hạn chế sự tác động tiêu cực và tận dụng đến mức tối đa những cơ hội khi nó xuất hiện. Tiêu chuẩn ISO 9001 : 2015 áp dụng quy trình “Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động” nhằm mục đích điều chỉnh chất lượng các loại hàng hóa, dịch vụ một cách phù hợp.
Bên cạnh đó, tiêu chuẩn ISO 9001 : 2015 còn có những sự thay đổi trong các nguyên tắc quản lý chất lượng:
- Sự lãnh đạo.
- Sự tham gia của mọi người.
- Tiếp cận theo quá trình.
- Cải tiến.
- Quyết định dựa trên các bằng chứng có sẵn.
- Quản lý mối quan hệ.
Kết luận
Trên đây là bài viết về tiêu chuẩn ISO 9001. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích thì đừng quên theo dõi Halana để biết thêm nhiều thông tin chi tiết. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Xem thêm: Vải PET và vải PP khác nhau như thế nào?