Việt Nam có tốc độ phát triển nền kinh tế số nhanh nhất châu Á. Người Việt Nam đang ngày càng cởi mở hơn với công nghệ và việc mua sắm trực tuyến đã trở thành một thói quen hằng ngày trong cuộc sống người tiêu dùng.
$364 là mức chi tiêu vào nền kinh tế số ở các siêu đô thị (Hà Nội và TP. HCM) trong năm 2019 (tính theo đầu người), $79 ở những vùng còn lại.Nguồn: Hanoi Times, 03.2020; The Price of Mobile Internet 2019 Asia, HowMuch.net; e-Conomy SEA 2019.
Lý do người mua chọn mua hàng online
Đối với người khách hàng ở :
- Các siêu đô thị, lý do chính họ chọn mua hàng online là vì sự tiện lợi và giá trị
- Các vùng nằm ngoài siêu thị thì nhu cầu tiếp cận với sản phẩm và dịch vụ chính là lý do chính họ chọn mua hàng online
Bên cạnh đó, nền kinh tế số cung cấp cho người mua nhiều sự lựa chọn và dễ đàng tìm kiếm sản phẩm hơn.
Với sự phát triển của công nghệ, việc tham gia vào nền kinh tế số không còn là dịch vụ cộng thêm, mà là xu hướng bắt buộc. Những công ty không kịp và không đủ tiềm lực bước chân vào nền kinh tế số sẽ nhanh chóng bị tụt lại phía sau trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt và tiêu chuẩn khách hàng ngày càng cao. Trong khi đó, những doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt cơ hội và hiểu rõ tình hình phát triển của nền kinh tế số sẽ có cơ hội phát triển nhanh chóng.
Đây là thời đại của dữ liệu và công nghệ khi mà những yếu tố này đã và đang được sử dụng ngày càng nhiều từ các ông lớn cho đến các doanh nghiệp khởi nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm và các kênh bán hàng.
Mua hàng online
Khách hàng cần gì từ nền kinh tế số?
Trong bối cảnh nền kinh tế số phát triển như hiện nay, khách hàng có yêu cầu ngày càng cao, đây là khó khăn cho các doanh nghiệp để thoả mãn nhu cầu khách hàng, nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp cải tiến, đổi mới, đem đến những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, tăng khả năng cạnh tranh của mình. Việc có nhiều điểm tiếp xúc, kênh thông tin và lựa chọn hơn đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẽ dạo xem và mua bất kỳ sản phẩm nào. Các công cụ trực tuyến sẵn có đóng vai trò như một kênh tham khảo, tạo cảm hứng và thúc đẩy quyết định mua hàng của khách hàng.
Điều ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng không chỉ có chất lượng sản phẩm mà trải nghiệm mua hàng cũng đóng vai trò rất quan trọng. Hai doanh nghiệp có chất lượng sản phẩm và giá cả tương đương, nhưng một doanh nghiệp nhiệt tình hỗ trợ khách hàng khi cần, có giao diện mua sắm dễ hiểu và tiện lợi chắc chắn sẽ nắm ưu thế. Khi mà con người không còn thiếu thốn như trước đây, cái họ cần là niềm vui và sự thuận tiện khi mua hàng.
Xem thêm: Bức tranh ngành dệt may quý 3
Số liệu thực tế nền kinh tế số Việt Nam
Theo báo cáo của Vietnam’s Search for Tomorrow của Google: 83% người Việt dành thời gian lên mạng để nghiên cứu sản phẩm trước khi mua. Do vậy, việc hiện diện online là rất cần thiết, bởi nếu người mua nhìn thấy thương hiệu của công ty bạn ở nhiều kênh, điều này sẽ gia tăng sự tin tưởng và gợi nhớ cho khách hàng.
Cũng theo báo cáo này, các lý do chủ yếu khách hàng chọn mua sản phẩm offline và online như sau:
- Lý do chủ yếu mua hàng offline: cần mua ngay, muốn nhìn/chạm/thử sản phẩm, mua ở cửa hàng có giá/ưu đãi/khuyến mãi tốt hơn, không tin tưởng sản phẩm trên mạng.
- Lý do chủ yếu khi mua hàng online: giao hàng miễn phí, thông tin chi tiết về sản phẩm, quy trình mua hàng giản tiện hơn ở cửa hàng, giá cả/ưu đãi/khuyến mãi.
Biết được những lý do này, doanh nghiệp có thể phát triển điểm mạnh của doanh nghiệp mình, cũng như tìm cách đổi mới, đưa ra giải pháp cho những vấn đề khách hàng mong đợi mà nền kinh tế số hiện tại chưa giải quyết được.
Số liệu tiếp theo đây sẽ càng củng cố thêm tầm quan trọng của việc hiện diện trên nền kinh tế số của các doanh nghiệp. Có tới 90% người tiêu dùng bị thôi thúc mua sắm tại điểm tiếp xúc online, 32% tại cửa hàng, và chỉ 28% bị thôi thúc mua hàng qua kênh truyền thông cũ.
Nền kinh tế số
Người mua sắm hiện nay rất thông minh và có cơ hội tiếp cận với nhiều luồng thông tin. Họ lên mạng ngày càng nhiều để nghiên cứu, mua sắm và nắm bắt các xu hướng mới nhất. Đối với nhà tiếp thị, việc hiểu rõ cách thu hút khách hàng mục tiêu chưa bao giờ nan giải như hiện nay. Cách duy nhất để các thương hiệu tạo nên dấu ấn là có mặt hỗ trợ ở mỗi bước đi trên hành trình mua sắm của khách hàng.
Với các thương hiệu, điều quan trọng là phải trở nên dễ nhận biết, hữu ích và tiếp cận được người tiêu dùng. Các nhà tiếp thị cũng phải tìm ra nhiều cách đổi mới và hiệu quả để thu hút và giữ chân khách hàng.
Thách thức nào cho các doanh nghiệp trước sự phát triển cảu nền kinh tế số
Hiện tại, đã có nhiều doanh nghiệp trong ngành sản xuất, chế tạo, và nông nghiệp áp dụng công nghệ thông tin trong sản xuất. Nhưng việc ứng dụng này chủ yếu xoay quanh hoạt động quản lý kinh doanh hằng ngày và liên lạc với nhà cung ứng, khách hàng thông qua thư điện tử, trang web.
Chưa nhiều doanh nghiệp có kế hoạch cụ thể và phân bổ kinh phí cho việc ứng dụng công nghệ số, nhất là đẩy mạnh thương mại điện tử. Thiếu vốn và thiếu thông tin là rào cản chính đối với tiến trình số hoá của các doanh nghiệp ở ngành này. Cộng với lợi ích kinh tế chưa rõ ràng và tác động không chắc chắn của việc áp dụng công nghệ cũng như chi phí đầu tư quá cao là thách thức lớn nhất đối với việc số hoá ở Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Vậy giải pháp cho các doanh nghiệp này là gì? Tham gia vào một nền tảng thương mại điện tử kết nối nhà cung cấp và khách hàng doanh nghiệp như Halana là một cách đưa doanh nghiệp hiện diện trên Internet không rủi ro và tốn kém.