DANH MỤC SẢN PHẨM

Tổng quan nền kinh tế số Việt Nam 2020

Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế số phát triển nhanh nhất châu Á, với tổng số người dùng Internet năm 2020 là 68 triệu người. Con số này được dự báo tăng lên 75.7 triệu người vào năm 2023. Điều đặc biệt là tới 90% lượng truy cập Internet đến từ thiết bị di động.

Tiền đề phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam

Phát triển nền kinh tế số là một trong những cách phát triển để Việt Nam thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển trên thế giới. Việt Nam có những lợi thế nhất định trong việc thúc đẩy nền kinh tế số, điển hình là việc dẫn đầu trong:

  1. Mạng lưới 5G: Việt Nam tự hào là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa mạng 5G vào áp dụng thử nghiệm.
  2. Giá cước dịch vụ Internet phải chăng với tốc độ ổn định: Kể từ khi Internet ra đời, Việt Nam đã nhanh chóng cập nhật công nghệ này. Ngày nay, việc có hệ thống wifi là điều hiển nhiên ở các văn phòng làm việc, quán ăn, quán cà phê, cho tới các hộ gia đình, phần lớn là việc giá cả cho dịch vụ internet khá phải chăng so với tổng quan các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, đường truyền tốc độ cao và ổn định khiến Internet trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống người dân Việt Nam ở mọi lứa tuổi.
  3. Độ tuổi trung bình của người dân Việt Nam khá trẻ – 30.4 tuổi – nhờ đó người dân khá cởi mở với ứng dụng và công nghệ mới.
  4. Cơ sở hạ tầng: Ngoài ra, nhà nước cũng tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng và khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số, là tiền đề cho việc phát triển vượt bậc nền kinh tế số Việt Nam.
  5. Sở hữu điện thoại thông minh: việc sở hữu điện thoại thông minh với khả năng truy cập Internet cùng nhiều ứng dụng mua sắm, giải trí, liên lạc đã trở thành một điều bình thường đối với đại đa số người dân Việt Nam.

Không những thế, nhờ việc ngành Công nghệ thông tin (CNTT) phát triển mạnh mang lại tổng doanh thu năm 2018 là 98.9 tỷ đô la Mỹ cũng là tiền đề cho bùng nổ kinh tế số tại Việt Nam.

Mạng 5G sẽ thay thế 50% kết nối 4G vào năm 2030

Mạng lưới 5G

Xem thêm: Tương lai cho ngành công nghiệp điện lực tại Việt Nam

Hiện trạng phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam

Thương mại điện tử là một trong những phân khúc tăng trưởng nhanh nhất trong nền kinh tế số của Việt Nam. Thị trường thương mại điện tử của Việt Nam tăng 35% mỗi năm, nhanh hơn gấp 2.5 lần so với Nhật Bản (Theo Cục thương mại điện tử và Công nghệ thông tin).

Hiện nay, người dân Việt Nam sử dụng Internet với mục đích chính là giao tiếp với gia đình, bạn bè, giải trí, học hỏi kiến thức và mua sắm hàng hoá. Việc mua sắm trực tuyến đã trở nên phổ biến hơn khi mà lòng tin của người dùng vào các dịch vụ số được cải thiện. Điều này một phần là nhờ có sự ra đời của các trang thương mại điện tử lớn, có uy tín, đóng vai trò như một trung gian đảm bảo lợi ích của cả người mua và người bán. Bên cạnh đó, các trang này còn thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng, đồng thời hỗ trợ bên bán việc chăm sóc khách hàng. Các dịch vụ hậu cần thương mại điện tử, từng được coi là lĩnh vực khó để phát triển với nhiều thách thức, giờ đây chính là cơ hội kinh doanh cho cả công ty khởi nghiệp lẫn các công ty lớn đã có tên tuổi. Các loại ví điện tử ra đời cũng như việc các ngân hàng tập trung xây dựng các ứng dụng cho phép chuyển tiền, thanh toán online nhanh chóng góp phần kích thích người tiêu dùng thanh toán trực tuyến trong các giao dịch mua sắm.

Chiến lược phát triển nền kinh tế số Việt Nam - Nhịp sống kinh tế Việt Nam  & Thế giới

Hiện trạng phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam

Khi mà thông tin, đánh giá về sản phẩm xuất hiện ngày càng nhiều trên các trang tìm kiếm và mạng xã hội, mọi người có xu hướng tìm hiểu trực tuyến trước khi quyết định mua một sản phẩm và dịch vụ, tương tự như việc người ta phải đi dạo khắp các cửa hàng để tận mắt chứng kiến sản phẩm và đặt câu hỏi cho người bán trước đây.

Đặc biệt, đại dịch Covid-19 là nhân tố góp phần đẩy mạnh sự phát triển của kinh tế số. Với lệnh giãn cách xã hội cùng lo ngại về nguy cơ lây lan dịch bệnh, người dân Việt Nam ngần ngại khi ra ngoài. Hành vi tiêu dùng này đã đi theo người dân ngay cả khi tình hình dịch bệnh tiến triển tốt hơn, bởi họ đã nhận ra được sự thuận tiện và nhanh chóng của thương mại điện tử.

Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng có những tiêu chuẩn khắt khe hơn khi mà họ quen với những gì họ đang được trải nghiệm. Điều này vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các doanh nghiệp bước chân vào lĩnh vực thương mại điện tử. Làm thế nào để nhanh chóng gia nhập nền kinh tế số, thoả mãn nhu cầu khách hàng trong tiềm lực giới hạn là câu hỏi mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn trăn trở.

Đối với ngành bán lẻ, hiện nay trên thị trường đã có nhiều ông lớn đưa ra một nền tảng thương mại điện tử kết nối người mua và người bán. Tuy nhiên, trong thị trường B2B (doanh nghiệp tới doanh nghiệp), hiện chỉ có Halana là công ty đầu tiên tiên phong khai thác lĩnh vực này. Halana cung cấp nền tảng thương mại điện tử cho khách hàng doanh nghiệp, tập trung vào mảng công nghiệp xây dựng và sản xuất. Bằng việc hợp tác với Halana, các doanh nghiệp có thể tăng sự hiện diện trong nền kinh tế số, từ đó tăng nhận diện thương hiệu và doanh số, mà không cần tốn quá nhiều thời gian và nguồn lực.

Xem thêm: Ngành công nghiệp ô tô Việt nam giàu tiềm năng phát triển
Thẻ:Tin Tức

Xem thêm bài viết