Cuộc cách mạng công nghiệp lần 3, hay còn được biết đến với tên gọi cuộc cách mạng kĩ thuật số, kỷ nguyên của công nghệ thông tin, có giai đoạn hình thành được diễn ra từ những năm 50 đến cuối những năm 70 của thế kỉ XX. Điểm nổi trội của lần này đó chính là sự áp dụng rộng rãi máy tính kỹ thuật số và lưu trữ hồ sơ kỹ thuật số vẫn còn được áp dụng đến ngày nay.
Các giai đoạn lịch sử của cuộc cách mạng công nghiệp lần ba
Nguồn gốc
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 gắn liền với sự xuất hiện và quá trình phát triển, lan tỏa rộng rãi của các thiết bị công nghệ thông tin, điện tử, tự động hóa sản xuất. Ngoài ra, cuộc cách mạng công nghiệp này còn có những tên gọi khác như: cuộc cách mạng máy tính, cuộc cách mạng kĩ thuật số.
Xuyên suốt quá trình diễn ra của cuộc cách mạng công nghiệp lần ba, các nhà khoa học đã đưa ra vô số các phát minh có ý nghĩa to lớn trong việc tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực sẵn có trong xã hội. Điều này góp phần giảm thiểu các loại chi phí trong quá trình sản xuất.
Sự xuất hiện của cách mạng công nghiệp lần 3 đã kéo theo sự thay đổi của cơ cấu sản xuất xã hội giữa nông lâm thủy sản, công nghiệp xây dựng, dịch vụ. Bằng cách sử dụng sự tiên tiến của công nghệ Hydro và Internet, con người đã thành công trong việc lưu trữ, chia sẻ, phân phát năng lượng rộng rãi và đồng thời tiến hành hành trình cải cách năng lượng xanh trên phạm vi toàn thế giới.
Thập niên 70
Vào những năm 70 của thế kỉ XX, con người đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều thiết bị được trang bị các công nghệ hiện đại thời bấy giờ như: máy tính gia đình, máy tính chia sẻ thời gian, máy chơi trò chơi điện tử… Nếu các bạn chưa biết thì giai đoạn này chính là giai đoạn hoàng kim của các thể loại trò chơi điện tử arcade.
Cách mạng công nghiệp thập niên 70.
Trong giai đoạn đầu, công nghệ kĩ thuật số dần dần chuyển đổi từ dạng lưu trữ analog sang dạng lưu trữ kỹ thuật số. Điều này đã góp phần tạo thêm việc làm mới cho người dân là nhân viên nhập liệu.
Một điều đáng chú ý đó chính là ở thời kỳ thập niên 70, có một phát triển vô cùng quan trọng gọi là công nghệ nén dữ liệu kỹ thuật số – biến đổi cosine rời rạc (DCT).
Thập niên 80
Thập niên 80 chứng kiến quá trình du nhập của các loại máy tính vào các quốc gia phát triển, đặc biệt là tại các trường học, hộ gia đình, doanh nghiệp…
Năm 1983, chiếc điện thoại đầu tiên trên thế giới đã ra đời với bằng sáng chế thuộc về công ty Motorola DynaTac. Tuy nhiên, mãi đến năm 1991, những chiếc điện thoại mới thực sự được sử dụng phổ biến nhờ vào sự ra đời của mạng 2G.
Điện thoại đầu tiên trên thế giới.
Giai đoạn này cũng là giai đoạn đánh dấu sự ra đời của rất nhiều thiết bị công nghệ hiện đại như: máy ảnh kỹ thuật số, máy ảnh phim truyền thống, mực kĩ thuật số… Đặc biệt, đây cũng là thời kỳ khai sinh của World Wide Web – sáng chế quan trọng nhất ở thời bấy giờ, một không gian thông tin trên toàn cầu.
Thập niên 90
Năm 1990 là một sự kiện rất đáng nhớ trong lịch sử nhân loại khi lần đầu tiên giải bóng đá lớn nhất hành tinh World Cup được truyền hình trực tiếp trên HDTV tại Tây Ban Nha và Ý. Mặc dù là như vậy nhưng mãi đến giữa năm 2000, HDTV mới trở thành chuẩn mực tại đất nước Nhật Bản.
Sự xuất hiện của World Wide Web đã đặt nền móng cho sự thay đổi của các loại trình duyệt web ban đầu và sau đó kéo theo sự xuất hiện của nhiều cái tên trình duyệt mới như: Mosaic, Netscape Navigator và Internet Explorer.
World Wide Web thập niên 90.
Vào năm 1996, nhờ vào sự phát triển vô cùng nhanh chóng và vượt bậc nên Internet đã dần trở thành một nền văn hóa đại chúng.
Thập niên 20
Vào những tháng ngày đầu tiên của thế kỷ XXI, các thiết bị điện thoại đã dần trở nên phổ biến hơn trong cuộc sống hàng ngày. Đáng chú ý, đây cũng là thời điểm xuất hiện của chức năng soạn thảo và gửi tin nhắn văn bản.
Năm 2002, Internet dial – up đã được kết nối tại Việt Nam và nhận được sự đón nhận của rất nhiều người dùng.
Thập niên 21
Năm 2010 chứng kiến của phát triển của điện toán đám mây và công nghệ này đã dẫn đầu trở thành xu hướng. Đồng thời, ở giai đoạn này thì lượng người dùng truy cập Internet càng lúc càng tăng nhanh.
Xem thêm: Cuộc cách mạng công nghiệp 5.0 diễn ra như thế nào?
Các thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba
Cuộc cách mạng công nghiệp lần 3 đã mang lại nhiều bước tiến lớn lao trong công cuộc phát triển của lịch sử nhân loại. Trong cuộc cách mạng này, cơ sở hạ tầng điện tử phát triển tiến bộ về mặt công nghệ kỹ thuật số với nhiều phát minh tiên tiến được cho ra đời như: vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại…
Đây còn là cuộc cách mạng của ngành truyền thông và tiếp thị gắn với nhiều cuộc cải cách của cách mạng kỹ thuật số, có thể kể đến như: sự bùng nổ của Internet, tập dữ liệu lớn – Big Data được ra đời. Ngoài ra, các công ty, doanh nghiệp trên toàn thế giới cũng dần chuyển hướng kinh doanh theo xu hướng SMAC, xu hướng chuyển đổi từ công nghệ analog sang kỹ thuật số:
- Social Media: hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với các khách hàng tiềm năng bằng các hình thức phương tiện truyền thông.
- Mobile: công nghệ di động giúp thay đổi cách thức giao tiếp giữa người với người.
- Analytics: công nghệ phân tích, nghiên cứu dữ liệu của các khách hàng, từ đó tìm hiểu xem các dữ liệu đang kể về câu chuyện gì và đưa ra các phương án tiếp cận.
- Cloud: hay còn được biết đến với tên gọi là điện toán đám mây.
Tóm lại, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 đã chứng kiến những sự thay đổi đặc biệt về khía cạnh công nghệ kỹ thuật số. Nhiều phát minh vô cùng vĩ đại đã được ra đời, dẫn đến sự thay đổi của nền kinh tế lúc bấy giờ. Từ đó, thế giới chứng kiến sự xuất hiện của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
HALANA Nền tảng thương mại điện tử dành cho công nghiệp đem đến giải pháp mua hàng toàn diện, quản lý mua hàng cho danh nghiệp cùng nhiều công nghệ mới giúp việc mua hàng cho doanh nghiệp dễ dàng hơn tiết kiệm chi phí và Tối ưu quá trình mua hàng