Trong cuộc sống hằng ngày, đặc biết là khi làm việc trong môi trường công nghiệp có lẽ bạn sẽ thường nghe thấy chữ Sensor. Vậy bạn có biết Sensor là gì? Vậy có những loại Sensor nào? Chúng có cấu tạo ra sao? Qua bài chia sẻ này chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về sensor và những ứng dụng của chúng trong đới sống và công nghiệp.
Các loại cảm biến
Định nghĩa về Sensor cảm biến
Sensor là một thuật ngữ bằng tiến anh và được chúng ta việt hóa. Sensor mang nghĩa là là cảm biến, nó là từ chuyên ngành để nói đến các loại đầu dò, cảm biến, công tác hoặc các thiết bị cảm biến. Nó thường có trong các thiết bị mà được dùng để cảm nhận, tiếp xúc theo nhiều phương thức khác nhau để đo một hiện tương hay đại lượng vật lý mà thiết bị đo cần ví dụ là nhiệt độ. Nhằm giúp người sử dụng có thể kết nối với các thiết bị hiển thị, hỗ trợ hoặc điều khiển Sensor được cấu tạo thêm một bộ phận xử lý tín hiệu để cho ra các dạng tín hiệu.
Sensor – cảm biến
Từ lâu, cảm biến đã là một thiết bị điều khiển và tự động hóa không thể thiếu trong các công việc cần cảm biến hoặc đo lường những yếu tố vật lý. Chúng dần thay thế hoàn toàn con người vì có thể cho ra những kết quả có độ chính xác cao, thời gian trả lười thì ngày một nhanh và chúng còn có thể hoạt động tại những nơi mà con người khó tiếp cận. Nhờ mang những lợi thế như vậy nên cảm biến ngày càng được các nhà phát triển cải tiến để cho ra những thiết bị hiện đại và đột phá hơn.
Sensor được cấu tạo như thế nào?
Cấu tạo của Sensor
Hiện nay, có rất nhiều loại cảm biến khác nhau trên thị trường. Mỗi loại lại mang cho mình một tính năng có nét riêng biệt. Tuy nhiên, chung quy lại Sensor vẫn được cấu tạo có 3 phần cơ bản sau:
- Phần 1: phần vỏ bảo vệ bộ phận cảm biến, tùy vào mỗi loại cảm biến khác nhau phần vỏ có thể được làm bằng nhựa hoặc kim loại. Tác dụng chính của phần vỏ chính là bảo vệ phần cảm biến bên trong.
- Phần 2: Bộ phân cảm nhận của cảm biến, cũng tùy vào loại sensor mà chúng sẽ phát hoặc cảm nhận yếu tố cần đo. Ví dụ: Cảm biến nhiệt độ sẽ cảm nhận nhiệt độ bằng đầu do, cảm biến sóng siêu âm sẽ phát ra sóng siêu âm.
- Phần 3: Trong bộ phận xử lý tín hiệu, còn được gọi là “bộ não” của cảm biến, tín hiệu nhận được trong phần thứ hai được chuyển thành tín hiệu điện. Có 2 loại tín hiệu điện mà chúng ta có thể nhận được là tín hiệu ON-OFF hoặc tín hiệu 4-20mA.
Ứng dụng của Sensor là gì?
Cách dễ dàng nhất để biết được loại cảm biến này được ứng dụng vào việc gì thì chính là qua tên của chúng, những nhà sản xuất sẽ ghi rõ ràng loại Sensor này được ứng dụng vào việc gì. Cảm biến được sử dụng vào môi trường nào sẽ mang cái tên thể hiện khả năng của chúng ở môi trường đó như Cảm biến ánh sáng sẽ dùng để đo ánh sáng, cảm biến nhiệt độ sẽ dùng để đo nhiệt độ,…
Sensor là một thuật ngữ dùng chung để chỉ ra những thiết bị cảm biến để đo lường và giám sát, nên để có thể kể hết được tất cả các ứng dụng của cảm biến thì chỉ trong một phần này không thể kể hết. Không những mang những tính năng riêng mà nhiều loại Sensor còn được phát triển để có thể sử dụng trong nhiều môi trường khác nhau. Thay vì kể hết ra thì chúng ta hãy tìm hiểu những ứng dụng phổ biến của nó ở phần dưới đây nhé.
Xem thêm: Tiêu chuẩn RoHS là gì? Ý nghĩa tiêu chuẩn trên thiết bị điện
Phân loại các loại Sensor hiện nay
Như chúng ta đã biết, cảm biến có rất nhiều ứng dụng khác nhau, hãy cùng nhau tìm hiểu những loại nào đang được sử dụng phổ biến hiện nay.
Sensor nhiệt độ
Sensor nhiệt độ hay còn được biết đến với tên gọi là cảm biến nhiệt độ, đây là loại cảm biến phổ biến và được nhiều người biết đến nhất. Sensor nhiệt độ được ứng dụng đo và cảm nhận nhiệt độ trong nhiều ngành nghề khác nhau: y tế, nhiệt độ cơ thể, nhiệt đọ nước, không khí,..
Cấu tạo của cảm biến nhiệt độ
Cấu tạo cơ bản của một Sensor nhiệt độ thường sẽ có 4 bộ phận:
- Đầu dò hay bộ phẩn cảm biến, là nơi tiếp xúc với vật, chất cần đo.
- Cổng kết nối, những cổng này có nhiệm vụ nối dây điện tới những thiết bị cần thiết khác như nguồn, bộ phận chuyển đổi tín hiệu,..
- Bảo vệ đầu dò, bộ phận này thường được làm bằng INOX. Tùy thuộc vào đầu do mà phần bảo vệ sẽ có các kích thức khác nhau như 6mm, 8mm, 10mm, 15mm,..
- Phần nắp, vỏ bảo về những cổng, đầu đấu dây. Chúng giúp cho dây điện hạn chế tiếp xúc với nước, bụi,..
Sensor nhiệt độ
Ứng dụng của Sensor nhiệt độ
Cảm biến nhiệt độ được ứng dụng và sử dụng phổ biến nhất trong công nghiệp và chế tạo. Tùy vào môi trường mà chúng ta sẽ có khoảng thang đo nhiệt độ khác nhau, có thể cao thấp và loại cảm biến nhiệt độ được sử dụng nhiều nhất là loại PT100. Nó có thang đo khoảng từ 0 – 600 oC, có thể sử dụng trong nhiều môi trường khác nhau.
Ngoài công nghiệp, ta có thể thấy Sensor cảm biến nhiệt độ được sử dụng trong nông nghiệp với nhiêm vụ giám sát, đo lường nhiệt độ khi bảo quản nông sản. Mỗi loại nông sản khác nhau với những khoảng thời gian khác nhau sẽ cần một nhiệt đố ổn định để giúp bảo quản được nông sản trong thời gian dài cũng như trong quá trình vận chuyển.
Sensor áp suất
Sau cảm biến nhiệt độ, cảm biến áp suất là một trong những loại Sensor phổ biến hiện nay. Trong các ứng dụng về thủy lực, khí nén áp suất đóng một vai trò khá quan trọng vì vậy nên cảm biến áp suất được sử dụng khá nhiều. Các loại Sensor áp suất chúng ta thường thấy là đồng hồ áp suất, công tác áp suất, cảm biến áp suất.
Mỗi loại cảm biến áp suất sẽ có những nét đặc trưng riêng phù hợp với mỗi trường hợp riêng, có một điểm chung là chúng đều được sử dụng phổ biến như nhau. Những Sensor áp suất hiện nay đa phần có cấu tạo cơ bản giống nhau, tuy nhiên tùy vào ứng dụng mà có loại có đồng hồ có loại không.
Cấu tạo cảm biến áp suất
- Lớp màng cảm biến: Là phần quang trọng nhất có có nhiệm vụ cho việc cảm nhận áp suất ở nơi đo. hững loại cảm biến có thang đo áp suất khác nhau sẽ có lớp màng khác nhau để có thể chịu được các lực áp suất khác nhau. Vật liệu làm cảm biến là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới độ sai số của Sensor áp suất. Thông thường lớp mang này sẽ được làm bằng Ceramic hoặc thép không gỉ, giá cả của cảm biên cũng phụ thuộc theo loại chất liệu làm nên lớp màng.
- Bộ phận transmitter: Là bộ phận có nhiệm vụ xử lý các tín hiệu mà màng cảm biến truyền đến và chuyển những tín hiệu này tới ngõ ra của Sensor áp suất. Tín hiệu tại các ngõ ra thường những là loại hai dây, tín hiệu này cho phép chúng ta truyền về thiết bị hỗ trợ như màn hình hiển thị.
- Vỏ bảo vệ cảm biên: Lớp vỏ này sẽ bảo vệ các bộ phận bên trong cảm biến, tránh cho chúng bị tác động bởi các yếu tố từ môi trường bên ngoài. Nó thường được làm bằng các chất liệu đặc biệt như Inox 316, Inox 304,..
- Bộ phận tiếp điểm: Đây là cổng để kết nối với các thiết bị hỗ trợ bên ngoài, các thiết bị nhân thông tin từ Sensor. Những bộ phận tín hiệu, bộ hiển thị áp suất sẽ được nối dây với cảm biến tại đây.
Sensor áp suất
Ứng dụng của Sensor áp suất
Những ứng dụng cụ thể của Sensor áp suất chính là: đo áp suất khí nén, đo áp suất thủy lực, đo áp suất nước, đo áp suất dầu, đo áp suất trong hệ thống ống dẫn, đo áp suất chân không, đo áp suất các ứng dụng khác.
Một số loại cảm biến Sensor phổ biến khác
Ngoài hai loại Sensor phổ biến ở trên, chúng ta có thể gặp một sô loại cảm biến khác với nhiều chắc năng cụ thể khác nhau:
- Cảm biến báo mức
- Cảm biến báo đầy, báo cạn
- Cảm biến đo chênh lệch
- Cảm biến đo độ ẩm
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ về Sensor, cấu tạo và ứng dụng của chúng. Mong rằng qua đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về Sensor và lựa chọn được loại Sensor phù hợp với như cầu của mình. Halana luôn tự hào là nơi cung cấp những loại Sensor, thiết bị công nghiệp uy tín và chất lượng. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.