Cùng với sự bùng nổ công nghệ trong thời đại ngày nay, có nhiều loại găng tay chịu nhiệt hay còn gọi là găng tay chống nhiệt, cách nhiệt được sản xuất nhằm đáp ứng các nhu cầu của từng công việc khác nhau. Sau đây, Halana xin chia sẻ với các bạn đọc một số thông tin cần biết về găng tay chịu nhiệt.
Khái quát về găng tay chịu nhiệt
Găng tay cách nhiệt hay còn được biết đến là găng tay chịu nhiệt là loại găng tay bảo hộ có khả năng chống chịu nhiệt tốt , Chúng ra đời nhằm bảo vệ đôi tay người lao động tránh khỏi các nguy cơ bị thương bởi các môi trường có nhiệt độ cao hoặc nhiệt độ quá lạnh.
Tùy vào từng nhu cầu cầu sử dụng cũng như chất liệu cấu thành mà găng tay chịu nhiệt được phân ra nhiều loại khác nhau để tương thích với các môi trường làm việc. Trên thị trường gồm 2 loại cơ bản là: Găng tay chịu nhiệt cao và găng tay chịu nhiệt thấp (chống lạnh).
Găng tay chịu nhiệt cao (chống nóng)
Găng tay chịu nhiệt tất nhiên là vật dụng bảo hộ lao động không thể bỏ qua khi chúng ta làm việc tại xưởng bánh, lò luyện kim, luyện thủy tinh hay các nhà máy nhiệt điện rồi. Găng tay chịu nhiệt thường làm bằng vật liệu không dệt có khả năng cách nhiệt khoảng 400 độ F (khoảng 204 độ C) ở cả 2 mặt. Để tăng độ bám, chống cắt chống mài mòn và chống rách cao hơn, găng tay sẽ phủ thêm 1 lớp nitrile bên ngoài.
Găng tay chịu nhiệt thấp (chống lạnh)
Ngược lại, tiếp xúc nhiệt độ lạnh liên tục cũng gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tê cóng tay, hạ thân nhiệt hoặc suy hô hấp. Khi đó, tay cần được giữ ấm và khô để các thao tác diễn ra trơn tru và hoàn hảo. Vì vậy, một đôi găng tay phòng lạnh – được dệt từ các loại sợi có khả năng giữ ấm cao trong môi trường dưới 0 độ như sợi Acrylic chẳng hạn. Cũng như găng tay cách nhiệt độ cao, găng tay phòng lạnh thường được phủ thêm 1 lớp nitrile dày trong lòng bàn tay và các ngón tay để tăng độ bám và chống dầu tốt hơn.
Găng tay chịu nhiệt thấp
Một số ứng dụng của găng tay chịu nhiệt
Đúng như với tên gọi của mình, găng tay chịu nhiệt được thiết kế để bảo vệ đôi tay người dùng tránh bị thương tích khi tiếp xúc với các vật có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Hiện nay có rất nhiều ngành nghề có môi trường nhiệt độ cao như:
- Sản xuất thủy tinh: ngành nghề này thường xuyên phải sử dụng nhiệt độ cao để làm nóng chảy thủy. Bởi chỉ khi đó mới dễ tạo hình, còn nếu thủy tinh ở trạng thái ban đầu thì người lao động không thể thiết kế sản phẩm được, nó giòn và có thể vỡ dù chỉ với một vài thao tác nhỏ. Do đó mà đôi tay luôn phải chịu ảnh hưởng tại nhiệt độ cao và cần phải được bảo vệ kỹ càng.
- Rèn , đúc kim loại: cũng giống với thủy tinh, để rèn, đúc hay tạo hình cho một khối kim loại nào đó thì cũng cần phải đặt kim loại này trong môi trường nhiệt độ cao có khi lên đến 400-500 độ C, trong đó đôi tay là bộ phận dường như là tiếp xúc trực tiếp với các vật nóng này.
- Phòng cháy chữa cháy: nói đến các ngành nghề liên quan đến nhiệt độ cao thì chắc chắn không thể bỏ qua PCCC. Một trong các ngành nghề thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với lửa nóng. Ngoài việc sử dụng quần áo chống cháy ra thi găng tay chịu nhiệt cũng là thiết bị cần thiết không thể thiếu vừa giúp những người lính bảo vệ bản thân cũng vừa giúp họ cứu được thêm nhiều nạn nhân trong các vụ hỏa hoạn hơn.
- Thực phẩm đông lạnh, nghiên cứu phòng lạnh: bên cạnh nhiệt độ cao thì nhiệt độ quá lạnh cũng có thể gây ra nhiều thương tổn cho đôi tay nhất là những ngành nghề liên quan đến sản phẩm đông lạnh, thiết bị làm lạnh,… Bởi vậy mà tại những môi trường này, người lao động cần phải sử dụng găng tay chịu nhiệt.
Ứng dụng của găng tay chịu nhiệt
Ngoài những ngành nghề cơ bản trên thì còn cô rất nhiều ngành nghề khác phải làm việc trong môi trường nhiệt độ cao mà sử dụng găng tay vải thông thường không thể bảo vệ toàn diện cho đôi tay được.
Do găng tay vải được thiết kế không đáp ứng đủ các yêu cầu để sử dụng trong những môi trường đặc thù như vậy. Với những ứng dụng đã được nêu trên, găng tay chịu nhiệt đã và đang ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết đối với chúng ta Nó không chỉ giúp bảo vệ đôi tay trước các nguy cơ bị thương bởi nhiệt độ mà hơn hết ở một khía cạnh nào đó còn góp phần nâng cao doanh số và năng suất lao động. Sử dụng thiết bị bảo hộ lao động không chỉ mang đến sự an toàn cho bản thân mà còn cho cả những người xung quanh.
Một số lưu ý khi chọn mua găng tay chịu nhiệt
Với các đặc điểm , tính năng và ứng dụng đã được nêu trên thì việc găng tay chịu nhiệt trở thành sản phẩm được nhiều nhà bán và nhà sản xuất săn đón là điều không lấy làm lạ.
Chính điều này cũng là cơ hội khiến cho nhiều tiểu thương ham lợi lớn sản xuất và tung ra thị trường các sản phẩm kém chất lượng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người dùng nói riêng và thị trường găng tay nói chung. Vì vậy để tránh mua phải các sản phẩm như thế, bạn nên lưu ý một vài điều sau:
- Nguồn gốc xuất xứ của găng tay: Ngoài các sản phẩm găng tay chịu nhiệt trong nước bạn có thể tra cứu nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thi với các sản phẩm nước ngoài điều này càng phải tìm thật rõ ràng. Do đánh vào tâm lý người dùng ưa chuộng các sản phẩm nhập khẩu , các nhà bán nhỏ lẻ ham lợi nhuận cao càng dễ đánh tráo, nhập lậu các sản phẩm kém chất lượng vào hơn. Để loại bỏ vấn đề này, dù là đối với sản phẩm trong nước hay nhập khẩu, bạn đều nên yêu cầu nhà bán xuất trình các loại giấy tờ chứng thực liên quan tới nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm như CO-CQ,…
- Thông số kỹ thuật của găng tay: Nhằm mục đích mang đến sự bảo vệ toàn diện đến người tiêu dùng mà găng tay chịu nhiệt được phân chia thành nhiều loại với nhiều cấp độ khác nhau. Vì vậy, để lựa chọn sản phẩm phù hợp với môi trường, bạn nên đọc các thông số sản phẩm thật kỹ trước khi sử dụng. Như vậy sẽ phòng ngừa được các rủi ro có thể xảy đến khiển đôi tay bạn bị thương
- Nhà phân phối găng tay: Bên cạnh nguồn gốc và thông số thì chọn lựa nhà phân phối găng tay chịu nhiệt uy tín cũng rất quan trọng. Bạn nên chọn các nhà phân phối có giấy tờ đăng ký kinh doanh hay sản xuất hợp quy và có nhiều kinh nghiệm trong bán cũng như tư vấn về các thiết bị liên quan.
Lưu ý khi chọn mua găng tay chịu nhiệt
Kết luận
Trên đây là bài viết về găng tay chịu nhiệt. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích thì đừng quên theo dõi Halana để biết thêm nhiều thông tin thú vị. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Xem thêm: Tìm hiểu về găng tay chống hóa chất